Macrauchenia, còn gọi là Lạc đà không bướu dài, là các loài động vật có vú móng guốc Nam Mỹ có cổ dài và chân dài, chân ba ngón, tiêu biểu cho bộ Litopterna. Các hóa thạch lâu đời nhất có niên đại từ khoảng 7 triệu năm trước, và M. patachonica biến mất khỏi các mẫu hóa thạch trong thời gian cuối thế Pleistocen, khoảng 20.000-10.000 năm trước. M. patachonica là loài được biết đến nhiều nhất của họ Macraucheniidae, và chỉ được biết đến từ hóa thạch tìm thấy ở Nam Mỹ. Mẫu ban đầu đã được Charles Darwin phát hiện trong hành trình của tàu Beagle. Macrauchenia giống như lạc đà không bướu với một cái vòi ngắn, mặc dù nó không có quan hệ họ hàng gần với cả lạc đà lẫn voi.[1]

Macrauchenia
Thời điểm hóa thạch: 7–0.01 triệu năm trước đây Miocen muộn tới Pleistocen muộn
Phenacodus primaevus (nhỏ) và Macrauchenia patachonica (lớn)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Litopterna
Họ (familia)Macraucheniidae
Chi (genus)Macrauchenia
Loài điển hình
Macrauchenia patachonica
Owen, 1838
Các loài

Cổ sinh thái học sửa

 
Phục dựng

Macrauchenia ăn thực vật, như lá cây hay lá cỏ. Phân tích đồng vị cacbon men răng của M. patachonica', cũng như chỉ số độ dài răng, kích thước cơ thể và chiều rộng mõm cho rằng chúng là ăn tạp, kết hợp bứt lá C3 với gặm cỏ C4.[2] Các nhà khoa học tin rằng, vì hình dạng của răng, Macrauchenia khi ăn dùng vòi để nắm giữ lá và cỏ. Người ta cũng tin rằng chúng sống theo bầy giống linh dương, giúp chúng dễ tránh khỏi thú ăn thịt hơn.

Khi Macrauchenia được phát hiện, nó đã được cho là con mồi của các loài động vật ăn thịt bản địa lớn nhất Nam Mỹ, như Andalgalornis, và Sparassodonta ăn thịt như Thylacosmilus. Vào cuối thế Pliocen/đầu thế Pleistocen, eo đất Panama đã hình thành, cho phép các loài động vật ăn thịt nguồn gốc Bắc Mỹ, như báo sư tử, báo đốm MỹSmilodon populator, di thực tới Nam Mỹ và thay thế các loài bản địa[1].

Trong văn hóa đại chúng sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “BBC - Science & Nature - Wildfacts - Macrauchenia”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ MacFadden, B. J.; Shockey, B. J. (Winter 1997). “Ancient feeding ecology and niche differentiation of Pleistocene mammalian herbivores from Tarija, Bolivia: morphological and isotopic evidence”. Paleobiology. Paleontological Society. 23 (1): 77–100. JSTOR 2401158. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2011.

Liên kết ngoài sửa