Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam

Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô (theo Nghị định 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về Quy định Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam[1]).

Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam

Phù hiệu được gắn trên ve cổ áo quân phục.

Danh sách phù hiệu các quân, binh chủng sửa

Phù hiệu sĩ quan cấp tướng sửa

Lục quân Phòng không không quân Hải quân Biên phòng Cảnh sát biển
 
 
 
 
 

Phù hiệu sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cấp tá, cấp úy sửa

Bộ binh Pháo binh Công binh Hóa học Đặc công
 
 
 
 
 
Tăng - Thiết giáp Thông tin Hậu cần - Tài chính Quân y Lái xe
 
 
 
 
 
Kĩ thuật Kiểm soát quân sự (Quân pháp) Quân nhạc Văn công Thể công
 
 
 
 
 
Bộ binh cơ giới Không quân Tên lửa Cao xạ Ra-đa
 
 
 
 
 
Nhảy dù Hải quân Hải quân đánh bộ Biên phòng Cảnh sát biển
 
 
 
 
 

Kết cấu sửa

Phù hiệu bao gồm nền phù hiệu và hình phù hiệu.

Nền phù hiệu sửa

Hình dạng: hình bình hành.

Màu sắc:

  • Lục quân màu đỏ tươi;
  • Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây;
  • Phòng không - Không quân màu xanh hòa bình;
  • Hải quân màu tím than.

Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.

Hình phù hiệu sửa

Màu sắc: màu vàng.

Danh sách cụ thể:

STT Tên gọi Hình ảnh Đặc điểm Ghi chú
1 Bộ binh
 
Hình thanh kiếm và khẩu súng bắt chéo, biểu trưng hình dao găm và súng trường CKC
2 Bộ binh cơ giới
 
Hình xe bọc thép đè lên hình dao găm và súng trường CKC
3 Đặc công
 
Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng Với Lực lượng Đặc nhiệm hải quân nền màu xanh tím than
4 Tăng - Thiết giáp
 
Hình xe tăng nhìn ngang, biểu trưng hình xe tăng T-54
5 Pháo binh
 
Hình hai nòng súng thần công bắt chéo
6 Hóa học
 
Hình tia phóng xạ trên hình nhân benzen
7 Công binh
 
Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng
8 Thông tin
 
Hình sóng điện
9 Bộ đội Biên phòng
 
Hình dao găm và súng trường CKC đặt chéo đè lên hình móng ngựa, trên hình móng ngựa có ký hiệu đường biên giới và cột mốc biên giới quốc gia
10 Cảnh sát biển
 
Hình mỏ neo trắng trên nền lá chắn nền xanh dương viền vàng đặt đè lên hai thanh kiếm bắt chéo (biểu tượng cũ hình tròn nền màu vàng, mỏ neo màu đen, dưới mỏ neo có dòng chữ "CSB" màu đỏ, hai bông lúa vươn lên bao quanh mỏ neo)
11 Phòng không - Không quân
 
Hình sao trên đôi cánh chim Với Binh chủng Không quân Hải quân nền màu xanh tím than
12 Đổ bộ đường không (Nhảy dù)
 
Hình máy bay trên dù đang mở
13 Tên lửa
 
Hình tên lửa trên tầng mây Với Binh chủng Tên lửa - pháo bờ biển nền màu xanh tím than
14 Cao xạ
 
Hình khẩu pháo cao xạ
15 Ra đa
 
Hình cánh ra-đa trên bệ
16 Hải quân
 
Hình mỏ neo
17 Hải quân đánh bộ
 
Hình mỏ neo đè lên hình dao găm và súng trường CKC
18 Hậu cần
 
Hình dao găm và súng trường CKC bắt chéo, dưới có bông lúa
19 Quân y
 
Hình chữ thập đỏ trong hình tròn nền vàng với 2 đường tròn đồng tâm màu đỏ
20 Kỹ thuật
 
Hình com-pa đè lên chiếc búa
21 Xe - Máy - Lái xe
 
Hình tay lái trên nhíp xe
22 Kiểm soát quân sự (Quân pháp)
 
Hình lá chắn đè lên hai thanh kiếm bắt chéo, phía trên gắn sao vàng
23 Quân nhạc
 
Hình cây sáo và chiếc kèn bắt chéo
24 Thể công
 
Hình cung tên
25 Văn công
 
Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn

Phù hiệu kết hợp cấp hiệu sửa

Nền phù hiệu hình bình hành; Lục quân màu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây, Phòng không - Không quân màu xanh hòa bình, Hải quân màu tím than. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền màu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.

Phù hiệu cấp Tướng sửa

Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, sao màu vàng, riêng cấp tướng binh chủng hợp thành không gắn hình phù hiệu. Số lượng sao:

  • Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
  • Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
  • Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
  • Đại tướng: 04 sao.

Ví dụ:

Phù hiệu cấp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp sửa

Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, gạch dọc và sao màu vàng. Cấp tá 02 gạch dọc, cấp úy 01 gạch dọc. Số lượng sao:

  • Thiếu úy, Thiếu tá: 01 sao;
  • Trung úy, Trung tá: 02 sao;
  • Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;
  • Đại úy, Đại tá: 04 sao.

Phù hiệu hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên sửa

Hạ sĩ quan: Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc và sao màu vàng. Số lượng sao:

  • Thượng sĩ: 03 sao;
  • Trung sĩ: 02 sao;
  • Hạ sĩ: 01 sao.

Binh sĩ: Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, sao màu vàng. Số lượng sao:

  • Binh nhất: 02 sao;
  • Binh nhì: 01 sao.

Học viên đào tạo sĩ quan; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc màu vàng ở giữa. Vạch dọc của Học viên đào tạo sĩ quan rộng 5 mm, của học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật rộng 3 mm.

Các ví dụ:

Một số logo, biểu trưng của các đơn vị Quân đội sửa

Các đơn vị, Tổng cục trực thuộc Quân đội và Bộ Quốc phòng sửa

Các doanh nghiệp, công ty, đơn vị kinh tế của Quân đội và Bộ Quốc phòng sửa

Phù hiệu sơn trên các phương tiện quân sự sửa

STT Hình ảnh Mô tả Sử dụng Ảnh thực tế
1
 
Dấu tròn gồm nền cờ đỏ sao vàng, có viền màu vàng bọc xung quanh. Trên các phương tiện cơ giới, phương tiện hoạt động trên mặt đất của Lục quânHải quân, chủ yếu là các phương tiện chiến đấu bọc thép và các phương tiện có vũ trang như xe tăng.
 
2
 
Dấu tròn nền cờ đỏ sao vàng với cặp cánh màu đỏ ở 2 bên, có viền màu vàng bọc quanh dấu tròn và cặp cánh. Trên các loại máy bay quân sự (trực thăng, tiêm kích, cường kích, vận tải) của lực lượng Không quânHải quân.
 

Xem thêm sửa

Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam

Chú thích sửa

  1. ^ “Nghị định 82 năm 2016”.