Phục bích tại Ấn Độ

Phục bích (tiếng Trung: 復辟), còn được phiên âm là phục tích hay phục tịch, nghĩa đen là "khôi phục ngôi vua" là trường hợp một quân chủ đã từ nhiệm hoặc đã bị phế truất hay từng bị lật đổ bởi các cuộc cách mạngđảo chính trong nước, thậm chí phải lưu vong do nạn ngoại xâm nhưng sau đó khôi phục lại được ngôi vị của mình. Dưới đây liệt kê những cuộc phục bích tại Ấn Độ.

Tây Kshatrapas sửa

Triều đại Bhadramukhas:

Năm 175, Jivadaman bị cướp chính quyền khi mới lên ngôi chưa ngồi nóng chỗ, người chiến thắng là Rudrasimha I.[1] Từ năm 188-191, Isvaradatta là người đoạt được quyền lực, xen giữa hai thời kỳ ngự trị của Rudrasimha I.[2] Năm 197, Rudrasimha I qua đời, Jivadaman lên làm vua lần thứ hai.[3]

Năm 188, Isvaradatta lên ngôi vua, Rudrasimha I bị lật đổ phải lưu vong nơi đất khách quê người.[4] Năm 191, Isvaradatta bị giết chết, Rudrasimha I hồi hương phục tịch.[5]

Vương triều Chalukya sửa

Chalukya xứ Kalyani:

Năm 1068, ngôi vị của Vijay Aditya VI bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân lý do khác nhau, có cả khách quan lẫn chủ quan.[6] Năm 1072, ông lấy lại được giang sơn xã tắc của mình.[7]

Đế quốc Vijayanagara sửa

Nhà Sangama:

Năm 1469, Rajasekhara bị thay thế bởi Virupaksha I, sau đó đến lượt Praudha Deva Raya.[8] Ông khôi phục lại địa vị vào năm 1479, nhưng chỉ non một năm thì mất quyền lực bởi Virupaksha II.[9] Năm 1486, lần thứ ba Rajasekhara giành lại ngôi báu, nhưng rốt cuộc cũng không giữ nổi, triều đại của ông kết thúc năm 1487, vua Narasimha nhà Saluva lên ngôi chấm dứt sự tồn tại của nhà Sangama.[10]

Đế quốc Mogul sửa

 
Nasiruddin Humayun

Năm 1539, Nasiruddin Humayun do quá đắm mình vào những trò vui thanh sắc nên đã mất vương quốc về tay một nhà quý tộc Afghanistan, Sher Shah Sur (tức Sher Khan).[11] Sher Shah đã thiết lập nhà Sur trên lãnh thổ cũ của Nasiruddin Humayun, còn Nasiruddin Humayun lại lặp lại số phận của vua cha Ẓahīr-ud-Dīn Muhammad, trở thành một kẻ lang thang không nhà cửa trên miền Tây Nam Á.[12] Sher Shah Sur mất năm 1545, nhà Sur phát sinh nội loạn, liên tiếp có những cuộc thanh trừng sát phạt đẫm máu, lần lượt các vua: Islam Shah (1545-1553), Muhammad V(1553-1554), Firuz (1554), Ibrahim III (1554-1555) và Sikander Shah (1555) thay nhau cướp chính quyền về tay mình.[13] Nasiruddin Humayun lúc đó đang lưu vong ở Ba Tư, ông đã mượn binh nước này mở cuộc tiến công quy mô lớn vào Delhi, giành lại được đất nước, đuổi thế lực của nhà Sur trở về Afghanistan năm 1555.[14] Sau nhiều năm bôn ba mệt mỏi, cảm thấy mình không thể sống được lâu nữa, Nasiruddin Humayun đã quyết định chọn người con trai Akbar làm Hoàng thái tử và cử quan tể tướng Bairam Khan làm nhiếp chính, ông qua đời năm 1556.[15]

 
Muhammad Shah

Ngày 15 tháng 10 năm 1720, Abul Fath Zahir-ul-din Muhammad Ibrahim khỏi nhà tù và được đặt lên ngai vàng của đế quốc Mogul, Muhammad Shah bị lật đổ.[16] Abul Fath Zahir-ul-din Muhammad Ibrahim được anh em nhà Sayyid (thuật ngữ dùng để nhắc đến Syed Hussain KhanSyed Hassan Ali Khan Barha, những người có quyền lực thực tế trong đế quốc Mughal thời bấy giờ) chỉ định làm người kế vị anh trai mình.[17] Tuy nhiên, ông này đã bị Muhammad Shah đánh bại trong trận chiến Hasanpur, và bị phế truất vào ngày 13 tháng 11 năm 1720, bị đưa trở lại nhà tù trong tòa thành Shahjahanabad.[18] Một tứ tấu được trích dẫn bởi Khush-hal Chand nói, ngày quyền lực của Abul Fath Zahir-ul-din Muhammad Ibrahim ngắn ngủi, "giống như một giọt sương trên một ngọn cỏ".[19] Muhammad Shah để giành lại sự cai trị của mình, đã sắp xếp cho anh em bị giết với sự giúp đỡ của Nizam-ul-Mulk Asaf Jah, Syed Hussain Ali Khan đã bị sát hại tại Fatehpur Sikri vào năm 1720, và Syed Hassan Ali Khan Barha bị đầu độc vào năm 1722.[20]

Nhà nước Assam sửa

Triều đại Induvamsha (Ahom):

Năm 1792, Baratha Singh Mahamari giành quyền kiểm soát nhà nước Assam từ tay Suhitpangpha Gaurinathasimha.[21] Trong những năm 1793-1796, người thống trị xứ này là Sarvananda Singh, Baratha Singh Mahamari bị hạ bệ cho đến năm 1796 mới lấy lại địa vị.[22] Nhưng Suhitpangpha Gaurinathasimha đã trở lại, điều đó khiến cuộc phục tích của Baratha Singh Mahamari chỉ như áng phù vân, vừa mới tụ lại đã bị gió thổi tan biến.[23]

Năm 1793, ngôi báu Baratha Singh Mahamari mới đoạt được một năm đã bị cướp mất, người thực hiện cuộc chính biến này là Sarvananda Singh.[24] Năm 1796, Baratha Singh Mahamari cố gắng cướp chính quyền lần thứ hai nhưng không ăn thua, bởi Suhitpangpha Gaurinathasimha đã quay về dẹp tan cả Baratha Singh Mahamari lẫn Sarvananda Singh đang trong thế giằng co để đăng cơ lần thứ nhì.[25]

Năm 1818, Purendrasimha Narendra nhảy lên nắm quyền sau khi đánh bại Sudinpha Chandrakantasimha Narendra, nhưng âm mưu của cung điện Ahom và sự hỗn loạn chính trị do cuộc nổi loạn Moamoria, đó là cái cớ để người Miến Điện tấn công Assam và đưa Sudinpha Chandrakantasimha Narendra trở lại ngôi vị vào năm 1819.[26] Năm 1821, việc Sudinpha Chandrakantasimha Narendra chuyển lòng trung thành của mình sang phía người Anh, đã dẫn dắt người Miến Điện đem quân xâm chiếm Assam, Yogeshvarasimha được người Miến Điện đưa lên ngai vàng.[27] Sudinpha Chandrakantasimha Narendra phải bỏ chạy, nhưng đến năm 1822 ông đem quân trở lại, lật đổ được Yogeshvarasimha để phục tịch, Yogeshvarasimha chạy theo quân Miến Điện.[28] Ít lâu sau, viện binh Miến Điện kéo sang, biến xứ này thành một tỉnh của Miến Điện dưới quyền một tổng đốc quân sự vào năm 1822, Sudinpha Chandrakantasimha Narendra thất bại toàn diện, Yogeshvarasimha tuy lên ngôi lần hai nhưng thực tế chỉ là bù nhìn mà thôi.[29]

Năm 1819, Purendrasimha Narendra mất ngôi, người tiền nhiệm Sudinpha Chandrakantasimha Narendra quay lại đoạt vị bởi được quân Miến Điện hỗ trợ.[30] Cuộc chiến tranh Anh-Miến Điện xảy ra vào năm 1824, kết thúc theo Hiệp ước Yandabo năm 1826, với việc Công ty nắm quyền kiểm soát Hạ Assam và đưa Purendrasimha Narendra lên làm vua của Thượng Assam 1833.[31] Sự sắp xếp kéo dài đến năm 1838 và sau đó người Anh dần sáp nhập toàn bộ khu vực, từ đó nhà nước Assam bị bãi bỏ, chính thức sáp nhập vào thuộc địa Ấn Độ nằm trong đế quốc Anh.[32]

Năm 1822, Yogeshvarasimha được người Miến Điện ủng lập khi họ đánh đuổi Sudinpha Chandrakantasimha Narendra, nhưng ông bị thất bại ngay trong năm đó bởi Sudinpha Chandrakantasimha Narendra.[33] Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau người Miến Điện đưa lực lượng trở lại, Yogeshvarasimha danh nghĩa làm vua nhưng quyền lực bị chi phối bởi một tổng đốc quân sự người Miến Điện, địa vị của ông chấm dứt sau cuộc chiến tranh Anh-Miến lần thứ nhất năm 1826.[34]

Nhà nước Ajaigarh sửa

Triều đại Bundela:

Năm 1793, Bakht Singh đánh mất ngôi. Sau đó lần lượt trải qua các đời vua: Ali Bahadur (1793-1802), Shamsher Bahadur Rajas(1802-1804), Lakshman Dawa (1804- 1807) cho đến khi Bakht Singh khôi phục quyền lực của mình. [35]

Nhà nước Baghal sửa

Triều đại Baghalia:

Năm 1805, nhà nước Baghal bị vương quốc Nepal chiếm đóng suốt mười năm ròng rã, vua Jagat Singh trở thành tù nhân, được đem đi lưu đày ở Nalagarh.[36] Năm 1815, Jagat Singh nhờ sự can thiệp của đại Anh Quốc nên được trả tự do, ông quay về cố hương phục tịch.[37]

Nhà nước Vadodara sửa

Triều đại Gaekwads:

Năm 1771, Govindrao I bị buộc phải thoái nhiệm, nguyên do Fateh Singh I đến Poona và nhận được từ Peshwa việc xem xét lại quyết định của mình, Sayaji Rao I được công nhận là Sena Khas Khel và Fateh Singh đóng vai trò nhiếp chính.[38] Đến năm 1774, Fateh Singh I đảo ngược quyết định ủng hộ Sayaji Rao I và công nhận đồng minh Govind Rao I cũ của ông ta là Sena Khas Khel, nhưng chẳng bao lâu sau Fateh Singh I cũng bị trục xuất khỏi Poona.[39] Năm 1778, cán cân quyền lực ở Vadodara lại có sự xáo trộn, Fateh Singh một lần nữa nhận được sự bổ nhiệm làm nhiếp chính và Sayaji Rao I quay trở lại làm Sena Khas Khel.[40] Govind Rao I mất ngôi lần thứ hai, đến năm 1792, Sayaji Rao I qua đời, Manaji Rao Gaikwar (người đang giữ quyền nhiếp chính sau khi quật đổ được Fateh Singh I năm 1789) tuyên bố lên làm Sena Khas Khel.[41] Bất chấp yêu sách của Govind Rao I, người nắm quyền lực Manaji Rao Gaikwar đã trả một số tiền lớn cho Peshwa Maratha de Poona để được xác nhận.[42] Trong khi đó, Sindhia lại ủng hộ Govind Rao I và sự cạnh tranh giữa ông và Manaji Rao Gaikwar vẫn tồn tại cho đến khi cái chết sau đó của Manaji Rao Gaikwar ở Baroda vào ngày 27 tháng 7 năm 1793, Manaji Rao Gaikwar lại sống độc thân và không có con.[43] Sau đó, Govind Rao I, với một khoản thanh toán mạnh mẽ, cuối cùng đã có thể tiếp cận quyền lực vào tháng 8 năm 1793, ông nhận được danh hiệu Sena Khas Khel lần thứ ba.[44]

Năm 1774, Sayaji Rao I mất ngôi bởi sự trở lại của người anh em Govind Rao I.[45] Năm 1778, Sayaji Rao I phục vị và trị vì cho đến khi qua đời.[46]

Năm 1774, quyền nhiếp chính của Fateh Singh I không còn duy trì được bởi Govind Rao I phục bích.[47] Năm 1778, Fateh Singh I trở lại, ông nắm giữ cương vị cho đến khi bị Manaji Rao Gaikwar lật nhào năm 1789.[48]

Nhà nước Barwani sửa

Triều đại Shishodhya:

Năm 1861, Jashwant Singh bị buộc phải thoái vị, ngai vàng của Barwani bị bỏ trống bởi sự quản trị trực tiếp của đế quốc Anh. Jashwant Singh [49] Năm 1873, chính quyền Anh quyết định khôi phục nhà nước Barwani với phương châm dùng người bản xứ trị người bản xứ, Jashwant Singh được đưa trở lại ngôi vị.[50]

Nhà nước Bashahr sửa

Năm 1887, Raghunath Singh giành quyền kiểm soát tại Bashahr sau cuộc chính biến đẫm máu, Shamsher Singh đánh mất ngôi vị phải bỏ chạy.[51] Năm 1898, nhà nước Bushahr bị chính quyền Anh tiếp quản, Raghunath Singh bị lật đổ, Shamsher Singh được đưa trở về vị trí ban đầu.[52]

Nhà nước Bhajji sửa

Triều đại Pal:

Năm 1803, Rudrapal cùng với Purana Chandra của nhà nước Jubbal đều trở thành "vong quốc chi quân" khi giang sơn xã tắc của họ đều bị vương quốc Nepal chiếm đóng.[53] Năm 1815, Rudrapal đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập tự do cho tổ quốc, như vậy lần thứ hai ông bước lên ngôi báu.[54]

Nhà nước Bharatpur sửa

Năm 1825, Balwant Singh lên ngôi lúc 5 tuổi, ông được nhiếp chính dưới quyền của mẹ mình và giám thị của Đại lý chính trị, nhưng Balwant Singh chưa kịp ngồi vững trên ngai vàng thì bị người chú Maharaja Durjan Sal thách thức bằng việc lật đổ rồi bỏ tù.[55] Charles Metcalf, thống đốc mới của Anh ở Delhi, đã can thiệp vào cuộc tranh chấp và phái quân đội của công ty Đông Ấn tấn công pháo đài Bharatpu, họ tập trung nhân lực vào ngày 10 tháng 12 năm 1825.[56] Năm 1826, các lực lượng viễn chinh Anh đã kéo đến bao vây Bharatpur trong ba tuần và vào ngày 18 tháng 1, pháo đài mà trước đây được coi là bất khả xâm phạm, đã bị quân đội dưới quyền của tử tước Lord Comber phá hủy, Maharaja Durjan Sal sau đó bị đem đi giam cầm tại Allahabad, Balwant Singh quay trở lại cầm quyền.[57]

Nhà nước Bundi sửa

Triều đại Hara Chauhan:

Năm 1770, Ajit Singh lên ngôi, lần trị vì đầu tiên của Umaid Singh chấm dứt.[58] Năm 1773, Ajit Singh qua đời, lần trị vì thứ nhì của Umaid Singh bắt đầu.[59]

 
Ram Singh

Nhà nước Dhar sửa

Triều đại Ponwar:

Năm 1858, nhà nước Dhar bị bãi bỏ, Anand Rao III Puar mất ngôi.[60] Nguyên nhân vì Anand Rao III Puar đã hỗ trợ chính quyền bang trong cuộc nổi dậy của người Sipais, thời kỳ này quân đội Anh chiếm đóng trực tiếp quản lý Dhar.[49] Ngày 21 tháng 11 năm 1864, người Anh khôi phục nhà nước Dhar, Anand Rao III Puar trở lại ngai vàng, ngoại trừ quận Bairasia, được cấp cho Sekandar Begum của Bhopal.[61]

 
Vijay Singh

Nhà nước Marwar sửa

Triều đại Rathor:

Ram Singh bị đánh bại trong trận chiến bởi chú Bakht Singh tại Luniawas ngày 27 tháng 11 năm 1750 và bị trục xuất khỏi Jodhpur vào năm 1751, ông tìm nơi ẩn náu ở Jaipur.[62] Năm 1752, quyền lực còn chưa kịp củng cố thì Bakht Singh đột ngột qua đời, con trai là Vijay Singh thay thế.[63] Năm 1753, Ram Singh tiến hành chính biến, lật đổ được người anh em họ Vijay Singh, qua đó giành quyền cai trị lần thứ hai cho đến lúc chết.[64]

 
Bhim Singh

Ngày 31 tháng 1 năm 1753, Vijay Singh bị người anh em họ Maharaja Ram Singh phế truất, ông đã trở lại gadi lần thứ hai sau cái chết của Maharaja Ram Singh vào năm 1772.[65]

Ngỳ 20/03/1793, sau ngót một năm chiếm giữ Mehrangarh và tự xưng là người cai trị thay cho ông của mình từ ngày 13 tháng 4 năm 1792, Bhim Singh đầu hàng và rút lui cho jagir cá nhân của mình tại Sawana.[66] Gần bốn tháng sau, Bhim Singh một lần nữa chiếm giữ pháo đài, bắt giam Man Singh (người kế vị của Vijay Singh) và tuyên bố mình là người cai trị lần thứ hai vào ngày 17 tháng 7 năm 1793, ông đã dành toàn bộ triều đại của mình để tranh giành sự kế vị với các chú và anh em họ của mình.[67]

Nhà nước Jubbal sửa

Năm 1803, nhà nước Jubbal bị Đế chế Gorkhali chiếm đóng, vua Purana Chandra phải bỏ chạy.[68] Năm 1815, Purana Chandra phục bích, đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Năm 1832, đế quốc Anh công chiếm Jubbal, vua Purana Chandra không chống cự nổi đành chịu mất ngôi lần thứ hai. Năm 1840, ông khôi phục lại địa vị lần thứ ba, nhưng đáng tiếc ông lại qua đời khi còn chưa kịp ổn định tình hình đất nước ngay trong năm đó.[69]

Nhà nước Junagadh sửa

Triều đại Babi:

Năm 1760, triều đại vua Shri Diwan Nawab Muhammad Mahabat Khanji I Bahadurkhanji gián đoạn bởi sự tiếm quyền của Shri Diwan Nawab Muzaffar Khanji Ja'afarkhanji.[70] Năm 1762, Shri Diwan Nawab Muzaffar Khanji Ja'afarkhanji bị đánh bại và phế truất khi Shri Diwan Nawab Muhammad Mahabat Khanji I Bahadurkhanji trốn thoát khỏi nơi giam giữ và tổ chức binh biến để khôi phục địa vị.[71]

Bhonsle Maharaja xứ Thanjavur sửa

 
Serfoji II

Vương quốc Thanjavur Maratha:

Năm 1793, sau thời gian nhiếp chính, Amar Singh đã quyết định chiếm lấy ngai vàng sau khi hạ bệ vua Serfoji II (cũng là cháu nuôi của ông này) và cai trị với tư cách là người cai trị tuyệt đối của Thanjavur từ đó đến năm 1798.[72] Amar Singh chống lại những nỗ lực của đế quốc Anh để chiếm lấy vương quốc cho đến thời điểm ông ta ký gửi có lợi cho cháu trai nuôi của mình, Serfoji II vào năm 1798.[73] Trong khi đó, người Anh đã ra mặt đưa Serfoji II lên ngôi vua lần thứ hai tại Thanjavur. Để đổi lấy sự giúp đỡ của họ, Serfoji II đã buộc phải nhượng lại chính quyền vương quốc cho người Anh và đổi lại, được cấp một khoản trợ cấp hàng năm chùa 100.000 sao và một phần năm doanh thu đất của nhà nước.[74] Chủ quyền của Serfoji II bị giới hạn ở Pháo đài Thanjavur và các khu vực lân cận, do đó ông được nhớ đến trong lịch sử trong vai trò là người cai trị có chủ quyền cuối cùng của Thanjavur.[75]

Tham khảo sửa

  1. ^ Mishra, Susan Verma; Ray, Himanshu Prabha (2016). The Archaeology of Sacred Spaces: The temple in western India, 2nd century BCE–8th century CE (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 39. ISBN 9781317193746.
  2. ^ Damsteegt, Th (1978). Epigraphical Hybrid Sanskrit: Its Rise, Spread, Characteristics and Relationship to Buddhist Hybrid Sanskrit (bằng tiếng Anh). BRILL. tr. 201. ISBN 978-9004057258.
  3. ^ Vogel, Jean Ph (1947). India antiqua (bằng tiếng Anh). Brill Archive. tr. 299.
  4. ^ Salomon, Richard (1998). Indian Epigraphy: A Guide to the Study of Inscriptions in Sanskrit, Prakrit, and the Other Indo-Aryan Languages (bằng tiếng Anh). Oxford University Press, USA. tr. 90. ISBN 9780195099843.
  5. ^ Malwa through the ages, from the earliest times to 1305 A.D. by Kailash Chand Jain, стор. 174
  6. ^ Eastern Chalukya Lưu trữ 2019-08-05 tại Wayback Machine Article Id: WHEBN0004621226 - Title: Eastern Chalukya - Author: World Heritage Encyclopedia - Language: English - Subject: Nannayya, Middle kingdoms of India, Tamil people, East Godavari district, South India, Vijayawada, Amaravati, Andhra Pradesh, Kakatiya dynasty, Palnadu, Amoghavarsha - Publisher: World Heritage Encyclopedia
  7. ^ Sanu Kainiraka, From Indus to Independence - A Trek Through Indian History: Vol III..., Tập 3
  8. ^ History of Ballari Vijayanagara Empire Content Owned by District Administration © NIC Ballari, Developed and hosted by National Informatics Centre, Ministry of Electronics & Information Technology, Government of India
  9. ^ Durga Prasad, J. (1988). History of the Andhras up to 1565 A. D. (PDF). Guntur: P.G. Publisher. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2007.
  10. ^ Vijayanagara Empire facts for kids Kiddle Encyclopedia. This page was last modified on ngày 1 tháng 7 năm 2019, at 18:31.
  11. ^ S.R. Sharma, Mughal empire in India: a systematic study including source material, Tập 1, trang 131
  12. ^ Begum, Gulbadan (1902). The History of Humāyūn (Humāyūn-nāmah) (English translation and Persian text). Translated by Annette S. Beveridge. Royal Asiatic Society.; English translation only, as text
  13. ^ Jawhar (fl. 1554) (1832). The Tezkereh Al Vakiāt: Or, Private Memoirs of the Moghul Emperor Humayun. Translated by Charles Stewart. Oriental Translation Fund.
  14. ^ Begam Gulbadam; Annette S. Beveridge (1972). The History of Humāyūn (Humāyūn-nāmah). Begam Gulbadam. tr. 249–. GGKEY:NDSD0TGDPA1.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  15. ^ Thẩm Kiên (chủ biên), Thập đại Tùng thư - 10 đại hoàng đế thế giới. Phần 6: Đại đế Akbar, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2003 (người dịch: Phong Đảo)
  16. ^ Awrangābādī, Shāhnavāz Khān; Prashad, Baini; Shāhnavāz, ʻAbd al-Ḥayy ibn (1979). The Maāthir-ul-umarā: being biographies of the Muḥammadan and Hindu officers of the Timurid sovereigns of India from 1500 to about 1780 A.D. Janaki Prakashan. p. 652.
  17. ^ Tony Jaques (2007). Dictionary of Battles and Sieges: A-E. Dictionary of Battles and Sieges: A Guide to 8,500 Battles from Antiquity Through the Twenty-first Century. 1. Greenwood Publishing Group. p. xxxix. ISBN 0313335370.
  18. ^ Farooqi, Naimur Rahman (1989). Mughal-Ottoman relations: a study of political & diplomatic relations between Mughal Empire and the Ottoman Empire, 1556–1748. Idarah-i Adabiyat-i Delli. ASIN: B0006ETWB8. See Google Books search.
  19. ^ Malik, Zahir Uddin (1977). The reign of Muhammad Shah, 1719-1748. London: Asia Pub. House. p. 407. ISBN 9780210405987.
  20. ^ Farooqi, N.R. (1989). Mughal-Ottoman relations: a study of political & diplomatic relations between Mughal India and the Ottoman Empire, 1556-1748. Idarah-i Adabiyat-i Delli.
  21. ^ Imperial, Royal & Princely Indian States: A States
  22. ^ James Prinsep, Useful Tables, Forming an Appendix to the Journal of the Asiatic Society
  23. ^ A RARE GOLD COIN OF BHARAT SINGHA: THE MATAK RULER OF ASSAM SRISTIDHAR DUTTA Proceedings of the Indian History Congress Vol. 55 (1994), pp. 931-934
  24. ^ James Prinsep, Essays on Indian Antiquities, Historic, Numismatic, and Palaeographic: To
  25. ^ Princely States of India A-J Posted: ngày 15 tháng 9 năm 2011 in Children and Child Rights, Education, Geopolitics, Politics, Uncategorized, Youths and Nation
  26. ^ Indian Princely States before 1947 A-J - World Statesmen. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  27. ^ Of States and Statesmanship: Sid Harth Google Groups
  28. ^ Myanmar - World Leaders Index
  29. ^ cooch4 - The Royal Ark Copyright©Christopher Buyers, June 2001 - May 2017
  30. ^ Indian Princely States - [DOCX Document] VDOCUMENTS
  31. ^ Thant Myint-U (2006). The River of Lost Footsteps--Histories of Burma. Farrar, Straus and Giroux. tr. 125–127. ISBN 978-0-374-16342-6, 0-374-16342-1
  32. ^ The Ahom people (Ahom is a dialectal version of Assam) Lưu trữ 2019-08-04 tại Wayback Machine dasagrandhi1987 ngày 10 tháng 12 năm 2011
  33. ^ States before 1947 A-J-Rulers
  34. ^ Anthony Webster (1998). Gentlemen Capitalists: British Imperialism in South East Asia, 1770-1890. I.B.Tauris. tr. 142–145. ISBN 1860641717, 9781860641718
  35. ^ AJAIGARH - iiNet. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  36. ^ Genealogia per H. Soszynski
  37. ^ The princely and noble families of the Indian Empire, volum I (Himachal Pradesh), per Mark Brent Hall
  38. ^ Gandhinagar: Building National Identity in Postcolonial India
  39. ^ Streefkerk, Hein (1985). Industrial Transition in Rural India: Artisans, Traders, and Tribals in South Gujarat. Popular Prakashan. tr. 111. ISBN 9780861320677.
  40. ^ Baroda - family genealogy
  41. ^ “India Has Rich State In Baroda”. Hartford Courant. 16 tháng 8 năm 1927. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  42. ^ Roper Lethbridge: Golden Book of India. A Genealogical and Biographical Dictionary of the Ruling Princes, Chiefs, Nobles, and Other Personages, Titled or Decorated, of The Indian Empire, London: Macmillan, 1893, s. x, xii.
  43. ^ Charles Augustus KincaidDattatray Balwant Parasnis (1918). A History of the Maratha People Volume 3. Oxford University Press. tr. 2–10.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  44. ^ Baroda State, i The Imperial Gazetteer of India, bind 7, Oxford, Clarendon Press, 1908, s. 25
  45. ^ Ivor Lewis: Sahibs, nabobs, and boxwallahs. A dictionary of the words of Anglo-India, Delhi: Oxford India Paperbacks, 1997, s. 113.
  46. ^ Official Website of the Gaekwads of Baroda Lưu trữ 2017-05-23 tại Wayback Machine WEBENZA © 2012
  47. ^ V. P. Menon: Integration of the Indian States, ny utgave, Hyderabad: Orient Longman, 1985, s. 424.
  48. ^ David Henige: Princely States of India: A Guide to Chronology and Rulers, Bangkok: Orchid Press, 2004, s. 23–24.
  49. ^ a b Paul E. Roberts: India (= A Historical Geography of the British Dominions. Bd. 7, Tl. 1–2). 2 Bände (Bd. 1: History to the End of the East India Company. Bd. 2: History under the Government of the Crown.). Clarendon Press, Oxford 1916–1923, (Reprinted edition: Historical Geography of India. 2 Bände. Printwell, Jaipur 1995).
  50. ^ Joseph E. Schwartzberg (Hrsg.): A historical atlas of South Asia (= Association for Asian Studies. Reference Series. 2). 2nd impression, with additional material. Oxford University Press, New York NY u. a. 1992, ISBN 0-19-506869-6.
  51. ^ The imperial gazetteer of India, 1885, Sir William Wilson Hunter, London, Trübner & co.
  52. ^   Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Bashahr”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). Cambridge University Press.
  53. ^ Wilson Hunter, Sir William; Sutherland Cotton, James; Sir Richard Burn, Sir William Stevenson Meyer., Great Britain India Office. The Imperial Gazetteer of India. Oxford: Clarendon Press, 1908.
  54. ^ Bhajji (Princely State)
  55. ^ Natthan Singh, Jat - Itihasa (Hindi), Jat Samaj Kalyan Parishad Gwalior, 2004
  56. ^ Solomon, R. V.; Bond, J. W. (2006). Indian States: A Biographical, Historical, and Administrative Survey (bằng tiếng Anh). Asian Educational Services. ISBN 9788120619654.
  57. ^ John Middleton (2015). World Monarchies and Dynasties. Routledge. tr. 106. ISBN 978-1-317-45158-7.
  58. ^ BUNDI (Princely State)(17 gun salute) Lưu trữ 2016-08-18 tại Wayback Machine The help of Deepak Aggarwal is gratefully acknowledged, June 2011.
  59. ^ Princely State of Bundi Princely State of Bundi was one of the 17 Gun Salute states of India. It was a part of the Rajputana Agency. The native ruler held the title Maharao Raja (Last Updated on: 25/05/2012)
  60. ^ Markovits, Claude (ed.) (2004). A History of Modern India: 1480-1950. Anthem Press, London.
  61. ^ Hunter, William Wilson, Sir, et al. (1908). Imperial Gazetteer of India, 1908-1931; Clarendon Press, Oxford.
  62. ^ Modern Indian Kingship: Tradition, Legitimacy & Power in Jodhpur, by Marzia Balzani. Published by James Currey Limited, 2003. ISBN 0-85255-931-3.
  63. ^ The House of Marwar: The Story of Jodhpur, by Dhananajaya Singh. Lotus Collection, Roli Books, 1994. ISBN 81-7436-002-6.
  64. ^ Jodhpur 9 Copyright©Christopher Buyers, July 2001 - May 2009
  65. ^ Jodhpur 10 Copyright©Christopher Buyers, July 2001 - May 2011
  66. ^ “The tragic tale of Krishna Kumari of Mewar – and why it isn't told as much as Rani Padmini's”.
  67. ^ “The Rajput princess who chose death to save her dynasty”.
  68. ^ States before 1947 A-J Rulers
  69. ^ Indian Princely States [DOCX Document] - VDOCUMENTS
  70. ^ Gujarat - Tripod
  71. ^ junagad3 - The Royal Ark Copyright©Christopher Buyers, February 2002 - October 2014
  72. ^ Muthiah, S. (ngày 5 tháng 9 năm 2005). “Serfoji's steps to learning”. The Hindu. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2018.
  73. ^ “Sarasvati Mahal Library, Thanjavur”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2004. Truy cập 7 tháng 12 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  74. ^ Chisholm, Hugh, ed. (1911). "Libraries". Encyclopædia Britannica (11th ed.). Cambridge University Press.
  75. ^ Serfoji II (1763-1787)(1798-1832). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.

Xem thêm sửa