Phước Đức cổ miếu

Phước Đức cổ miếu (chữ Hán: 福德古廟)(vì thờ Phước Đức chính thần, ngoài ra còn được gọi là chùa Bang[1]); tọa lạc tại số 74, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Phước Đức cổ miếu
福德古廟
Di tích quốc gia
Phước Đức cổ miếu
Tên khácChùa Bang
Thờ phụng
Phước Đức chính thần
Thánh tíchBảo vệ đất đai và con người
Thông tin miếu
ThờPhước Đức chính thần
Địa chỉViệt Nam Số 74, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc LiêuViệt Nam
Tọa độ9°17′4″B 105°43′27,2″Đ / 9,28444°B 105,71667°Đ / 9.28444; 105.71667
Thành lập1810
Người sáng lậpMột nhóm người Việt gốc HoaBạc Liêu
Tôn tạo580 m²
Xây mớiXây theo hình chữ Quốc (国), một lối kiến trúc cung đình triều Minh
Lễ hội
Map
Di tích quốc gia
Phước Đức cổ miếu
Phân loạiDi tích lịch sử văn hoá
Ngày công nhận24 tháng 11 năm 2000 (2000-11-24)
Quyết địnhSố 30/2000/QĐ-VHTT

Nguồn gốc, kiến trúc sửa

 
Kết cấu gỗ trên nóc mái

Phước Đức cổ miếu được một nhóm người Việt gốc HoaBạc Liêu xây dựng vào khoảng năm 1810. Ban đầu, ngôi miếu được dựng bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần theo tín ngưỡng dân gian người Hoa như: Bổn Đầu Công (Ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, Ông bà Công Mẫu, v.v...Cũng vì Ông Bổn được thờ chính, nên gọi là "miếu Ông Bổn"; về sau đổi là "Phước Đức cổ miếu", vì nhóm người Hoa ấy tin rằng Bổn Đầu Công cũng chính là Phước Đức chánh thần [2].

Sau nhiều lần trùng tu, ngôi miếu ngày nay tọa lạc trên một diện tích 580 m², xây theo hình chữ Quốc (国), một lối kiến trúc cung đình triều Minh [3].

Toàn bộ công trình có khung bằng gỗ, tường xây, và mái lợp ngói ống. Từ đầu kèo, đầu xiên, các tấm biển (bằng đá và bằng gỗ)...cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế...[4]

Thờ cúng sửa

 
Bàn thờ Phước Đức chính thần

Vị thần được thờ chính trong cổ miếu là Phước Đức chính thần, là một vị thần bảo vệ đất đai và con người.

 
Một trong hai phù điêu ở tường rào phía trong của ngôi miếu[5]

Hàng năm, miếu có các lễ hội lớn như: Vía Ông Bổn (29 tháng 3 âm lịch), lễ Vu lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch), lễ Kỳ yên (diễn ra từ 11 – 13 tháng 12 âm lịch).

Không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, Phước Đức cổ miếu còn là cơ sở hoạt động cách mạng của Chi bộ làng Long Thạnh năm 1939[6].

Di tích quốc gia sửa

Với giá trị lịch sử và nghệ thuật ấy, Phước Đức cổ miếu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số 30/2000/QĐ-VHTT, ký ngày 24 tháng 11 năm 2000 [7].

Chú thích sửa

  1. ^ Hiểu theo nghĩa là một ngôi chùa của bang hội người Hoa.
  2. ^ Nguồn: Bài viết trên báo Bạc Liêu, cập nhật ngày: 03 tháng 10 năm 2012 [1], và bài viết trên website của Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch (cơ quan đại diện tại TP. HCM) [2] Lưu trữ 2013-02-10 tại Wayback Machine. Theo Vương Hồng SểnSơn Nam, thì Bổn Đầu Công là Trịnh Hòa, một thái giám dưới triều Nhà Minh (Trung Quốc).
  3. ^ Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu [3] Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine. Thông tin thêm: Phước Đức cổ miếu ở gần khu nhà Công tử Bạc Liêu, và mặt tiền của miếu ngó ra sông Bạc Liêu.
  4. ^ Nguồn: Bài viết trên websie Đài Phát thanh-Truyền hình Bạc Liêu, đăng ngày 26 tháng 4 năm 2012: [4].
  5. ^ Phù điêu còn lại ở phía đối diện và có hình cọp.
  6. ^ Bài viết trên báo Bạc Liêu đã dẫn.
  7. ^ Nguồn: Bằng di tích đang trưng bày tại miếu.