Nhiếp Vinh Trăn

Nguyên soái Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy, Phó Uỷ viên trưởng, Phó Thủ tướng

Nhiếp Vinh Trăn (giản thể: 聂荣臻, phồn thể: 聶榮臻, bính âm: Niè Róngzhēn, Wade-Giles: Nieh Jung-chen; 29 tháng 12 năm 1899 - 14 tháng 5 năm 1992) là một trong "thập đại nguyên soái" của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Nhiếp Vinh Trăn
聂荣臻
Chức vụ
Nhiệm kỳ1945 – 1987
Chủ tịchMao Trạch Đông (1937 - 1976)
Hoa Quốc Phong (1976 - 1981
Đặng Tiểu Bình (1981 - 1989)
Nhiệm kỳ17 tháng 1 năm 1975 – 6 tháng 6 năm 1983
8 năm, 140 ngày
Ủy viên trưởngChu Đức (1959 - 1976)
Tống Khánh Linh (1975 - 1978)
Diệp Kiếm Anh (1978 - 1983)
Nhiệm kỳ1950 – 1954
Tiền nhiệmTừ Hướng Tiền
Kế nhiệmTúc Dụ
Nhiệm kỳ18 tháng 4 năm 1959 – 4 tháng 1 năm 1975
15 năm, 261 ngày
Thủ tướngChu Ân Lai
Nhiệm kỳ8 tháng 9 năm 1949 – 26 tháng 2 năm 1951
1 năm, 171 ngày
Bí thư Thành ủyBành Chân
Tiền nhiệmDiệp Kiếm Anh
Kế nhiệmBành Chân
Nhiệm kỳ1958 – 1970
Thủ tướngChu Ân Lai
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VIII, IX, X, XI, XII
Nhiệm kỳ28 tháng 9 năm 1956 – tháng 9 năm 1985
Thông tin chung
Sinh29 tháng 12 năm 1899
Giang Tân, Tứ Xuyên (nay là Giang Tân, Trùng Khánh)
Mất14 tháng 5 năm 1992 (92 tuổi)
Bắc Kinh
Binh nghiệp
Thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc
Phục vụQuân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Năm tại ngũ1923 - 1989
Cấp bậcNguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chỉ huySư đoàn trưởng Bát lộ quân
Tham mưu trưởng lục quân phương Bắc
Tham chiếnChiến tranh Bắc phạt
Vạn lý Trường chinh
Bách đoàn đại chiến
Nội chiến Quốc Cộng
Khen thưởngHuân chương Độc lập

Nhiếp Vinh Trăn sinh ra tại huyện Giang Tân tỉnh Tứ Xuyên (nay là quận Giang Tân, Trùng Khánh), là một người được ăn học tử tế, con trai của một gia đình giàu có.

Năm 1920, Nhiếp Vinh Trăn tham gia một nhóm sinh viên Trung Quốc ở Pháp trong một chương trình du học-lao động, nơi đó cậu học kỹ thuật công trình và trở thành một người được che chở (protégé) của Chu Ân Lai. Chu Ân Lai đã tuyển mộ cậu vào năm 1921 khi Nhiếp Vinh Trăn đang học khoa học kỹ thuật ở Bỉ, và cậu đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1923. Nhiếp đã tốt nghiệp Cao đẳng Hồng Quân Liên XôHọc viện Quân sự Hoàng Phố, và ban đầu công tác với các chức danh: cán bộ chính trị của Khoa Chính trị Hoàng Phố, nơi Chu Ân Lai làm giám đốc, và trong Hồng quân Trung Quốc.

Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần 2, đầu tiên ông đã được bổ nhiệm làm sư đoàn phó sư đoàn 115 của Bát Lộ Quân, với chỉ huy là Lâm Bưu, và cuối thập niên 1930, ông được phong làm chỉ huy chiến trường gần gũi thành trì Sơn Tây của Diêm Tích Sơn (阎锡山). Trong cuộc Nội chiến Trung Quốc ông đã chỉ huy Quân chiến trường phía bắc Trung Quốc, và với cấp phó của mình là Từ Hướng Tiền, lực lượng của ông đã đánh bại các lực lượng của Phó Tác Nghĩa ở Thiên Tân gần Bắc Kinh. Sau đó từ tháng 8/1949 đến năm 1951 ông giữ chức Thị trưởng thành phố Bắc kinh.

Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Nhiếp tham gia trong nhóm ra quyết định chỉ huy cấp cao, hoạch định chiến dịch và chia sẻ trách nhiệm huy động chiến tranh. Nhiếp được phong làm nguyên soái năm 1955 và sau này đảm trách Chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc. Ông được cử giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật quốc gia... Ông đã bị thanh trừng trong thời kỳ Cách mạng văn hóa.

Năm 1979, Nhiếp được giao làm phó tư lệnh chiến dịch tấn công Việt Nam.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

Tiền nhiệm:
Từ Hướng Tiền
Tổng tham mưu trưởng
1950 – 1954
Kế nhiệm:
Túc Dụ