Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc

Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc, (tiếng Triều Tiên: 조국통일민주주의전선; chữ Hán: 祖國統一民主主義戰線; âm Hán-Việt: Tổ quốc Thống nhất Dân chủ Chủ nghĩa Chiến tuyến), còn gọi là Mặt trận Dân chủ Thống nhất Triều Tiên, DFRF, hay Mặt trận Tổ quốc, là một tổ chức chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thành lập ngày 22 Tháng 7 năm 1946[1] dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao động Triều Tiên. Tổ chức này trước kia mang tên Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc Bắc Triều Tiên.[2]

Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc
조국통일민주주의전선
Choguk T'ongil Minju Chuŭi Chŏnsŏn
Lãnh tụKim Jong-un
Chủ tịch và Tổng thư kýPak Myong-chol
Người sáng lậpKim Il-sung
Thành lập22/7/1946
Trụ sở chínhPyongyang
Ý thức hệJuche
Songun
Hội đồng Nhân dân Tối cao
685 / 687
Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc
Chosŏn'gŭl
조국통일민주주의전선
Hancha
Romaja quốc ngữJoguk tong(-)il minju juui jeonseon
McCune–ReischauerChoguk t'ongil minju chuŭi chŏnsŏn

Ban đầu, 72 đảng phái và tổ chức xã hội,[3] từ cả hai miền Nam Bắc, tham gia mặt trận.[4] Hiện nay còn lại 24 thành viên.[3] Ba chính đảng của Bắc triều Tiên là — Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Dân chủ Xã hộiĐảng Thanh hữu Thiên Đạo đều tham gia Mặt trận.[5] Bốn tổ chức quần chúng quan trọng nhất — Đoàn Thanh niên Yêu nước Xã hội chủ nghĩa, Hội Liên hiệp Phụ nữ Xã hội chủ nghĩa Triều Tiên, Tổng Liên đoàn Lao động Triều Tiên, và Liên hiệp Công nhân Nông nghiệp Triều Tiên cũng là thành viên.[6][7] Liên đoàn Thiếu nhi Triều Tiên cũng là một tổ chức thành viên.[8]

Tất cả các ứng cử viên cho chức vụ bầu cử phải là thành viên của mặt trận, và được bầu bởi nó; Các cuộc họp đại chúng được tổ chức để quyết định ứng cử viên nào sẽ được đề cử và tên của họ chỉ được ghi trên phiếu bầu khi cuộc họp chấp thuận.[9] Tuy nhiên, trên thực tế, các đảng phái nhỏ và các tổ chức đoàn thể trong mặt trận hoàn toàn phụ thuộc vào WPK.[10] Do đó, WPK có thể xác định trước thành phần của Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA).

Có một đối tác rõ ràng của Hàn Quốc cho DFRF, được gọi là Mặt trận Dân chủ Quốc gia Chống Đế quốc, hoạt động ở Bắc Triều Tiên.

Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiện tại của Ủy ban Trung ương DFRF là Pak Myong-chol.[11] Những người khác trong đoàn chủ tịch của nó bao gồm Ri Kil-songKim Wan-su.[12]

Thành viên sửa

Đảng phái chính trị sửa

Đảng phái Biểu tượng Tư tưởng Thành lập Số ghế trong HĐNDTC (2014) Ghi chú
Đảng Lao động Triều Tiên
조선로동당
Chosŏn Rodongdang
  Chủ thểTiên quân 29/7/1946
607 / 687
[13][14]
Đảng Dân chủ Xã hội
조선사회민주당
Chosŏn Sahoe Minjudang
  Dân chủ Xã hội (de jure) 3/10/1945
50 / 687
[15][14]
Đảng Thanh hữu Thiên Đạo
천도교청우당
Ch'ŏndogyo Ch'ŏngudang
  Thiên đạo 18/1/1946
22 / 687
[14][16]
Tổng hội Liên hiệp người Triều Tiên tại Nhật Bản[a]
총련
Chongryon
  Người Triều Tiên 30/03/1950
6 / 687
[17]
  1. ^ Tổng liên không phải là một đảng phái chính trị nhưng nó là một tổ chức trực thuộc Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc và cũng có cơ cấu đại biểu tham gia ứng cử Hội đồng Nhân dân Tối cao.

Tổ chức khác sửa

Tổ chức Huy hiệu Tên Triều Tiên Thành lập Ref
Đoàn Thanh niên Yêu nước Xã hội chủ nghĩa   김일성-김정일주의청년동맹 17/1/1946 [18]
Hội Liên hiệp Phụ nữ Xã hội chủ nghĩa Triều Tiên   조선사회주의녀성동맹 18/11/1945 [19]
Tổng Liên đoàn Lao động Triều Tiên   조선직업총동맹 30/11/1945 [20]
Liên hiệp Công nhân Nông nghiệp Triều Tiên   조선농업근로자동맹 31/1/1946 [20]
Đội Thiếu niên Triều Tiên   조선소년단 ngày 6 tháng 6 năm 1946 [21]
Liên đoàn Nhà báo Triều Tiên 조선기자동맹 10/1/1946 [22][23]
Liên đoàn Văn học và Nghệ thuật Triều Tiên 조선문학예술총동맹 25/3/1946 [22][24]
Liên đoàn Tin lành Triều Tiên 조선그리스도교연맹 28/11/1946 [25][26]

Lịch sử bầu cử sửa

Bầu cử Hội đồng Nhân dân Tối cao sửa

Bầu cử % Số ghế +/– Vị trí Chính phủ
1948 98.49%
572 / 572
  572   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1957 99.92%
215 / 215
  357   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1962 100%
383 / 383
  168   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1967 100%
457 / 457
  74   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1972 100%
541 / 541
  84   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1977 100%
579 / 579
  38   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1982 100%
615 / 615
  36   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1986 100%
655 / 655
  40   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1990 100%
687 / 687
  32   1 Liên minh pháp lý duy nhất
1998 100%
687 / 687
    1 Liên minh pháp lý duy nhất
2003 100%
687 / 687
    1 Liên minh pháp lý duy nhất
2009 100%
687 / 687
    1 Liên minh pháp lý duy nhất
2014 100%
687 / 687
    1 Liên minh pháp lý duy nhất
2019 100%
687 / 687
    1 Liên minh pháp lý duy nhất

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Democratic Front for the Reunification of the Fatherland”. Naenara.kp. 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ Project MUSE
  3. ^ a b 조국통일민주주의전선(조국전선) - 개요. nk.chosun.com (bằng tiếng Hàn). ngày 30 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  4. ^ “Korea”. The Great Soviet Encyclopedia (ấn bản 3). 1970–1979. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ “Democratic Front for the Reunification of the Fatherland”. An Encyclopedic Dictionary of Marxism, Socialism and Communism: Economic, Philosophical, Political and Sociological Theories, Concepts, Institutions and Practices. Macmillan International Higher Education. 1981. tr. 141. ISBN 978-1-349-05806-8.[liên kết hỏng]
  6. ^ Scalapino, Robert A.; Chun-yŏp Kim (1983). North Korea Today: Strategic and Domestic Issues. Institute of East Asian Studies, University of California, Berkeley, Center for Korean Studies. tr. 84. ISBN 978-0-912966-55-7.
  7. ^ Lansford, Tom (2015). Political Handbook of the World 2015. Singapore: CQ Press. tr. 3330. ISBN 978-1-4833-7155-9.
  8. ^ “Korea, Democratic People's Republic of (DPRK) - Organizations”. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2006.
  9. ^ “The Parliamentary System of the Democratic People's Republic of Korea” (PDF). Constitutional and Parliamentary Information. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2006.
  10. ^ Savada, Andrea Matles. "Mass Organizations." North Korea: A country study. Washington: GPO for the Library of Congress, 1993.
  11. ^ “Vietnam's Party, State delegation visits DPRK”. Nhân Dân. NDO/VNA. ngày 10 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2019.
  12. ^ “National Foundation Day Marked”. KCNA Watch. Uriminzokkiri. ngày 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2019.
  13. ^ Lanʹkov, Andreĭ Nikolaevich (2002). From Stalin to Kim Il Song: The Formation of North Korea, 1945-1960. C. Hurst & Co. Publishers. tr. 31. ISBN 978-1-85065-563-3.
  14. ^ a b c “IPU PARLINE Database: Democratic People's Republic of Korea, Choe Go In Min Hoe Ui”. Inter-Parliamentary Union.
  15. ^ North Korea Handbook 2002, tr. 1128.
  16. ^ Tertitskiy, Fyodor (ngày 26 tháng 11 năm 2014). “Being a minor party in the North: In a totalitarian regime, what do N. Korea's other political blocs do?”. NK News. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2018.
  17. ^ “No re-entry for Chongryon execs who go to Kim's funeral”. Asahi Shimbun. 23 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ 23 tháng 6 năm 2013.
  18. ^ North Korea Handbook 2002, tr. 391.
  19. ^ North Korea Handbook 2002, tr. 390.
  20. ^ a b North Korea Handbook 2002, tr. 389.
  21. ^ North Korea Handbook 2002, tr. 929.
  22. ^ a b 조국통일민주주의전선(祖國統一民主主義戰線). Encyclopedia of Korean Culture (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  23. ^ Lent, John A. (1982). Newspapers in Asia: Contemporary Trends and Problems. Hong Kong: Heinemann Asia. tr. 127. ISBN 978-962-225-079-6.
  24. ^ North Korea Handbook 2002, tr. 1121.
  25. ^ 조국통일민주주의전선. North Korea Information Portal (bằng tiếng Hàn). Ministry of Unification. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2019.
  26. ^ Hoare, James (2012). Historical Dictionary of Democratic People's Republic of Korea. Lanham: Scarecrow Press. tr. xxix. ISBN 978-0-8108-6151-0.

Chú thích sửa