Mutsu (thiết giáp hạm Nhật)

thiết giáp hạm Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai

Mutsu (thiết giáp hạm nhật)

Thiết giáp hạm Mutsu
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt tên theo tỉnh Mutsu
Xưởng đóng tàu Xưởng đóng tàu Yokosuka
Đặt lườn 1 tháng 6 năm 1918
Hạ thủy 31 tháng 5 năm 1920
Hoạt động 24 tháng 10 năm 1921
Số phận Bị đắm sau một vụ nổ ngày 8 tháng 6 năm 1943
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp thiết giáp hạm Nagato
Trọng tải choán nước
  • 32.720 tấn (tiêu chuẩn);
  • 42.850 tấn (đầy tải thời chiến)
Chiều dài
  • 221,03 m (725 ft 2 in)
  • 215,79m (708 ft) lúc hạ thủy
Sườn ngang
  • 34,59 m (113 ft 6 in)
  • 29m (95 ft) lúc hạ thủy
Mớn nước 9,50 m (31 ft 2 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine hơi nước,
  • 4 × trục,
  • 80.000 mã lực (60 MW)
Tốc độ 50 km/h (27 knot)
Tầm xa
  • 10.200 km ở tốc độ 30 km/h
  • (5.500 hải lý ở tốc độ 16 knot)
Thủy thủ đoàn 1.368
Vũ khí
  • 8 × pháo 410 mm (16,1 inch)
  • 12 (sau đó tăng lên 18) × pháo 140 mm (5,5 inch)
  • 8 × pháo phòng không 127 mm (5 inch)
  • Cho đến 98 × pháo phòng không 25 mm
Bọc giáp
  • Sàn tàu: 146-248 mm (5,8-9,8 inch)
  • Tháp súng: 229-508 mm (9-20 inch)
  • Đai giáp: 305 mm (12 inch)
Máy bay mang theo 3

Mutsu (tiếng Nhật: 陸奥), được đặt tên theo tỉnh Mutsu, là chiếc thiết giáp hạm thứ hai thuộc lớp Nagato của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Được đưa vào hoạt động năm 1921, nó bị chìm sau một vụ nổ vào ngày 8 tháng 6 năm 1943.

Thiết kế và chế tạo sửa

Mutsu được đặt lườn tại Xưởng hải quân Yokosuka vào ngày 1 tháng 6 năm 1918, được hạ thủy vào ngày 31 tháng 5 năm 1920, và hoàn tất vào ngày 24 tháng 10 năm 1921.

Lịch sử hoạt động sửa

 
Thiết giáp hạm Mutsu không lâu sau khi được đưa vào hoạt động.

Mutsu đã cùng các thiết giáp hạm YamatoNagato, tàu sân bay Hosho, tàu tuần dương Sendai, chín tàu khu trục và bốn tàu phụ trợ hình thành nên lực lượng đổ bộ của Đô đốc Yamamoto Isoroku trong trận Midway vào tháng 6 năm 1942.

Mutsu chịu đựng một vụ nổ bi thảm tại hầm đạn số 3 ở khoảng cách 3 km phía Bắc đảo Oshima vào ngày 8 tháng 6 năm 1943. Cho dù nguyên nhân trực tiếp của vụ nổ này không bao giờ có thể chứng minh được, chính phủ Nhật Bản cho rằng đó là do "sự can thiệp của con người". Vụ nổ mạnh đến mức ngay lập tức làm vỡ đôi ngay phần đuôi tàu phía trước tháp súng số 3, gây ngập nặng các buồng đốt và phòng máy chính. Phần phía trước dài 163 m (535 ft) bị lật úp sang mạn phải và chìm gần như ngay lập tức với thiệt hại nhân mạng lên đến 1.100 sĩ quan và thủy thủ, kể cả 140 giáo viên và học viên của một nhóm huấn luyện hàng không đang ở trên tàu trong một đợt tham quan thực tập. Phần đuôi bị chổng lên và tiếp tục trôi trong gần 12 giờ trước khi bị chìm cách vị trí đắm trước hàng trăm mét về phía Nam. Chỉ có 350 người sống sót được cứu vớt.

Hạm đội Nhật nhanh chóng được huy động để rà soát vùng vịnh nhỏ bé này nhằm phát hiện tàu nổi hay tàu ngầm đối phương, nhưng đều không tìm thấy. Sau khi thực hiện chiến dịch giải cứu, và mọi nỗ lực trục vớt chiếc Mutsu đều tỏ ra vô vọng, số nhiên liệu dầu đốt quý báu được bơm ra khỏi con tàu, và các quả đạn cũng được vớt. Mutsu nghỉ yên dưới lòng biển trong hơn 25 năm.

Giữa những năm 19701978, xác tàu đắm này là mục tiêu của nhiều cuộc khảo sát và trục vớt. Một phần lớn của thân tàu được vớt lên, cùng với mỏ neo, chân vịt, bánh lái, các khẩu pháo chính, trọn phần đuôi tàu và trọn tháp súng số 4. Nhiều hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lưu niệm MutsuTôwa Chô. Tháp súng số 4 nguyên vẹn được trưng bày tại Học viện Hải quân trước đây ở Etajima, trong khi một khẩu pháo hạng hai 140 mm được trưng bày tại Bảo tàng YasukuniTokyo. Một khẩu pháo 406 mm (16 inch) được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học hàng hải, Shinagawa, Tokyo.

Hiện tại, phần còn lại của thân chiếc Mutsu nằm lật úp với mạn phải hướng lên trên một góc 45o ở độ sâu 41 m (134 ft) dưới mặt nước, và điểm nông nhất là ở độ sâu 16,7 m (55 ft).

Danh sách thuyền trưởng sửa

Xem thêm sửa

  Tư liệu liên quan tới Battleship Mutsu tại Wikimedia Commons

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa