Petroscirtes breviceps

loài cá

Petroscirtes breviceps là một loài cá biển thuộc chi Petroscirtes trong họ Cá mào gà. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1836.

Petroscirtes breviceps
P. breviceps trong kiểu hình M. grammistes
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Blenniiformes
Họ (familia)Blenniidae
Chi (genus)Petroscirtes
Loài (species)P. breviceps
Danh pháp hai phần
Petroscirtes breviceps
(Valenciennes, 1836)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Blennechis breviceps Valenciennes, 1836
    • Blennechis cyprinoides Valenciennes, 1836
    • Petroscirtes bankieri Richardson, 1845
    • Blennechis polyodon Bleeker, 1851
    • Petroscirtes cynodon Peters, 1855
    • Aspidontus trossulus Jordan & Snyder, 1902
    • Petroscirtes annamensis Chabanaud, 1924
    • Dasson duperreyi Whitley, 1945

Từ nguyên sửa

Tính từ định danh breviceps trong tiếng Latinh có nghĩa là “đầu ngắn”, hàm ý đề cập đến phần đầu ngắn của loài cá này, chỉ dài bằng một nửa chiều cao và độ dày bằng 3/4 chiều cao.[2]

Phân bố và môi trường sống sửa

Từ Đông Phi, P. breviceps có phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo MarianaPapua New Guinea, ngược lên phía bắc đến đảo Jeju (Hàn Quốc)[3] và Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến Tây ÚcNouvelle-Calédonie.[1]

Việt Nam, P. breviceps được ghi nhận tại đảo Mắt (Nghệ An),[4] cù lao Chàm (Quảng Nam),[5] và bờ biển Ninh Thuận.[6]

P. breviceps sống trên các rạn san hô gần bờ và khu vực cửa sông, cũng có thể được tìm thấy trên nền cát hoặc giữa các cụm rong mơ, độ sâu đến ít nhất là 15 m.[7]

Mô tả sửa

 
P. breviceps trong kiểu hình M. vittatus

Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở P. breviceps là 11 cm.[7] P. breviceps là một loài bắt chước kiểu Bates (loài không độc bắt chước kiểu hình, hành vi của một loài có độc). Theo ghi nhận, P. breviceps đã bắt chước các loài Meiacanthus (một chi cá mào gà khác có độc tốrăng nanh), bao gồm Meiacanthus grammistes, Meiacanthus vittatus, và cũng có thể là cả Meiacanthus kamoharai.[8]

Ở kiểu hình M. grammistes, P. breviceps có màu trắng với 3 sọc đen dọc chiều dài thân, vùng đầu và một phần thân trước màu vàng. Còn với kiểu M. vittatus, chúng chỉ có một sọc đen dày dọc thân và một sọc khác dọc gốc vây lưng. P. breviceps cũng có một cặp răng nanh nhưng không có tuyến nọc độc, dùng để phòng thủ và sẽ không ngại cắn nếu bị tấn công.[7]

Số gai vây lưng: 10–11; Số tia vây lưng: 19–20; Số gai vây hậu môn: 2; Số tia vây hậu môn: 18–19; Số tia vây ngực: 14–15; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 3.[9]

Sinh thái sửa

P. breviceps trú ẩn và làm tổ bên trong những chai cổ hẹp hay vỏ giun ống còn sót lại. Chúng ăn các loài giáp xác nhỏ và tảo silic.[7]

Trứng của P. breviceps có chất kết dính, được gắn vào chất nền thông qua một tấm đế dạng sợi. Cá bột là dạng phiêu sinh vật, thường được tìm thấy ở vùng nước nông ven bờ.[7] Trứng hoàn toàn được cá đực chăm sóc và canh giữ. Cá đực thường chiến đấu với nhau khi vị trí làm tổ bị hạn chế, bất kể sự xuất hiện của cá cái, hầu hết là vào đầu và cuối mùa sinh sản (cạnh tranh tài nguyên). Ngược lại, những con cá cái chỉ chiến đấu vào giữa mùa, khi mà số lượng tổ cá đực quá ít, tức cơ hội giao phối của chúng sẽ bị hạn chế (cạnh tranh giao phối).[10]

Thương mại sửa

P. breviceps có thể được nuôi làm cá cảnh.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Williams, J. T. (2014). Petroscirtes breviceps. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T48342225A48390972. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T48342225A48390972.en. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Blenniiformes: Family Blenniidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Kwun, Hyuck Joon; Park, Jinsoon; Kim, Hye Seon; Kim, Ju-Hee; Park, Hyo-Seon (2017). “Checklist of the tidal pool fishes of Jeju Island, Korea”. ZooKeys. 709: 135–154. doi:10.3897/zookeys.709.14711. ISSN 1313-2970.
  4. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Trung Hiếu (2022). “Hiện trạng cá rạn san hô vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ” (PDF). Hội nghị Biển Đông 2022: 181–196.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  6. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  7. ^ a b c d e Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Petroscirtes breviceps trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  8. ^ John E. Randall (2005). “A Review of Mimicry in Marine Fishes” (PDF). Zoological Studies. 44 (3): 299–328. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Mohanty, Swarup Ranjan; Mishra, Subhrendu Sekhar; Roy, Sanmitra; Mohapatra, Anil (2019). “First record of Shorthead fang blenny, Petroscirtes breviceps (Valenciennes, 1836), from Chilika lagoon, India” (PDF). Indian Journal of Geo Marine Sciences. 48 (11): 1692–1694. ISSN 0975-1033.
  10. ^ Shibata, J.; Kohda, M. (2006). “Seasonal sex role changes in the blenniid Petroscirtes breviceps, a nest brooder with paternal care”. Journal of Fish Biology. 69 (1): 203–214. doi:10.1111/j.1095-8649.2006.01086.x. ISSN 0022-1112.