Năm Tín lý Duy nhất là năm mệnh đề bằng tiếng Latin xuất hiện trong thời kỳ Cải cách Tin Lành hầu tóm lược năm tín lý căn bản của những nhà cải cách, và nhấn mạnh đến những dị biệt đối với giáo huấn của Giáo hội Công giáo Rôma thời ấy.

  • Sola gratia (Duy Ân điển)
Cải cách Kháng nghị
95 luận đề
Kháng Cách
Chỉ bởi ân điển mà con người nhận lãnh sự cứu rỗi, không phải bởi công đức. Như thế, cứu rỗi là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời, không phải từ nỗ lực của con người. Tín lý này đi ngược với giáo lý công đức của Công giáo.
  • Sola fide (Duy Đức tin)
Con người được xưng công chính (nghĩa là trở nên vô tội trong mắt Đức Chúa Trời) chỉ bởi đức tin, không phải bởi việc lành. Theo giáo huấn Tin Lành, đức tin dẫn đến sự cứu rỗi luôn luôn sản sinh các việc lành. Giáo lý này có thể được tóm lược trong mệnh đề sau "Đức tin dẫn đến sự xưng công chính và việc lành", trái với xác tín của Công giáo "Đức tin và việc lành dẫn đến sự xưng công chính". Tín lý này đôi khi được xem là nguyên lý nền tảng hình thành cuộc cải cách do vai trò trọng tâm của nó trong học thuyết Martin Luther.
  • Sola scriptura (Duy Thánh Kinh)
Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, là thẩm quyền và mặc khải duy nhất đến từ Đức Chúa Trời được ban cho mọi người. Học thuyết này đi ngược lại giáo huấn của Giáo hội Công giáo cho rằng Kinh Thánh chỉ nên được giải thích theo Truyền thống Tông đồ thánh bởi Magisterium (gồm có Giáo hoàng và các giám mục tại các công đồng của giáo hội). Sola scriptura đôi khi được gọi là nguyên lý hình thái của cuộc cải cách bởi vì nó giúp củng cố tín lý sola fide (duy đức tin).
  • Solus Christus hoặc Solo Christo (Duy Chúa Giê-su Christ)
Chúa Giê-su Christ là Đấng Trung bảo duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người. Không phải Mary (Maria hoặc Ma-ri), hoặc các thánh, cũng không phải linh mục (hoặc bất kỳ ai khác ngoài Chúa Giê-su Christ) có thể hành xử như là đấng trung bảo để đem sự cứu chuộc đến cho loài người. Tín lý này là bất đồng với giáo lý Công giáo về sự cầu nguyện thay của các thánh và về chức năng của linh mục.
  • Soli Deo gloria (Duy Đức Chúa Trời được tôn vinh)
Mọi vinh hiển đều dành cho Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi là công việc bởi tay Ngài làm – không chỉ là sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu trên thập tự giá, nhưng còn là sự ban cho đức tin hầu con người được cứu rỗi bởi sự chuộc tội ấy. Những nhà cải cánh Tin Lành tin rằng con người (như các thánh và giáo hoàng của Giáo hội Công giáo) và tổ chức (Giáo hội) không xứng đáng để nhận lấy sự tôn vinh ấy.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa