Núc nác[1] hay còn gọi nam hoàng bá, hoàng bá nam, mộc hồ điệp, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, bạch ngọc chỉ[2] (danh pháp khoa học: Oroxylum indicum) là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt (Bignoniaceae).

Núc nác
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Bignoniaceae
Chi (genus)Oroxylum
Vent., 1808
Loài (species)O. indicum
Danh pháp hai phần
Oroxylum indicum
(L.) Benth. ex Kurz, 1877
Danh pháp đồng nghĩa

Arthrophyllum ceylanicum Miq., 1863
Arthrophyllum reticulatum Blume ex Miq., 1863
Bignonia indica L., 1753
Bignonia lugubris Salisb., 1796
Bignonia pentandra Lour., 1790
Bignonia quadripinnata Blanco, 1837
Bignonia tripinnata Noronha, 1790
Bignonia tuberculata Roxb. ex DC., 1845
Calosanthes indica (L.) Blume, 1826
Hippoxylon indica (L.) Raf., 1838
Oroxylum flavum Rehder, 1927
Oroxylum indicum Vent., 1808 nom. inval.

Spathodea indica (L.) Pers., 1807

Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp Bignonia indica. Năm 1808, Étienne Pierre Ventenat lập ra chi Oroxylum và gán Bignonia indica sang chi này, nhưng không lập ra tổ hợp tên gọi mới (comb. nov. O. indicum) nên danh pháp Oroxylum indicum Vent., 1808 là không hợp lệ (nom. inval.). Năm 1877 Wilhelm Sulpiz Kurz chuyển nó sang chi Oroxylum.[3]Loài hoa này có nói trong trò chơi " Rồng rắn lên mây " nổi tiếng ở Việt Nam.

Hình ảnh sửa

Mô tả cây sửa

Cây cao 7 – 10 m, thân nhẵn ít phân nhánh, có nhiều sẹo lá, vỏ màu xám, bẻ ra có màu vàng. Lá kép lông chim hai lần, dài tới 1.5m. Hoa màu đỏ tím to, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả nang to, dẹp, dài tới 80 cm, rộng 5 – 7 cm. Hạt dẹt có cánh mỏng màu trắng ngà.

Phân bố sinh thái sửa

Cây mọc hoang ở miền núi, nhiều nơi trồng làm cảnh

Bộ phận dùng sửa

Vỏ thân, hạt(Mộc hồ điệp)

Tác dụng, công dụng và cách dùng sửa

Flavonoid trong núc nác có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, làm giảm tính thấm của màng mao mạch. Vỏ chữa bệnh ngoài da, bệnh sởi và kiết lỵ. Hạt chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày.

Chế phẩm sửa

Nunacin(Viên nén), Oroxin

Chú thích sửa

  1. ^ Sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ tại mục từ 8045, quyển 3 đưa ra danh pháp Oroxylon indicum (L.) Vent. có lẽ là lỗi in ấn khi nhầm Oroxylum thành Oroxylon.
  2. ^ “Cây núc nác chống viêm da, trị ho viêm họng”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ The Plant List (2010). Oroxylum indicum. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài sửa