Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô – Đức)

Mặt trận Phần Lan thuộc chiến tranh Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra từ 25 tháng 6 năm 1941 đến 19 tháng 9 năm 1944 là cuộc chiến tranh thứ hai giữa Phần LanLiên Xô.

Mặt trận Phần Lan
Một phần của Chiến tranh Xô-Đức trong
Chiến tranh thế giới thứ hai

Những người lính Phần Lan trên mặt trận năm 1944.
Thời gian25 tháng 6 năm 194119 tháng 9 năm 1944
Địa điểm
Kết quả

Liên Xô chiến thắng[1]

Thay đổi
lãnh thổ
Liên Xô chiếm Petsamo và thuê Porkkala.
Tham chiến

 Phần Lan
 Đức


Tham gia hạn chế:
 Ý1

 Liên Xô


Tham gia hạn chế:
 Anh Quốc2
Chỉ huy và lãnh đạo
Phần Lan C.G.E. Mannerheim
Đức Quốc xã Nikolaus von Falkenhorst (−7/11/1941)
Đức Quốc xã Eduard Dietl (7/11/1941-23/6/1944)†
Đức Quốc xã Lothar Rendulic (28/6/1944–)
Liên Xô Markian Popov
Liên Xô Mikhail Hozin
Liên Xô Valerian A. Frolov
Liên Xô Kirill Meretskov
Liên Xô Leonid Govorov
Lực lượng
530.000 quân Phần Lan[Ct 1][2]
220.000 quân Đức[Ct 2]
Tháng 6 năm 1941: 450.390 (Phương diện quân BắcHạm đội Baltic)[3]
Tháng 6 năm 1944: 650.000 quân[4]
Thương vong và tổn thất

Phần Lan:
63.204 chết hay mất tích [Ct 3][5]
158.000 bị thương
939 dân thường trong các đợt không kích[5]
190 dân thường do du kích Liên Xô[5]
2.377–3.500 bị bắt[Ct 4][6]

Đức:
14.000 chết hay bị bắt
37.000 bị thương[2]
Tổng cộng
275.000 thương vong (chưa kể số bị ốm)
265.000 chết hoặc bị bắt
(trong số đó 64.000 bị bắt)
385.000 bị thương
190.000 bị ốm[7]
4.000–7.000 dân thường thiệt mạng
Tổng cộng: 840.000 thương vong (bao gồm 190.000 bị ốm)
1Ý Ý cung cấp[Ct 5] 4 tàu phóng ngư lôi tới Hồ Ladoga.
2Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh Quốc[Ct 6] tuyên chiến với Phần Lan nhưng chỉ thực hiện những chiến dịch nhỏ.
Thi thể của 2 bé trai Phần Lan năm 1942

Trong thời gian chiến tranh, phe Phần Lan dùng cái tên Chiến tranh Tiếp diễn (tiếng Phần Lan: jatkosota, tiếng Thụy Điển: fortsättningskriget) để làm rõ quan hệ mật thiết với cuộc Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan trước đó.[9] Liên bang Xô viết xem cuộc chiến là một phần của cuộc chiến đấu của họ chống lại Đức Quốc xãcác đồng minh - đó là cuộc Chiến tranh Xô-Đức hay còn gọi là Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ở Liên Xô.[10] Đức nhìn nhận những chiến dịch của họ trong khu vực như một phần của toàn bộ nỗ lực chiến tranh của họ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó đem lại sự hỗ trợ vật liệu và hợp tác quân sự quan trọng cho Phần Lan.

Các hoạt động chiến tranh giữa hai nước mở đầu vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, ngày phát xít Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô. Chiến tranh thực sự bùng nổ khi Liên Xô tổ chức không kích ngày 25 tháng 6. Các chiến dịch sau đó của Phần Lan đã hủy bỏ những nhượng bộ của họ sau Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan ở eo KareliaLadoga Karelia, và xâm chiếm Đông Karelia vào tháng 9 năm 1941.

Trên eo Karelia, quân Phần Lan chấm dứt chiến dịch cách 30 km từ Leningrad, nơi đặt biên giới Liên Xô - Phần Lan trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Quân Phần Lan không tấn công thành phố này. Song, họ gián tiếp tham gia cuộc vây hãm Leningrad của Đức bằng việc nắm giữ đất cũ của họ trước Chiến tranh thế giới thứ hai trong suốt 2 năm rưỡi trên eo Karelia.[11][12][13] Không lực Liên Xô thả bom vào Helsinki và những thành phố lớn khác của Phần Lan. Cuối cùng, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công chiến lược trong mùa hè năm 1944 đánh đuổi quân Phần Lan ra khỏi phần lớn lãnh thổ mà Phần Lan chiếm được trong chiến tranh, nhưng sau đó Quân đội Phần Lan đã phòng ngự khiến cuộc tấn công của Liên Xô bị ngưng lại vào tháng 7 năm 1944.

Nhận thấy Đức đã sắp thất bại và Phần Lan không còn là mối đe dọa, Liên Xô tuyên bố sắn sàng đàm phán chấm dứt chiến tranh. Lệnh ngừng bắn diễn ra vào ngày 5 tháng 9 chấm dứt thù địch. và Thỏa ước Moskva chính thức chấm dứt thù địch được ký kết vào ngày 19 tháng 9. Hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc cuộc chiến năm 1944,Phần Lan thua trận[14], phải nhượng Petsamo và cho Liên Xô thuê cảng Porkkala, và bồi thường một khoản chiến phí là 300.000.000 đô la Mỹ tương đương với tổng sản phẩm nội địa của Phần Lan năm 1939. Đổi lại, Liên Xô cam kết tôn trọng nền độc lập của Phần Lan và sẽ đem quân bảo vệ Phần Lan trong trường hợp Đức Quốc xã tấn công Phần Lan. Trong cuộc chiến tranh sau đó (chiến tranh Lapland), Liên Xô và Phần Lan trở thành đồng minh cùng tham chiến chống Đức.

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Con số này chủ yếu là quân Phần Lan tham gia chiến dịch tấn công của Phần Lan năm 1941 (khoảng 500.000 người) và cuộc tấn công của Liên Xô tháng 8 năm 1944 (528.000 người). Lực lượng lục quân dao động trong khoảng từ 260.000 đến 360.000 người, không quân 8.000–22.000, hải quân 14.000–40.000 và số nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tổng tư lệnh: 15.000–36.000. Cộng thêm một số người bị luật cưỡng bức làm các nhiệm vụ hỗ trợ, như 19.000 người trong các nhóm lao động và 25.000 người thuộc lực lượng phòng không chống đột kích (các lữ đoàn cứu hỏa, bảo vệ hầm phòng không, vv..), và 43.000 phụ nữ tình nguyện thuộc nhiều hoạt động phi quân sự khác nhau (thư ký, trực đài radio, quan sát không quân, tiếp tế).
  2. ^ Quân Đức tại Lapland tiến hành Chiến dịch Silberfuchs.
  3. ^ Người Phần Lan chỉ rõ con số tử vong: 33.565 chết được chôn cất; 12.820 chết vì bị thương; 4.251 không được chôn cất mà về sau được tuyên bố là chết; 3.552 mất tích được cho là đã chết; 473 chết khi là tù binh chiến tranh; 7.932 chết vì lý do khác (bệnh tật, tai nạn, tự tử); 611 không rõ
  4. ^ Số liệu chính thức của Liên Xô là 2.377 tù binh chiến tranh. Các nhà nghiên cứu Phần Lan ước lượng có 3.500 tù binh chiến tranh.
  5. ^ Sự tham gia của người Ý chỉ giới hạn ở 4 tàu thủy lôi gắn động cơ cùng thủy thủ đoàn của nó, được sử dụng bên cạnh loại tàu thủy lôi gắn động cơ đã lỗi thời Sisu của Phần Lan và 4 tàu rải mìn của Hải quân Đức Quốc xã trong đội tàu quốc tế Hải đội K hoạt động trên hồ Ladoga trong mùa hè và mùa thu năm 1942.
  6. ^ Mặc dù Anh chính thức tuyên chiến với Phần Lan ngày 6 tháng 12 năm 1941, nhưng chỉ có duy nhất một cuộc tấn công của Anh vào đất Phần Lan — Cuộc đột kích Kirkenes và Petsamo - với một tàu sân bay tại Petsamo[8] diễn ra ngày 31 tháng 7 năm 1941, bốn tháng trước khi tuyên chiến. Sự tham gia của Anh sau đó vào cuộc chiến tại mặt trận này chỉ giới hạn trong việc viện trợ tiếp tế, hỗ trợ bằng không quân cho các chiến dịch tại vùng Bắc Cực và một phi đội của Anh (phi đội số 151 RAF) thuộc quyền chỉ huy của Liên Xô, đã hỗ trợ cho các cuộc đột kích của Liên Xô tại khu vực Murmansk và huấn luyện các phi hành đoàn Liên Xô khoảng một tháng trong mùa thu năm 1941 - khoảng hai tháng trước khi Anh tuyên chiến với Phần Lan.

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Mouritzen, Hans (1997). External danger and democracy: old Nordic lessons and new European challenges. Dartmouth. tr. 35. ISBN 1-85521-885-2.
  2. ^ a b Maanpuolustuskorkeakoulun historian laitos, Jatkosodan historia 1–6 ("The History of The Continuation War, 1–6"), 1994 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Jatkosota” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ Кривошеев biên tập (2001). Россия и СССР в войнах ХХ века (bằng tiếng Nga). Олма-Пресс. tr. 269–271. ISBN 5-224-01515-4.
  4. ^ Manninen (1994) p.277-282
  5. ^ a b c Kurenmaa, Pekka; Lentilä, Riitta (2005). “Sodan tappiot”. Trong Leskinen, Jari; Juutilainen, Antti (biên tập). Jatkosodan pikkujättiläinen (bằng tiếng Phần Lan) (ấn bản 1). Werner Söderström Osakeyhtiö. tr. 1150–1162. ISBN 951-0-28690-7.
  6. ^ Malmi, Timo (2005). “Jatkosodan suomalaiset sotavangit”. Trong Leskinen, Jari; Juutilainen, Antti (biên tập). Jatkosodan pikkujättiläinen (bằng tiếng Phần Lan) (ấn bản 1). Werner Söderström Osakeyhtiö. tr. 1022–1032. ISBN 951-0-28690-7.
  7. ^ Manninen (1994) p.306-313
  8. ^ FAA archive: Raid on Petsamo
  9. ^ Lavery, Jason Edward (2006). The history of Finland. Greenwood Press. tr. 126.
  10. ^ Great Soviet Encyclopedia, Finland, Moskva, 1974. ISBN 0-02-880010-9
  11. ^ Wykes, Alan (1972). The Siege of Leningrad, Ballantines Illustrated History of WWII.
  12. ^ Brinkley, Douglas (2004). Haskey, M. (biên tập). The World War II. Desk Reference. Grand Central Press. tr. 210.
  13. ^ Барышников, Н. (2002). “Финские бомбардировщики в зоне Ленинграда”. Блокада Ленинграда и Финляндия 1941–44 (bằng tiếng Nga). Хельсинки. ISBN 952-5412-10-5.
  14. ^ Laura C. Ferreira-Pereira, Inside the Fence But Outside the Walls: The Military Non-allied States and the Security Architecture of Post-Cold War Europe, trang 59

Thư mục sửa

Đọc thêm sửa

  • Wuorinen, John H. biên tập (1948). Finland and World War II 1939–1944. The Ronald Press Company. ISBN 0-313-24133-3.
  • Schwartz, Andrew J. (1960). America and the Russo-Finnish War. Washington, D.C.: Public Affairs Press. ISBN 0-8371-7964-5.

Phần Lan sửa

  • Finnish National Archive Luovutukset: Research on prisoner-of-war deaths, extraditions and deportations from Finland between 1939–55, Research project, See Lưu trữ 2006-08-29 tại Wayback Machine
  • Krosby, H. Peter (1966). Nikkelidiplomatiaa Petsamossa 1940-1941. Kirjayhtyma.
  • Krosby, H. Peter (1967). Suomen valinta 1941. Kirjayhtyma.
  • Polvinen, Tuomo I. (1979). Suomi kansainvälisessä politiikassa 1941–1947, osa 1: 1941–1943: Barbarossasta Teheraniin. WSOY.
  • Polvinen, Tuomo I. (1980). Suomi kansainvälisessä politiikassa 1941–1947, osa 2: 1944: Teheranista Jaltaan. WSOY.
  • Polvinen, Tuomo I. (1981). Suomi kansainvälisessä politiikassa 1941–1947, osa 3: 1945–1947: Jaltasta Pariisin rauhaan. WSOY.
  • Sana, Elina (1994). Luovutetut/ The Extradited: Finland's Extraditions to the Gestapo. WSOY. ISBN 951-0-27975-7.
  • Seppinen, Ilkka (1983). Suomen Ulkomaankaupan ehdot 1939–1944. ISBN 951-9254-48-X.

Nga sửa

Liên kết sửa

  • (tiếng Nga) Stavka directive of 24 June 1941 "on measures to foil a possible enemy strike from the territory of Finland against Leningrad", authorising the Soviet air offensive of 25 June 1941 (page 1, page 2)