Phụ Nữ (báo)

(Đổi hướng từ Phụ nữ (báo))

Báo Phụ Nữ (tên đầy đủ: Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, tên gọi ban đầu: Báo Phụ Nữ Sài Gòn) là cơ quan ngôn luận trực thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt số báo in đầu tiên vào ngày 19 tháng 5 năm 1975 nhân kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh của Nguyễn Ái Quốc. Đây là tờ báo đầu tiên ở Sài Gòn cho ra đời các ấn phẩm phụ vào năm 1982.[1]

Báo Phụ Nữ
Loại hìnhBáo giấy (đã bỏ)
Báo điện tử
Hình thứcBáo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuThành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng biên tậpLý Việt Trung
Thành lập19 tháng 5 năm 1975; 48 năm trước (1975-05-19)
Giấy phépGiấy phép số 63/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 29/01/2021
Ngôn ngữTiếng Việt
Trụ sở311 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Vị tríTrong nước: 63 tỉnh, thành
Ngoài nước: khắp thế giới
Quốc gia Việt Nam
Trang webBáo Điện tử Phụ Nữ

Lịch sử sửa

Nhật báo ra mắt vào ngày 19 tháng 5 năm 1975,[2] trùng với thời điểm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tên gọi khi thành lập là Báo Phụ Nữ Sài Gòn, sau đó đổi thành Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Ấn phẩm là cơ quan ngôn luận trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh nằm dưới sự điều hành của Thành ủy.[3] Năm 2010, Phụ Nữ được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất,[4] và năm năm sau thì khánh thành Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức Phụ nữ tại Phường Thảo Điền, Quận 2.[5] Chiều ngày 3 tháng 4 năm 2009, trang tin điện tử với tên miền phunuonline.com.vn ra đời tích hợp công nghệ quản trị website SharePoint của Microsoft.[6][7]

Cuối năm 2020, bà Lý Việt Trung được bổ nhiệm làm tân Tổng biên tập của Phụ Nữ.[8] Ba năm sau, tờ báo đã trao 248 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cho các nữ sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố,[9] đồng thời phát động cuộc thi viết về Sài Gòn với giải đặc biệt trị giá 70 triệu đồng nhằm tôn vinh các thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội cùng những công trình làm thay đổi diện mạo thành phố.[10]

Tranh cãi sửa

Tháng 8 năm 2018, Phụ Nữ gây xôn xao dư luận khi đăng bài phê phán Vingroup về những dự án gây lo ngại trong quá trình xây dựng sẽ lấn chiếm mặt sông Sài Gòn.[11][12][13] Ngày 28 tháng 5 năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt hành chính tờ báo 55 triệu đồng,[14] tước giấy phép hoạt động báo chí điện tử 1 tháng và buộc phải cải chính, xin lỗi do đăng tin tức sai sự thật gây ảnh hưởng đến tập đoàn Sun Group.[15][16] Tuy nhiên một ngày sau đó, Phụ Nữ tiếp tục xuất bản bài luận với tựa đề "Báo Phụ nữ TPHCM đã sai phạm những gì?" trên phiên bản báo giấy để phản biện lại quyết định của Cục Báo chí.[11] Thời điểm bản tin lên án tập đoàn này khi vừa ra mắt vào năm 2019 đã tạo nên một làn sóng tranh luận trên các trang mạng xã hội,[17] vì Sun Group – cũng giống như Vingroup, đều được xem là những công ty có sức ảnh hưởng lớn và thuộc vùng cấm đối với giới phóng viên.[18][19]

Danh hiệu sửa

Đầu thế kỷ 21, Phụ Nữ được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, năm 2006 đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và bốn năm sau thì nhận về Huân chương Lao động hạng Nhất.

Quốc gia Năm Giải thưởng Ref.
  Việt Nam 2000   Huân chương Lao động hạng Ba [1]
2006   Huân chương Lao động hạng Nhì [20]
2010   Huân chương Lao động hạng Nhất [21]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Báo Phụ nữ Thành phố HCM: Tiếng nói của phụ nữ và an sinh xã hội”. Tạp chí Gia Đình Mới. 23 tháng 9 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Thanh Niên (18 tháng 5 năm 2005). “Chúc mừng Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tròn 30 tuổi”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ VOH Online (20 tháng 5 năm 2015). “Báo Phụ nữ TPHCM: Tự hào 40 năm – Bạn đường của hạnh phúc”. Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Thanh Tâm (15 tháng 5 năm 2010). “Báo Phụ Nữ TP.HCM: Đón Huân chương Lao động hạng Nhất”. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Bích Trâm (20 tháng 5 năm 2015). “Báo Phụ Nữ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập”. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Thanh Phong (4 tháng 4 năm 2009). “Website Phụ Nữ Online ra mắt bạn đọc”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ Kh.Ngọc (3 tháng 4 năm 2009). “Ra mắt Phụ Nữ Online”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ Huy Thịnh (21 tháng 12 năm 2020). “Báo Phụ nữ TPHCM có Tổng biên tập mới”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ Lê Vĩnh (19 tháng 8 năm 2023). “Báo Phụ nữ TP HCM tiếp sức nữ sinh trước thềm năm học mới”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Thùy Trang (19 tháng 10 năm 2023). “Báo Phụ Nữ TP HCM tổ chức cuộc thi viết về TP HCM - giải đặc biệt trị giá 70 triệu đồng”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ a b “Báo Phụ nữ TPHCM nói họ viết 'không sai bản chất vấn đề' sau khi bị phạt”. BBC World News. 29 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ Trung Việt; Ngô Tới. 'Nhất trụ kình thiên' bên sông Sài Gòn”. Phụ Nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ Nam Anh (13 tháng 8 năm 2018). “Central Park giống hệt cái 'mỏ hàn' đe dọa sông Sài Gòn”. Phụ Nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  14. ^ “Báo Phụ nữ Online bị đình bản vì đăng bài 'sai sự thật' về Sun Group”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 29 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ B.T.V (28 tháng 5 năm 2020). “Báo Phụ nữ TP HCM bị đình bản báo điện tử 1 tháng, phạt 55 triệu đồng”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  16. ^ TTXVN (28 tháng 5 năm 2020). “Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh bị đình bản báo điện tử 1 tháng”. Báo Tin Tức. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  17. ^ “Báo Phụ Nữ, Sun Group và 'tự do báo chí' ở Việt Nam”. BBC World News. 23 tháng 9 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  18. ^ Diễm Thi (29 tháng 5 năm 2020). “Sao Cục Báo chí lại phạt Báo Phụ Nữ đăng bài về Sun Group?”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  19. ^ Diễm Thi (25 tháng 9 năm 2019). “Sun Group và "Chủ nghĩa thân hữu" tại VN”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  20. ^ Th.Anh (8 tháng 3 năm 2006). “Đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  21. ^ Sơn Bình (15 tháng 5 năm 2010). “Báo Phụ Nữ nhận Huân chương Lao động hạng nhất”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.

Liên kết ngoài sửa