Nguyễn Hoàng Lâm (sinh 31 tháng 7 năm 1980) là một vận động viên cờ tướng của Việt Nam. Anh là vô địch cờ tướng châu Á năm 2011[1] và vô địch cờ tướng Việt Nam năm 2012. Ngoài ra anh từng 3 lần hạng nhì (2010, 2011, 2014) và 4 lần hạng ba (2004, 2006, 2008, 2015) ở giải cờ tướng vô địch quốc gia. Tuy là người gốc Bắc nhưng Nguyễn Hoàng Lâm sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và trong các giải đấu cấp quốc gia anh thi đấu cho đội tuyển Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hoàng Lâm
Thông tin cá nhân
Họ và tênNguyễn Hoàng Lâm
Quốc tịchViệt Nam
Sinh31 tháng 7, 1980 (43 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Thể thao
Quốc giaViệt Nam
Môn thể thaoCờ tướng
RankĐặc cấp quốc tế đại sư
ĐộiTPHCM
Thành tích huy chương
Đại diện cho Việt Nam
Môn Cờ tướng
Giải vô địch cờ tướng Việt Nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Hà Nội 2012 Tiêu chuẩn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Bình Phước 2010 Tiêu chuẩn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai TP.Hồ Chí Minh 2011 Tiêu chuẩn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Vũng Tàu 2014 Tiêu chuẩn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba TP.Hồ Chí Minh 2004 Tiêu chuẩn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Vũng Tàu 2006 Tiêu chuẩn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Cao Bằng 2008 Tiêu chuẩn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Vũng Tàu 2015 Tiêu chuẩn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Đà Nẵng 2022 Nhanh nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Vũng Tàu 2021 Chớp nam
Giải vô địch cờ tướng Châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Macau 2011 Cá nhân nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Bắc Kinh 2004 Đồng đội nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Sarawak 2010 Đồng đội nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Phúc Kiến 2014 Đồng đội nam
Đại hội thể thao trí tuệ thế giới
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Bắc Kinh 2008 Đồng đội nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Bắc Kinh 2012 Cá nhân nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Lille 2012 Đồng đội nam
Giải vô địch cờ tướng thế giới
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Berlin 2014 Đồng đội nam
Cập nhật 2022/11.

Giải vô địch cờ tướng Việt Nam sửa

2011 sửa

Giải vô địch cờ tướng Việt Nam 2011 gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một các kỳ thủ thi đấu theo hệ Thuỵ Sĩ gồm 9 vòng. Giai đoạn hai chọn bốn kỳ thủ xếp cao nhất chia cặp đấu bán kết và chung kết.

Sau giai đoạn một, với 6,5 điểm / 9 ván (+5 =3 –1) Nguyễn Hoàng Lâm xếp thứ hai, vào bán kết gặp đối thủ Trần Văn Ninh (Đà Nẵng). Dù vừa thua Trần Văn Ninh ở ván cuối cùng giai đoạn một, nhưng anh đã xuất sắc thắng cả hai ván bán kết, vào chung kết gặp Nguyễn Thành Bảo. Ở chung kết sau hai ván Nguyễn Hoàng Lâm thất bại với tỉ số 0,5–1,5, nhận ngôi á quân lần thứ hai liên tiếp [2].

2012 sửa

Giải vô địch cờ tướng Việt Nam 2012 thể thức cũng như năm trước. Sau giai đoạn một, với 6 điểm / 9 ván (+3 =6)[3], Lâm đủ đạt vị trí thứ tư (chỉ số phụ cao nhất trong nhóm 6 điểm) để vào bán kết. Ở bán kết, với lợi thế đi trước ván đầu tiên, anh giành thắng lợi trước Tôn Thất Nhật Tân (Đà Nẵng), người cao điểm nhất sau giai đoạn một. Ván thứ hai, khi đối thủ chịu sức ép buộc phải thắng, Nguyễn Hoàng Lâm giành thêm ván thắng nữa, vào chung kết gặp đồng đội Đào Quốc Hưng. Trận chung kết với hai ván cờ tiêu chuẩn cũng tương tự như ở bán kết, khi Nguyễn Hoàng Lâm giành thắng lợi ván đầu tiên khi đi trước và kết thúc giải bằng một trận thắng nữa, trở thành nhà quán quân mới của cờ tướng Việt Nam. Anh giành chức vô địch cờ tướng quốc gia lần đầu tiên với thành tích bất bại (+7 =6) sau 13 ván và toàn thắng ở giai đoạn hai [4].

2014 sửa

Giải vô địch cờ tướng Việt Nam 2014 đánh theo hệ Thuỵ Sĩ 11 ván và không có giai đoạn đánh loại trực tiếp. Nguyễn Hoàng Lâm kết thúc giải với 8 điểm (+6 =4 –1)[5], giành vị trí á quân[6].

Giải vô địch cờ tướng châu Á 2011 sửa

Giải vô địch cờ tướng châu Á 2011 mỗi quốc gia được cử hai vận động viên nam và một vận động viên nữ tham dự. Với sự thống trị của Trung Quốc ở môn cờ tướng, Việt Nam khi dự giải không đặt mục tiêu vô địch.

Giải nam tiến hành hai vòng. Vòng 1 đánh theo hệ Thuỵ Sĩ gồm 5 ván đấu, chọn 4 kỳ thủ xếp hạng cao nhất vào đánh bán kết và chung kết. Bất ngờ đã xảy ra khi cả hai kỳ thủ Trung Quốc là Vương Dược Phi và Lữ Khâm thi đấu không tốt, chỉ xếp thứ 5 và 6 sau 5 vòng đấu [7], không giành được quyền tranh ngôi vô địch. Nguyễn Hoàng Lâm với 3 thắng và 2 hoà đạt 4 điểm / 5 ván [8] vào đánh bán kết với Mã Trọng Uy (Đài Loan). Đồng đội của Lâm là Bùi Dương Trân cũng giành quyền vào bán kết.

Ở bán kết, một chút may mắn khi bốc thăm là hai kỳ thủ Việt Nam được đi trước. Họ đã chuyển hoá ưu thế này thành hai chiến thắng và gặp nhau ở chung kết. Với tâm lý thoải mái ở trận chung kết "nội bộ", Nguyễn Hoàng Lâm đã vượt qua Bùi Dương Trân [9] và trở thành nhà vô địch châu Á giải lần thứ 15. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 31 năm tổ chức giải có kỳ thủ Việt Nam giành chức vô địch châu Á, soán ngôi vị độc tôn của các kỳ thủ Trung Quốc[10].

Ngoài lề sửa

Trong làng cờ tướng Việt Nam có hai kỳ thủ cùng tên Nguyễn Hoàng Lâm. Vì vậy anh có biệt danh là "Lâm tay dài", để phân biệt với kỳ thủ còn lại là "Lâm người mẫu"[11].

Chú thích sửa

  1. ^ Lê Hồng (4 tháng 11 năm 2011). “Việt Nam giành trọn 2 HCV cờ tướng châu Á”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ Giải cờ tướng vô địch hạng Nhất toàn quốc năm 2011[liên kết hỏng]
  3. ^ Kết quả thi đấu của Nguyễn Hoàng Lâm ở giai đoạn một Giải vô địch cờ tướng Việt Nam 2012
  4. ^ Giải cờ tướng vô địch hạng Nhất toàn quốc năm 2012
  5. ^ Kết quả của Nguyễn Hoàng Lâm tại Giải vô địch quốc gia 2014
  6. ^ Bảng xếp hạng sau 11 ván tại Giải vô địch quốc gia 2014
  7. ^ Kết quả vòng ngoài Giải vô địch cờ tướng châu Á 2011
  8. ^ Kết quả thi đấu của Nguyễn Hoàng Lâm tại Giải vô địch cờ tướng châu Á 2011
  9. ^ Ván đấu chung kết giữa Nguyễn Hoàng Lâm và Bùi Dương Trân
  10. ^ Văn Tới (4 tháng 11 năm 2011). “Việt Nam soán ngôi "kỳ vương" của Trung Quốc”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2017.
  11. ^ M. Tú (11 tháng 1 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng online. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|access-date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa