Moskva không tin những giọt nước mắt

Moskva không tin những giọt nước mắt (Tiếng Nga: Москва слезам не верит; Tiếng Anh: Moscow Does Not Believe in Tears) là một bộ phim tâm lí xã hội của hãng phim Mosfilm, Liên Xô, công chiếu năm 1980[1]. Bộ phim này do Valentin Chernykh viết kịch bản và Vladimir Menshov đạo diễn. Hai vai chính do Vera AlentovaAleksey Balatov đảm nhận. Bộ phim đã đoạt giải Giải thưởng của Viện Hàn lâm dành cho bộ phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 1981[2].

Moskva không tin những giọt nước mắt
Thể loại
Định dạng
Kịch bản
Đạo diễn
Soạn nhạc
Quốc gia Liên Xô
Ngôn ngữTiếng Nga
Sản xuất
Nhà sản xuất
Biên tập
Địa điểm
Kỹ thuật quay phim
Bố trí camera
Thời lượng148 phút
Đơn vị sản xuất
Trình chiếu
Kênh trình chiếu
Kênh trình chiếu tại Việt Nam
Định dạng hình ảnh
  • 1.37:1
Định dạng âm thanh
Quốc gia chiếu đầu tiên
Phát sóng

  • 11 tháng 2 năm 1980 (1980-02-11) (Tô Liên)


[...]

Lịch sử sửa

Sau khi Chiến tranh Lạnh về cơ bản đã vãn hồi, tình hình kinh tế Liên bang Soviet đi từ ổn định đến tăng trưởng thặng dư nhất trong lịch sử khoảng cuối thập niên 1970. Giai đoạn này thường được gọi là Kỉ nguyên Brezhnev, mặc dù vẫn bị giễu là "trì trệ" như triết lí bộ phim truyền hình Số phận trớ trêu, hay Chúc xông hơi nhẹ nhõm ! (1974), nhưng chí ít đã tạo ra một thành phần xã hội ưu tú có đủ vốn sống vào đạo đức để kiến thiết mô hình xã hội chủ nghĩa tương lai. Vì thế, theo định hướng của nhà điện ảnh Vladimir Menshov, đề án Moskva không tin những giọt nước mắt lấy bối cảnh nước Nga những năm sau Đệ nhị Thế chiến với những con người bình dị nhất, mà hầu hết đều sinh trưởng ở những vùng quê nghèo khó rồi mới lên thành phố học tập và lập nghiệp.[3][4]

Đề án điện ảnh của Mosfilm này tuy thuộc dòng kinh phí thấp nhưng tập hợp dàn tài tử rất hùng hậu, kể cả những người chỉ góp vài giây trong phim. Nó cũng đánh dấu sự khai sinh một dòng phim hoàn toàn mới và được giới phê bình coi là hướng đi rất mới cho nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn đã xói mòn trong vài năm cuối Lãnh Chiến.[5] Đó là thân phận những thanh niên trí thức giàu khát vọng, có xuất thân rất tầm thường và đang trong quá trình hội nhập lối sống đô thị hiện đại. Đây được coi là bức chân dung đời nhất của hình thái xã hội công nghiệp.[6][7] Vì thế, nội dung phim mặc dù gợn buồn nhưng không quá bi lụy, thậm chí có vẻ như hướng khán giả đến một tương lai mới xán lạn hơn.[8][9]

Nội dung sửa

Phần một

Vào năm 1958, ba người phụ nữ trẻ tên là Katerina, Lyudmila và Antonina chuyển từ vùng quê lên sống trong một nhà tập thể dành cho công nhân ở thành phố Moskva. Antonina (Raisa Ryazanova) yêu Nikolai, một chàng trai rụt rè nhưng tốt bụng, bố mẹ chàng có một nhà dacha ở nông thôn. Còn Katerina (Vera Alentova) là một cô gái đứng đắn, chăm chỉ, làm việc tại nhà máy và đang mong kiếm được tấm bằng cao đẳng ngành hóa học. Katerina được người bà con giàu có ở Moskva nhờ trông nhà giúp. Lyudmila (Irina Muravyova), vốn tính xốc nổi và ưa chuyện yêu đương, xin Katerina cho ở cùng và năn nỉ cô tổ chức một bữa tiệc để gặp gỡ làm quen những người đàn ông thành đạt. Tại bữa tiệc này, Lyudmila quen Sergey, vận động viên khúc côn cầu nổi tiếng, còn Katerina quen Rudolf (Yuriy Vasilyev), một tay khéo ăn nói làm quay phim tại đài truyền hình địa phương. Tại đám cưới của Antonina và Nikolai, Lyudmila và Antonina biết tin Katerina đã có mang. Rudolf không chịu cưới Katerina, cô chấp nhận làm mẹ đơn thân, sinh ra con gái Aleksandra. Lyudmilla và Sergei kết hôn.

Phần hai

Hai mươi năm sau, năm 1978, Katerina trở thành giám đốc điều hành của một nhà máy lớn, cô sống cùng con gái 20 tuổi tại một căn hộ xinh xắn. Katerina, Lyudmila và Antonina vẫn giữ quan hệ thân thiết. Lúc này, Lyudmila đã li dị Sergei, còn Antonina vẫn sống hạnh phúc với Nikolai.

Một buổi chiều nọ, khi Katerina đang trên chuyến tàu về nhà, cô gặp Gosha (Aleksey Batalov). Anh bắt chuyện với cô sau khi để ý thấy cô liếc nhìn đôi giày cáu bẩn của anh. Gosha là nhà chế tạo công cụ tài ba, làm việc ở một viện nghiên cứu nào đó, tài năng chế tạo công cụ của anh được các nhà khoa học đồng nghiệp đánh giá rất cao. Katerina nhận thấy người đàn ông này đủ sâu sắc để bắt đầu một mối quan hệ. Gosha thổ lộ quan điểm rằng người phụ nữ không nên kiếm nhiều tiền hơn chồng, do đó Katerina chỉ tiết lộ cô làm việc tại nhà máy mà không nói rõ mình là giám đốc. Khi mối quan hệ của hai người ngày càng tốt đẹp thì đột nhiên Rudolf tái xuất trong cuộc sống của Katerina. Rudolf nói muốn gặp con gái mình đã bỏ rơi, nhưng Katerina từ chối và nói thẳng cô không muốn gặp Rudolf thêm một lần nào nữa. Không mời mà đến, Rudolf đến căn hộ của Katerina. Rudolf kể cho Gosha và Alexsandra nghe về buổi quay phỏng vấn tại cơ quan của Katerina, rồi tiết lộ về cương vị của Katerina. Lòng kiêu hãnh của Gosha bị tổn thương, anh ngay lập tức rời khỏi căn hộ, mặc kệ Katerina ngăn cản. Katerina biết với tính khí của Gosha, anh sẽ không bao giờ trở lại.

Gosha biến mất khỏi cuộc đời Katerina, cô đau đớn tột cùng. Một tuần sau đó, Lyudmila, Antonina và Nikolai đến căn hộ của Katerina để an ủi cô. Nhờ những thông tin ít ỏi mà Katerina biết về Gosha, Nikolai đã tìm được Gosha đang uống rượu một mình tại nhà, đau khổ vì bị Katerina lừa dối. Nikolai uống rượu với Gosha và thành công thuyết phục Gosha trở về với Katerina. Trong bữa ăn đoàn viên, Katerina quan sát người thương và nói "Em đã đi tìm anh suốt một thời gian dài". "Tám ngày", Gosha đáp. Katerina nước mắt lưng tròng nhắc lại lời vừa nói "Em đã đi tìm anh suốt cả một thời gian dài".

Kĩ thuật sửa

Bộ phim được thực hiện tại sân quay Mosfilm và một số địa điểm nội đô Moskva vào năm 1979.

Sản xuất sửa

Chức năng Nhân sự
Soạn nhạc Sergey Nikitin
Nhiếp ảnh Igor Slabnevich
Hiệu đính Yelena Mikhaylova
Thiết kế chế tác Said Menyalshchikov
Phục trang Zhanna Melkonyan
Trang điểm P. Kuzmina
Giám sát sản xuất Vitaliy Boguslavsky
Phụ tá đạo diễn Vladimir Kuchinsky
Hòa âm phối khí Mark Bronshteyn
Hiệu ứng đặc biệt Oksana Kazakova (họa sĩ trang trí), Yuriy Potapov (quay phối hợp)
Quay phim Igor Bek, Anatoliy Dzhirkvelov
Hòa nhạc Emin Khachaturyan (nhạc trưởng) và Ban hợp xướng Mosfilm
Soạn khúc Yuriy Levitanskiy, Dmitriy Sukharyov, Yuriy Vizbor
Hiệu đính kịch bản Lyudmila Tsitsina
Cố vấn kĩ thuật và pháp lí V. Zamishlyayev, O. Zholondkovsky

Diễn xuất sửa

Hậu trường sửa

Âm nhạc sửa

  • Jamaica by Robertino
  • Les Routiers by Yves Montand
  • Besame Mucho
  • Satirical couplets ("The Diplomatic Couplets") from c.1954 by Pavel Rudakov and Veniamin Nechaev
  • Daddy Cool by Boney M
  • Давай закурим (Let's take -a smoke) by Klavdiya Shulzhenko
  • Александра (Aleksandra) by Sergey Nikitin and Tatyana Nikitina
  • Диалог у новогодней ёлки (Dialogue by the New Year tree) by Sergey Nikitin and Tatyana Argentina

Vinh dự sửa

Giải Hạng mục Đề cử cho Kết quả
Giải thưởng Viện Hàn lâm Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất Liên Xô Đoạt giải
Liên hoan phim Quốc tế Berlin Gấu vàng Vladimir Menshov Đề cử

Phong hóa sửa

Trên 93 triệu người Liên Xô đã xem phim này tại rạp, giúp bộ phim này trở thành một trong những phim thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Liên Xô[10][11]. Năm 2021, một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Quan điểm Công chúng Nga tiến hành đã chọn bộ phim này là phim Liên Xô hay nhất mọi thời đại (đối với khán giả Nga)[12]. Phim hiện đang giữ mức điểm đánh giá 8.1/10 trên IMDb.[13]

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã xem bộ phim này vài lần trước khi gặp mặt Tổng thư kí Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachyov, với mục đích hiểu "tâm hồn người Nga" rõ hơn.

  • Москва слезам не верит, được chính thức dịch thành "Moskva không tin vào những giọt nước mắt (Moscow Does Not Believe in Tears)", nhưng chính xác hơn nên dịch là "Moskva không đặt lòng tin vào nước mắt (Moscow puts no faith in tears)" hoặc "Nước mắt không làm mủi lòng Moskva (Moscow is unmoved by tears), là một thành ngữ Nga có nghĩa là "đừng kêu ca phàn nàn, tự mình giải quyết vấn đề đi".
  • Valentin Chernykh thừa nhận rằng hồi đó ông đã nhận nhiều lời đề nghị từ Hollywood, nhưng ông từ chối tất cả, vì nghĩ rằng bất cứ nỗ lực nào nhằm làm lại bộ phim này đều sẽ thất bại.
  • Vitaly Solomin, Vyacheslav Tikhonov, Oleg Yefremov, và Leonid Dyachkov đều đi thử vai Gosha, tuy nhiên đạo diễn phim không chọn ai cả. Ông thậm chí còn định tự mình thủ vai Gosha, nhưng rồi ông đã thấy Aleksey Batalov trong phim My Dear Man trên truyền hình.
  • Tìm được diễn viên phù hợp cho vai Katerina cũng rất khó. Nhiều diễn viên nữ nổi tiếng như Anastasiya Vertinskaya, Zhanna Bolotova, Irina Kupchenko, Natalya Sayko, Valentina Telichkina và Margarita Terekhova đều đã thử vai nhưng phần lớn họ không thích kịch bản phim, cuối cùng vai diễn đã được giao cho vợ của đạo diễn, Vera Alentova.

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Rollberg, Peter (2009). Historical Dictionary of Russian and Soviet Cinema. US: Rowman & Littlefield. tr. 465–466. ISBN 978-0-8108-6072-8.
  2. ^ “1981 | Oscars.org | Academy of Motion Picture Arts and Sciences”. www.oscars.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ “А «Оскар» нам поверил. Фильму «Москва слезам не верит» — уже 35 лет”. Аргументы и факты. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |номер= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |страницы= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |автор= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |ссылка= (trợ giúp); no-break space character trong |title= tại ký tự số 55 (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ "Москва слезам не верит". Уже 25 лет”. Аргументы и факты. 16 tháng 2 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadlink= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  5. ^ “Москва слезам не верит – «вот и стало обручальным нам Садовое кольцо»”. НашФильм.ру. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadlink= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  6. ^ “Клеймо «несоветской внешности»: Куда пропала красавица-актриса из фильма «Соломенная шляпка»”. Культурология. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadlink= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  7. ^ “Евгения Ветлова: Предательница с «несоветской» внешностью — вечное клеймо”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadlink= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); no-break space character trong |title= tại ký tự số 58 (trợ giúp)
  8. ^ Evgen1978 (25 tháng 4 năm 2016). “«Москва слезам не верит»”. Сайт собора Святой Троицы г.Клин. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadlink= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  9. ^ “2016 год — год кино”. ИнфоБизнесРеклама Клин. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadlink= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); no-break space character trong |title= tại ký tự số 9 (trợ giúp)
  10. ^ “[ Радио Свобода: Программы: Культура ]”. archive.svoboda.org. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ Stites, Richard (1992). Russian popular culture : entertainment and society since 1900. Cambridge [England]. ISBN 0-521-36214-8. OCLC 24431153.
  12. ^ “Россияне назвали своим самым любимым советским фильмом «Москва слезам не верит»”. Meduza (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  13. ^ Menshov, Vladimir (11 tháng 2 năm 1980), Moskva slezam ne verit (Comedy, Drama, Romance), Mosfilm, Vtoroe Tvorcheskoe Obedinenie, truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023

Liên kết sửa

Tài liệu sửa

  • Балынина Н. — Москвичи и гости столицы (О худож. фильме «Москва слезам не верит», 1979 г.) // Искусство кино, № 8, 1997. — С. 60-63.

Tư liệu sửa