Ngày thánh Patriciô

Ngày lễ văn hóa và tôn giáo địa phương
(Đổi hướng từ Ngày thánh Patrick)

Ngày thánh Patriciô hoặc ngày thánh Patrick (tiếng Ireland: Lá Fhéile Pádraig) là một ngày tôn giáo và văn hóa, được mừng tại nhiều nơi trên toàn thế giới vào ngày 17 tháng ba. Ngày lễ này gắn liền với Thánh Patriciô (khoảng năm 387–461 CN), là vị thánh bảo hộ chính của Ireland, người truyền giảng Kitô giáo tới hòn đảo này.[1] Lễ này được mừng kính trong Giáo hội Công giáo, Anh giáo (đặc biệt là Giáo hội Anh giáo Ireland),[2] Chính Thống giáo Đông phương, Giáo hội Luther. Ngày lễ thánh Patriciô được công khai chính thức là ngày lễ quốc gia vào khoảng thế kỷ 17, và dần dần nó đã trở thành ngày lễ tượng trưng cho nền văn hóa của người Ireland.[3]

Ngày thánh Patrick
Ngày thánh Patrick
Thánh Patrick được miêu tả trên kính màu cửa sổ
Tên chính thứcNgày thánh Patrick
Tên gọi khácLễ thánh Patrick
Ngày Patrick
Ngày (thánh) Paddy
Ngày thánh Patty
Lá Fheile Pádraig
Cử hành bởiNgười Ireland và gốc Ireland,
Công giáo, Chính thống giáo, Lutheran
KiểuKitô giáo, quốc gia, dân tộc
Ý nghĩaLễ kính thánh Patriciô, kỷ niệm sự truyền bá Kitô giáo tại Ireland[1]
NgàyNgày 17 tháng ba
Hoạt độngTham gia các cuộc biểu hành, tham dự céilithe, mặc Shamrock (dấu hiệu Irish), mặc đồ xanh lá cây, uống bia, rượu của người Irish
Cử hànhTham dự Thánh lễ hay lễ thờ phụng.

Ngày này thường được gắn liền với các cuộc làm lễ ở các nhà thờ,[3][4] mặc đồ xanh lá cây (đặc biệt là cây shamrock),[5] và cùng với mùa chay. Mùa chay là mùa các giáo dân công giáo phải nhịn ăn thịt,[5][6][7], rượu bia vào các thứ sáu hàng tuần cho đến khi mùa chay kết thúc.[3][5][6][7]

Ngày thánh Patriciô là ngày lễ lớn tầm quốc gia ở Cộng hòa Ireland,[8] Bắc Ireland,[9], tỉnh Newfoundland và Labrador của Canada và ở Montserrat thuộc Anh. Ngày lễ này cũng những người có nguồn gốc Irish ăn mừng và kỷ niệm tại các nước như đảo Britain, Canada, Hoa Kỳ, Argentina, ÚcNew Zealand. Ngày Thánh Patricio được tổ chức ở nhiều quốc gia hơn bất kỳ lễ hội quốc gia nào[10]. Các lễ kỷ niệm hiện đại đã bị ảnh hưởng rất lớn do cộng đồng người Ireland, chủ yếu tại Bắc Mỹ. Trong những năm gần đây, đã có những lời chỉ trích về lễ kỷ niệm ngày thánh Patricio vì chúng đã trở nên quá thương mại hóa và phát triển những mặt xấu của người Ireland.

Thánh Patriciô sửa

Thánh Patriciô (tiếng Latinh: Patricius, tiếng Ireland: Pádraig, tiếng Anh: Patrick) là một người La Mã-Briton, tu sĩ và nhà truyền giáo. Ông được biết tới nhiều nhất qua vai trò thánh bảo hộ của Ireland hoặc là sứ đồ của Ireland, tuy nhiên Brigid thành KildareCôlumba cũng là các thánh đồng bảo hộ.

Hai lá thư của ông lúc sinh thời được lấy làm nguồn tư liệu chủ yếu khi viết về tiểu sử của ông.[11] Khi ông còn là chàng thanh niên 16 tuổi, ông bị người Irish bắt khi đang ở Wales. Ông bị bắt giam 6 năm trước khi ngài trốn thoát được và trở về với gia đình. Sau khi theo đạo công giáo, ông trở về Ireland với chức giám mục cai quản vùng Bắc và Tây của đảo Ireland. Vào thế kỷ thứ bảy, ông được phong chức thành thánh bảo hộ của Ireland.

Nguồn gốc màu xanh lá cây sửa

 
Diễu hành tại Ireland

Nguồn gốc ban đầu thì màu được liên kết với Thánh Patriciô là màu xanh nước biển nhưng theo thời gian màu xanh lá cây dần dần trở nên thịnh hành hơn.[12] Ruy băng màu xanh lá cây và shamrocks đã được mặc và trang trí trong lễ kỷ niệm Ngày Thánh Patriciô ngay từ thế kỷ 17.[13] Ngài được biết tới như đã dùng lá shamrock (cỏ ba lá), lá ba ngọn màu xanh lá cây, để giải thích về Chúa Ba Ngôi cho những người Irish cổ nguồn gốc người Celt. Cùng với sự mặc đồ và trưng đồ màu xanh lam của shamrock trở nên nổi tiếng và xuất hiện khắp những nơi ăn mừng ngày thánh Patriciô.[14][15] Trong cuộc nổi loạn vào năm 1798, trong niềm hy vọng để đánh dấu một cú đánh lớn trong chính trị, những người lính theo phe phản loạn mặc đồ xanh lá cây vào ngày 17 tháng ba với mong muốn được nhiều người chú ý tới.[12] Câu "the wearing of the green", nghĩa là mặc lá shamrock lên người, bắt nguồn từ bài hát cùng tên "The Wearing of the Green."

Chú thích sửa

  1. ^ a b Kevin Meethan, Alison Anderson, Steven Miles. Tourism, Consumption & Representation. CAB International. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ "St Patrick's Day celebrations". Church of Ireland Notes from The Irish Times. Official Church of Ireland website. ngày 12 tháng 3 năm 2011.
  3. ^ a b c Circles of Tradition: Folk Arts in Minnesota. Minnesota Historical Society Press. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010. In nineteenth-century America it became a celebration of Irishness more than a religious occasion, though attending Mass continues as an essential part of the day.
  4. ^ Edna Barth. Shamrocks, Harps, and Shillelaghs: The Story of the St. Patrick's Day Symbols. Sandpiper. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010. For most Irish-Americans, this holiday is partly religious and partly festive. St. Patrick's Day church services are followed by parades and parties, Irish music, songs, and dances.
  5. ^ a b c Circles of Tradition: Folk Arts in Minnesota. Minnesota Historical Society Press. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010. The religious occasion did involve the wearing of shamrocks, an Irish symbol of the Holy Trinity, and the lifting of Lenten restrictions on drinking.
  6. ^ a b John Nagle. Multiculturalism's Double-Bind. Ashgate Publishing. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010. Like many other forms of carnival, St. Patrick's Day is a feast day, a break from Lent in which adherents are allowed to temporarily abandon rigorous fasting by indulging in the forbidden. Since alcohol is often proscribed during Lent the copious consumption of alcohol is seen as an integral part of St. Patrick's day.
  7. ^ a b James Terence Fisher. Communion of Immigrants: A History of Catholics in America. Oxford University Press. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010. The 40-day period (not counting Sundays) prior to Easter is known as Lent, a time of prayer and fasting. Pastors of Irish- American parishes often supplied "dispensations" for St. Patrick s Day, enabling parishioners to forego Lenten sacrifices in order to celebrate the feast of their patron saint.
  8. ^ “Public holidays in Ireland”. Citizens Information Board. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010.
  9. ^ “Bank holidays”. NI Direct. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010.
  10. ^ Cronin & Adair (2002), tr. 242[1]
  11. ^ Macthéni, Muirchú maccu; White, Newport John Davis (1920). St. Patrick, his writings and life. New York: The Macmillan Company. tr. 31–51, 54–60.
  12. ^ a b History.com. History.com. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
  13. ^ The Wearing of the Green: A History of St. Patrick's Day. Daryl Adair. Routledge. 2002. ISBN 9780415180047.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  14. ^ “St. Patrick's Day: Fact vs. Fiction”. tr. 2. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.
  15. ^ “Holiday has history”. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2009.

Xem thêm sửa