Nguyễn Chính Tuân hay Nguyễn Sĩ Tuânthượng thư thời Lê sơ, đỗ hoàng giáp năm 1514.

Nguyễn Chính Tuân
Ngọc quận công
Tên khácNguyễn Sĩ Tuân
Thông tin cá nhân
Giới tínhNam
Học vấnHoàng giáp
Chức quanThượng thư
Tước hiệuNgọc quận công
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ, Mạc

Thân thế sửa

Nguyễn Chính Tuân là người làng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi,[1][2] phủ Lâm Thao,[3] xứ Sơn Tây.[4]

Sự nghiệp sửa

Ông đậu hoàng giáp khoa Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận năm 1514.[1][5][6] Ông làm quan đến chức thượng thư, tước Ngọc quận công. Khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ, ông không chịu theo Mạc.[1]

Nhận định sửa

Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa" trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở phần "Nhân vật chí".[1] Theo Phan Huy Chú, Nguyễn Chính Tuân được khen là có tiết nghĩa do không theo nhà Mạc.[1]

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e Phan Huy Chú 2014, tr. 417
  2. ^ Đào Duy Anh và đồng nghiệp 1992, tr. 247.
  3. ^ Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam & Ban Hán Nôm 1978, tr. 78.
  4. ^ Cao Xuân Dục, Trần Lê Sáng & Phạm Kỳ Nam 2001, tr. 460.
  5. ^ Kiều Mai Sơn (ngày 5 tháng 4 năm 2017). “Cờ người hội Đền Hùng, bao giờ cho đến ngày xưa?”. nongnghiep.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 152.

Thư mục sửa

  1. Cao Xuân Dục; Trần Lê Sáng; Phạm Kỳ Nam (2001), Tuyển tập Cao Xuân Dục, tập 4, Nhà xuất bản Văn học
  2. Đào Duy Anh; Phạm Trọng Điềm; Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử học (Việt Nam) (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  3. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  4. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam; Ban Hán Nôm (1978), Tuyển tập văn bia Hà Nội, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  5. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội