Các môn đệ của Linnaeus là một nhóm sinh viên, nhà thám hiểm đã thực hiện các chuyến đi nhằm thu thập các mẫu vật và tư liệu về thực vậtđộng vật từ khắp nơi trên thế giới do nhà thực vật học Carl Linnaeus đề nghị hoặc chỉ định. Các cuộc thám hiểm diễn ra trong khoảng thời gian nửa sau thế kỷ 18 và các môn đệ được Linnaeus gọi là các ' tông đồ '.[1]

Các nhà thám hiểm Daniel Solander (ngoài cùng bên trái) cùng Joseph Banks (trái, ngồi) tháp tùng James Cook (giữa) trong chuyến đi đến Úc.
Tác phẩm của John Hamilton Mortimer.

Nhiều tông đồ đã bắt đầu cuộc hành trình từ Thụy Điển. Một số đóng vai trò là tuyên úy hoặc bác sĩ trên các con tàu của Công ty Đông Ấn Thụy Điển. Các chuyến đi thường tiềm tàng nhiều rủi ro. Bảy trong số mười bảy vị tông đồ đã không bao giờ trở về. Vị tông đồ đầu tiên, Christopher Tärnström, đã qua đời vì một cơn sốt nhiệt đới trên đảo Côn Sơn vào năm 1746. Người vợ còn sống của anh ta đã rất tức giận với Linnaeus vì đã khiến những đứa con của bà mồ côi cha. Sau sự việc này, Linnaeus chỉ lựa chọn những người đàn ông chưa kết hôn cho các chuyến hải trình.

Bản thân Linnaeus vẫn dính líu vào hầu hết các chuyến thám hiểm. Ông thường để lại các ghi chú cho các tông đồ nhắn gửi những gì họ nên chú tâm tìm kiếm trong cuộc hành trình của mình và các tông đồ sẽ gửi lại thư hồi đáp và các mẫu vật cho Linnaeus. Khi nhận được, Linnaeus sẽ tiến hành chọn lọc những mẫu vật thu thập được. Tuy nhiên, một trong các tông đồ là Daniel Rolander đã không đồng ý chuyển nhượng bộ sưu tập của mình và bị Linnaeus khiển trách.

Nhiều loài thực vật, động vật và côn trùng mới được phát hiện đã được Linnaeus và các tông đồ đặt tên và lập danh mục. Các chuyến đi của các tông đồ đã giúp phổ biến hệ thống phân loại sinh vật của Linnaeus. Ngoài ra, một trong những người hâm mộ Linnaeus, nhà thực vật học người Anh Joseph Banks, đã được truyền cảm hứng để khởi đầu truyền thống phải đặt trên tất cả các tàu nghiên cứu của Anh một nhà tự nhiên học. Do đó, các tông đồ đã có ảnh hưởng trực tiếp đến các chuyến thám hiểm sau này chẳng hạn như chuyến hải trình của Charles Darwin trên tàu HMS Beagle.[2]

Nguồn gốc sửa

 
Carl Linnaeus

Carl Linnaeus sinh ra ở Råshult, Småland, Thụy Điển vào ngày 23 tháng 5 năm 1707.[3] Ông học tại Đại học Uppsala để nghiên cứu về thực vật học và y học vào năm 1728.[4] Sau khi tốt nghiệp, ông sang Hà Lan học y khoa.[5] Khi ở Hà Lan, ông đã xuất bản Systema Naturae mô tả một hệ thống mới để phân loại thực vật.[6]

Linnaeus trở về Thụy Điển vào tháng 5 năm 1741 và được bổ nhiệm làm Giáo sư Y khoa tại Đại học Uppsala. Chín năm sau, ông trở thành hiệu trưởng của trường đại học, bắt đầu một thời kỳ mà khoa học tự nhiên được coi trọng nhất.[7]

Có lẽ đóng góp quan trọng nhất mà Linnaeus đã thực hiện trong thời gian ở Uppsala là với tư cách là một giảng viên. Các bài giảng của ông thường được tổ chức trong Vườn Bách thảo. Ông dạy học sinh nên biết lo cho bản thân và không nên hoàn toàn tin tưởng bất kỳ ai khác. Các chuyến quan sát thiên nhiên thứ Bảy vào mỗi mùa hè được thực hiện thường xuyên hơn cả các buổi thính giảng được tổ chức. Linnaeus cùng các sinh viên đã khám phá hệ động thực vật ở vùng xung quanh Uppsala.[1] Ngoài ra, ông còn để một số học sinh giỏi nhất sống với mình tại nhà riêng.[8]

Trong số các sinh viên xuất sắc nhất của Linnaeus, những con người đầy hứa hẹn và tận tâm nhất đã thực hiện các chuyến thám hiểm nhằm thu thập và nghiên cứu thực vật đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới, thường là với sự giúp đỡ của người thầy của mình. Mười bảy nhà thám hiểm này được gọi là tông đồ của Linnaeus.[9] Đôi khi ông sử dụng tầm ảnh hưởng của mình với tư cách là hiệu trưởng để cấp cho họ học bổng và vị trí trên các chuyến hải trình.[10] Hầu hết các tông đồ đã được hướng dẫn về những thứ cần tìm trong cuộc hành trình. Họ đã thu thập, sắp xếp và phân loại thực vật, động vật và khoáng chất mới theo hệ thống phân loại của Linnaeus. Hầu hết đều trao lại bộ sưu tập của mình cho Linnaeus khi chuyến hành trình kết thúc.[11]

Các tông đồ sửa

Christopher Tärnström, Trung Quốc (1746) sửa

Christopher Tärnström (1703–46) là vị tông đồ đầu tiên. Linnaeus đã cho phép Tärnström thực hiện một chuyến thu thập các mẫu thực vật tại Trung Quốc.[12] Đầu năm 1746, Tärnström nhận được một chỗ ngồi miễn phí trên con tàu Calmar của Công ty Đông Ấn Thụy Điển đến Trung Quốc. Ông đã mang theo một danh sách do Linnaeus viết về những thứ cần thu thập, bao gồm thực vật, động vật và côn trùng. Tuy nhiên, Calmar phải dừng chân tại Côn Sơn (ngoài khơi bờ biển Việt Nam ngày nay) vì buộc phải tìm một chỗ neo vào mùa đông.[13] Vào ngày 4 tháng 12 năm 1746, Tärnström qua đời vì một cơn sốt nhiệt đới mà không có mẫu vật thực vật hoặc động vật nào được gửi về Thụy Điển.[14] Người vợ góa của anh đã đổ lỗi cho Linnaeus vì đã khiến những đứa con của cô mồ côi cha. Sau cái chết của Tärnström, Linnaeus chỉ cho phép những người đàn ông độc thân trở thành tông đồ của mình.[15]

Pehr Kalm, Bắc Mỹ (1747–51) sửa

 
Pehr Kalm [16]

Pehr Kalm (1715–79) sinh ra ở Thụy Điển với cha mẹ là người Phần Lan và trở thành học trò của Linnaeus vào tháng 12 năm 1740. Ông đã đề xuất với Linnaeus một chuyến đi đến Bắc Mỹ cho mục đính thám hiểm và nghiên cứu. Linnaeus đồng ý và vào tháng 11 năm 1747 Kalm bắt đầu hành trình đến Bắc Mỹ với sự tài trợ của những trường đại học ở Uppsala và Åbo. Ông đã dừng chân một thời gian dài ở Anh trên đường đến Philadelphia vào mùa thu năm 1748. Khi đến nơi, ông đã ở lại Bắc Mỹ trong hai năm rưỡi, thăm các bang Pennsylvania, New Jersey, New York và miền nam Canada. Sau đó ông trở về Thụy Điển. Kalm là một trong số ít các tông đồ thực sự sống sót theo mong mỏi của Linnaeus; mang theo một bộ sưu tập lớn các loại cây và hạt giống đã được ép. Những trải nghiệm trong chuyến đi của ông sau đó được xuất bản trong một cuốn sách dài ba tập, En resa tới Norra America.[13][17][18][19]

Fredric Hasselquist, Izmir, Ai Cập, v.v. (1749–52) sửa

Fredric Hasselquist (1722–52) đã từng nghe Linnaeus kể về khu vực phía Đông Địa Trung Hải có hệ thực vật chưa được khám phá từ đó đã gây cho ông cảm hứng mãnh liệt để đi và để tìm hiểu. Do Hasselquist quá nghèo để có thể thực hiện chuyến đi, ông đã phải dựa vào nguồn tài trợ của Linnaeus và Olof Celsius. Ngày 7 tháng 8 năm 1749, Hasselquist đi thuyền từ Stockholm đến Izmir (một thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ), nơi ông đã trú chân qua mùa đông. Sau đó, ông tiếp tục đến Ai Cập, ở lại trong mười tháng trước khi trở về. Trên đường ông đã ghé lại Syria, Đảo Síp, RhodesChios. Ông trở lại Izmir với một bộ sưu tập phong phú các phát hiện về thực vật và động vật và cả khoáng chất. Vào ngày 9 tháng 2 năm 1752, ông qua đời trước khi kịp trở về Thụy Điển. Trong chuyến đi của mình, ông đã tạo ra một khoản nợ lớn và Linnaeus được thông báo rằng bộ sưu tập và các ghi chép của Hasselquist sẽ không được gửi về cho đến khi khoản nợ được thanh toán. Nữ vương Thụy Điển Louisa Ulrika đã quyết định trả nợ thay và Linnaeus nhận được những mẫu vật của Hasselquist. Năm 1757, Linnaeus xuất bản Iter Palaestinium dựa trên các bộ sưu tập và bản thảo của Hasselquist.[13][20][21][22]

Olof Torén, Surat (Ấn Độ) và Quảng Châu (1750) sửa

Olof Torén (1718–53) du hành đến Surat, Ấn Độ với tư cách là một linh mục cùng với Công ty Đông Ấn Thụy Điển vào năm 1750. Ông tiếp tục đến Quảng Châu, Trung Quốc trước khi trở về Thụy Điển. Trong cuộc hành trình của mình, ông đã nhiều lần trao đổi thư từ với Linnaeus. Những bức thư này đã được xuất bản như một phụ lục trong nhật ký hành trình của một tông đồ khác, Pehr Osbeck sau khi Torén qua đời. Ông đã bị bệnh trong chuyến hành trình và mất ngay sau khi trở về vào năm 1753. Ông đã để lại một số lượng lớn các mẫu vật.[23][24][25]

Pehr Osbeck, Trung Quốc (1750–52) sửa

 
Pehr Osbeck

Pehr Osbeck (1723–1805) đi thuyền từ Göteborg đến Trung Quốc vào năm 1750 trên tàu Prins Carl. Nhiệm vụ chính của ông là thu thập một loại cây chè cho Linnaeus. Sau dành bốn tháng tại Quảng Châu, nơi Osbeck thu thập được nhiều loại thực vật khác nhau nhưng không tìm được cây chè được yêu cầu. Ông trở lại Thụy Điển vào tháng 6 năm 1752 với bộ sưu tập của mình và một số mẫu vật khác mà ông đã trao lại cho Linnaeus.[26][27][28][29]

Pehr Löfling, Tây Ban Nha và Venezuela (1751–56) sửa

Pehr Löfling (1729–1756) được Linnaeus giới thiệu khi đại sứ Tây Ban Nha tại Stockholm yêu cầu trợ giúp trong việc khám phá hệ thực vật tại Tây Ban Nha. Löfling đã đến Madrid vào năm 1751 và ở lại trong khoảng hai năm. Ông đã khám phá hệ động thực vật và thường xuyên gửi các mẫu thực vật về cho Linnaeus. Năm 1754, người Tây Ban Nha tổ chức một chuyến thám hiểm đến Nam Mỹ và Löfling được mời tham gia cùng họ. Họ ban đầu dừng chân ở quần đảo Canary, lưu lại một thời gian ngắn trước khi tiếp tục đến Venezuela. Tại Venezuela, Löfling đã thu thập các mẫu thực vật với sự giúp đỡ của hai trợ lý của mình. Löfling ở lại Nam Mỹ cho đến khi qua đời vào ngày 22 tháng 2 năm 1756 tại Guyana.[10][30][31]

Daniel Rolander, Suriname (1755) sửa

Daniel Rolander (1725–93) đi cùng một người quen của Linnaeus, Carl Gustav Dahlberg, đến Suriname năm 1755. Mặc dù bị ốm trên đường đi, ông đã gần như hồi phục khi đến nơi. Tại Suriname, ông đã cố gắng khám phá các khu rừng nhiệt đới nhưng lại tỏ ra không ưa chuộng khí hậu nơi đây. Do chứng nghiện rượu của mình, sức khỏe của Rolander bắt đầu giảm sút. Ông đã ở lại Suriname trong bảy tháng và sau đó trở về với một bộ sưu tập bao gồm thực vật và côn trùng. Tuy nhiên, ông đã không trao lại bất cứ mẫu vật nào trong bộ sưu tập của mình cho Linnaeus. Điều này được cho là đã khiến Linnaeus "tức giận". Linnaeus, với quyết tâm mua lại các bộ phận trong bộ sưu tập của Rolander, đã đột nhập vào nhà của Rolander và được báo cáo là đã lấy trộm một cây Sauvagesia. Sự việc này đã chấm dứt mối quan hệ giữa hai người và Linnaeus đã nhiều lần được cho là đã chỉ trích Rolander.[32][33]

Anton Rolandsson Martin, Spitsbergen (1758) sửa

Anton Rolandsson Martin (1729–85) sinh ra ở khu vực là Estonia ngày nay. Ông sau đó đã đến Thụy Điển và trở thành học trò của Linnaeus. Linnaeus đã giúp Martin nhận được một khoản trợ cấp nhỏ từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển để đến Spitsbergen, một hòn đảo ở Bắc Băng Dương. Năm 1758, Martin tham gia một chuyến thám hiểm săn cá voi tại hòn đảo nhưng chỉ có thể vào bờ được vài giờ. Ông đã tìm cách thu thập các mẫu rêuđịa y.Mặc dù có rất ít mẫu vật mà Martin có thể mang về, nhưng chuyến thám hiểm của Martin đã nhận được sự khen ngợi từ Linnaeus.[34][35]

Carl Fredrik Adler, Đông Ấn, Trung Quốc và Java (khoảng năm 1761) sửa

Carl Fredrik Adler (1720–61) đi thuyền đến Đông Ấn vào năm 1761 trên một con tàu của công ty Đông Ấn Thụy Điển. Ông cũng đến thăm Trung Quốc và Java trong cùng chuyến đi. Ông sau đó qua đời cũng trong năm khởi hành khi vẫn ở Java. Tuy nhiên, trước khi qua đời, ông đã thành công trong việc gửi về một số mẫu vật cho Linnaeus từ Trung Quốc.[36]

Pehr Forsskål, Ai Cập và Yemen (1761–63) sửa

 
Pehr Forsskål

Pehr Forsskål (1732–63) sinh ra ở Phần Lan và trở thành học trò của Linnaeus khi ông 18 tuổi. Forsskål đã được mời tham gia một chuyến thám hiểm với phái đoàn Đan Mạch do Vua Đan Mạch Frederick V ủy nhiệm đến Trung Đông. Ông đã xin ý kiến của Linnaeus và được chấp thuận. Mặc dù đó là một chuyến thám hiểm của Đan Mạch, Vua Frederick V đã tuyên bố rằng những phát hiện này sẽ không được đưa về Copenhagen cho đến khi các nhà thực vật học quốc tế, bao gồm Linnaeus đã nghiên cứu và chọn lọc chúng. Forsskål và đoàn thám hiểm lên đường vào mùa đông năm 1761. Điểm dừng chân đầu tiên của họ là Alexandria, Ai Cập. Forsskål đã thực hiện nhiều khám phá tại Suez và là một trong những người đầu tiên mô tả hệ động thực vật của Biển Đỏ. Chuyến thám hiểm đến Yemen vào tháng 4 năm 1763, nơi Forsskål tìm thấy Commiphora mà Linnaeus đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, Forsskål đã qua đời vì bệnh sốt rét vào ngày 11 tháng 7 năm 1763 trước khi ông có thể giao mẫu Commiphora lại cho Linnaeus. Forsskål đã viết nên quyển Flora Aegyptiaco-ArabicaDescriptiones Animalis trong chuyến thám hiểm. Các tác phẩm của ông được một thành viên khác của đoàn thám hiểm là Carsten Niebuhr xuất bản vào năm 1775.[37][38][39]

Göran Rothman, Tunisia và Libya (1773–76) sửa

Göran Rothman (1739–78) học y khoa tại Đại học Uppsala và thực hiện luận án của mình với sự giám sát và hỗ trợ bởi Linnaeus. Năm 1773 Rothman đến Bắc Phi dưới sự ủy quyền của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển. Ông đã đến thăm LibyaTunisia nhưng không thể đi sâu vào nội địa như mong muốn do tình hình bất ổn tại địa phương. Ông trở lại Thụy Điển vào năm 1776 với rất ít mẫu vật và phát hiện được mang về.[40][41]

Johan Peter Falk, Nga (1768–74) sửa

Johan Peter Falk (1732–74) đến Đại học Uppsala vào năm 1751 và trở thành một sứ đồ của Linnaeus. Ông đã đi theo Linnaeus trong chuyến thám hiểm đến đảo Gotland và sau đó trở thành gia sư cho con trai của Linnaeus, Carl. Năm 1760, Linnaeus đã gợi ý cho Falk đi theo cùng Forsskål trong chuyến thám hiểm của người Đan Mạch đến Ai Cập nhưng Falk không được người Đan Mạch đồng ý. Năm 1768, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tạo ra một số cuộc thám hiểm để khám phá miền đông nước Nga. Nhờ Linnaeus, Falk được giao trách nhiệm thực hiện một trong những cuộc thám hiểm và quyết định lên đường cùng năm đó. Đoàn thám hiểm đã khám phá nhiều nơi ở Nga, bao gồm cả Volgograd và các vùng thảo nguyên. Falk đã khám phá và mô tả các phong tục bản địa cũng như cả hệ động thực vật. Trong cuộc hành trình, Falk bị nghiện thuốc phiện và điều đó khiến ông bị trầm cảm trong suốt chuyến thám hiểm. Năm 1774, đoàn thám hiểm đến Kazan, Falk đã tự sát. Sau khi qua đời, các bộ sưu tập và ghi chép của ông đã được gửi đến Saint Petersburg để sau đó được hoàn thiện và xuất bản với cái tên Beyträga zur topografischen Kenntniss des Russichen Reichs vào năm 1785–86 bởi Samuel Georg Gmelin.[42][43][44]

Daniel Solander, Úc, v.v. (1768–71) và Iceland (1772) sửa

 
Daniel Solander

Daniel Solander (1733–82) sống trong nhà riêng của Linnaeus trong thời gian còn là sinh viên ở Uppsala. Linnaeus rất thích ông, hứa sẽ gả con gái lớn cho Solander và để ông trở thành người kế thừa những di sản của mình. Theo lời khuyên của Linnaeus, Solander đến Anh vào năm 1760, nơi ông đã phổ biến hệ thống phân loại Linnaean. Hai năm sau Linnaeus trao cho Solander chức giáo sư thực vật học ở Saint Petersburg. Linnaeus rất ngạc nhiên và thất vọng khi Solander trả lời rằng ông đã quyết định ở lại Anh. Điều này làm rạn nức mối quan hệ giữa họ và sau đó Linnaeus được cho là đã trách "Solander vô ơn." Năm 1768, Solander được nhà thực vật học người Anh Joseph Banks thuê để đi theo James Cook trong chuyến hành trình đầu tiên đến Thái Bình Dương trên tàu Endeavour. Endeavour đã đi đến Úc, Châu Á, Châu Phi và một số nơi khác, nơi Solander và Banks đã thực hiện nhiều khám phá về khoa học tự nhiên. Khoảng một năm sau chuyến thám hiểm, vào năm 1772, Solander và Banks thực hiện một cuộc hành trình nghiên cứu thực vật khác đến Iceland. Ông đã không bao giờ gửi bất cứ thứ gì từ bộ sưu tập của mình cho Linnaeus, nhưng lại tiếp tục sắp xếp các mẫu của mình theo hệ thống của Linnaeus.[45][46][47]

Anders Sparrman, Trung Quốc (1765–67), Nam Phi (1771–72 và 1775) Châu Đại Dương, v.v. (1772–75) Senegal (1787) sửa

 
Anders Sparrman

Ngay cả trước khi trở thành một sứ đồ, Anders Sparrman (1748–1820) đã thực hiện một cuộc hành trình dài hai năm đến Trung Quốc với tư cách là bác sĩ phẫu thuật trên tàu của Công ty Đông Ấn Thụy Điển. Năm 1771, ông lên đường đến Nam Phi với tư cách là một trong những sứ đồ của Linnaeus, nơi ông hướng dẫn đoàn khám phá hệ động thực vật tại đây. Trong năm tiếp theo, ông được yêu cầu tham gia chuyến thám hiểm thứ hai của Cook trên chiếc tàu Resolution. Trong cuộc hành trình, ông đã ghé thăm và nghiên cứu hệ thống thực vật ở nhiều địa điểm khác nhau tại Châu Đại Dương và Nam Mỹ. Hai năm sau, ông trở lại Nam Phi với nhiều mẫu vật và phát hiện về thực vật học. Ông ở đó thêm tám tháng trước khi trở về Uppsala vào năm 1776. Năm 1787, ông đến Senegal trong một chuyến thám hiểm để tìm vùng đất thuộc địa. Ông đã xuất bản nhật ký hành trình của mình Resa till Goda Hopps-Upris, södra Polkretsen och omkring Jordklotet, samt cho đến Hottentott-och Caffer-Landen Åren 1772-1776 dài ba tập, trong năm 1783-1818.[48][49]

Carl Peter Thunberg, Nam Phi, Nhật Bản, v.v. (1770–79) sửa

 
Carl Peter Thunberg

Cũng giống như Linnaeus, Carl Peter Thunberg (1743–1828) đến Uppsala năm 18 tuổi. Sau khi hoàn thành luận án của mình vào năm 1770, ông đến Paris. Trên đường trở về Thụy Điển, ông gặp Johannes Burman, bạn của Linnaeus ở Amsterdam. Với lời đề nghị của Burman, Thunberg trở thành bác sĩ phẫu thuật trong Công ty Đông Ấn Hà Lan. Ông tham gia một đoàn thám hiểm đến Nhật Bản, vào thời điểm đó chỉ có tàu Hà Lan được phép xâm nhập. Cuộc thám hiểm dừng lại ở Nam Phi vào năm 1772, và ở lại đó trong ba năm. Trong thời gian này, Thunberg đã tìm thấy 300 loài thực vật mới và gửi nhiều phát hiện của mình cho Linnaeus. Năm 1775, đoàn thám hiểm tiếp tục đến Java và sau đó đến Nhật Bản. Tất cả người nước ngoài ở Nhật Bản bị buộc phải ở trên đảo Dejima, ngoại ô Nagasaki, vì vậy Thunberg rất khó nghiên cứu hệ thực vật đại lục. Tuy nhiên, ông đã nhờ nhiều người phiên dịch mang cho ông một số mẫu vật đại lục để bổ sung vào bộ sưu tập thực vật mà ông tìm thấy và thu thập trong các khu vườn của Dejima. Lần duy nhất Thunberg có thể khám phá phong cảnh Nhật Bản là khi ông đến thăm vị shōgunEdo. Sau 15 tháng, ông trở lại Thụy Điển, trên đường đi ngang qua Sri Lanka, từ những phát hiện của mình ở Nhật Bản, Thunberg đã xuất bản Flora Japonica và từ những phát hiện của mình ở Nam Phi, ông đã xuất bản quyển Flora Capensis.[50][51]

Andreas Berlin, Guinea (1773) sửa

Andreas Berlin (1746–73) học tại Đại học Uppsala và là học trò Linnaeus trước khi đến London để tìm một chuyến thám hiểm thực vật. Năm 1773, ông đến Guinea với nhà tự nhiên học người Anh, Henry Smeathman. Mục đích của chuyến đi là khám phá các vùng đất trung tâm của châu Phi nhưng trước khi đến đất liền, Berlin đã chết vì bệnh dạ dày khi đang ở trên tàu Îles de Los. Trước khi ông qua đời, Berlin đã gửi một số mẫu cây cho Linnaeus.[52][53]

Adam Afzelius, Sierra Leone (1792–96) sửa

 
Adam Afzelius

Adam Afzelius (1750–1837) tham gia một chuyến thám hiểm của người Anh đến Sierra Leone vào năm 1792 sau quá trình học tại Uppsala. Ông trở lại Thụy Điển vào năm 1796 sau khi thu thập nhiều mẫu vật mới, mà ông đã mô tả trong một số ghi chép về thực vật học của mình. Ông cũng đồng thời xuất bản quyển tự truyện của Linnaeus.[54]

Nguồn tham khảo sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ a b Blunt, Wilfrid (2004). pp. 173–174.
  2. ^ Blunt, Wilfrid (2004). p. 184.
  3. ^ Blunt, Wilfrid (2004). p. 12.
  4. ^ Blunt, Wilfrid (2004). pp. 23–25.
  5. ^ Blunt, Wilfrid (2004). p. 94.
  6. ^ Blunt, Wilfrid (2004). p. 98.
  7. ^ Petrusson, Louise. “Carl Linnaeus”. Swedish Museum of Natural History. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2010.
  8. ^ Blunt, Wilfrid (2004). pp. 172–173.
  9. ^ Mary, Gribbin (2008). pp. 56–57.
  10. ^ a b Blunt, Wilfrid (2004). pp. 189–190.
  11. ^ Broberg, Gunnar (2006). pp. 37–39.
  12. ^ “Christopher Tärnström's journal”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  13. ^ a b c Mary, Gribbin (2008). p. 57.
  14. ^ Stöver, Dietrich Johann Heinrich (1974). p. 174.
  15. ^ Blunt, Wilfrid (2004). pp. 185–186.
  16. ^ TIEDE 5/2003, Suomalaisten löytöretket 3: Professori Kalm pääsi amerikan lehtiin.
    NOTE: While this picture is widely believed to portray Pehr Kalm, some modern-day historians think it may actually depict Kalm's colleague Pehr Gadd.
  17. ^ Blunt, Wilfrid (2004). p. 186.
  18. ^ Fagerstedt and Sörlin (2004). pp. 58–62.
  19. ^ Stöver, Dietrich Johann Heinrich (1974). p. 181.
  20. ^ Blunt, Wilfrid (2004). pp. 186–187.
  21. ^ Frängsmyr et al. (1983). pp. 54–55.
  22. ^ Stöver, Dietrich Johann Heinrich (1974). pp. 175–176.
  23. ^ “Olof Torén”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  24. ^ Fagerstedt and Sörlin (2004). p. 53.
  25. ^ Stöver, Dietrich Johann Heinrich (1974). p. 182.
  26. ^ Blunt, Wilfrid (2004). pp. 187–188.
  27. ^ “Pehr Osbeck”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  28. ^ Fagerstedt and Sörlin (2004). pp. 52–53.
  29. ^ Mary, Gribbin (2008). pp. 57–58.
  30. ^ “Pehr Löfling”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  31. ^ Stöver, Dietrich Johann Heinrich (1974). pp. 178–179.
  32. ^ “Daniel Rolander”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  33. ^ Fagerstedt and Sörlin (2004). pp. 104–115.
  34. ^ “Anton Rolandsson Martin”. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010.
  35. ^ Fagerstedt and Sörlin (2004). p. 95.
  36. ^ “Carl Fredrik Adler”. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010.
  37. ^ “The Apostles” (PDF). Uppsala University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2010.
  38. ^ “Peter Forsskål”. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2010.
  39. ^ Stöver, Dietrich Johann Heinrich (1974). pp. 176–177.
  40. ^ “Göran Rothman”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  41. ^ Fagerstedt and Sörlin (2004). p. 94.
  42. ^ “Johan Peter Falck”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  43. ^ Fagerstedt and Sörlin (2004). pp. 74–76.
  44. ^ Stöver, Dietrich Johann Heinrich (1974). pp. 179–180.
  45. ^ Blunt, Wilfrid (2004). pp. 191–192.
  46. ^ “Daniel Solander”. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010.
  47. ^ Mary, Gribbin (2008). pp. 58–59.
  48. ^ Blunt, Wilfrid (2004). pp. 192–193.
  49. ^ “Anders Sparrman”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  50. ^ Blunt, Wilfrid (2004). pp. 193–194.
  51. ^ “Carl Peter Thunberg”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  52. ^ “Andreas Berlin”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  53. ^ Fagerstedt and Sörlin (2004). pp. 10–13.
  54. ^ “Adam Afzelius”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.

Thư mục sửa