Pomaderris là một chi thực vật có hoa thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Chi này được Jacques Julien Houtou de Labillardière mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1805 với 2 loài là P. ellipticaP. apetala.[1]

Pomaderris
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rhamnaceae
Phân họ (subfamilia)Ziziphoideae
Tông (tribus)Pomaderreae
Chi (genus)Pomaderris
Labill., 1805[1]
Loài điển hình
Pomaderris elliptica
Labill., 1805
Các loài
Khoảng 74. Xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa
  • Ledelia Raf., 1838
  • Pomatoderris Roem. & Schult., 1819

Từ nguyên sửa

Pomaderris bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp πῶμα (poma) nghĩa là vỏ, nắp, vảy hay mang [cá] và δέρρις (dérrhis) nghĩa là màng, da. Ở đây là để nói tới vỏ dạng màng của các phân quả trong quả nang của chi này.[1]

Phân bố sửa

Các loài trong chi này là bản địa Australia (gồm cả Tasmania) và New Zealand (Đảo Bắc). Sự đa dạng loài lớn nhất là tại Australia. Tại đảo Bắc (New Zealand) ghi nhận 8 loài, trong đó 5 loài đặc hữu.[2]

Các loài sửa

Danh sách 74 loài lấy theo Plants of the Wirld Online:[2]

Mô tả sửa

Pomaderris là các loài cây bụi thường xanh, thân khá mềm hoặc cây gỗ nhỏ nhiều cành; cao lên đến 10 mét. Các lá mọc so le, cuộn rõ ràng ở mép của chúng. Hoa mọc thành các xim hoa nhỏ dạng tán hoặc chùy hoa, hầu hết ở đầu cành, đôi khi thành các đầu hoa và rất hiếm khi ở dạng các hoa đơn lẻ. Không có chén hoa; đĩa hoa rất mỏng, hình vòng hoa và có thể cũng không có, một vài loài (như P. apetala, P. aspera) có thể thiếu cánh hoa. Bầu nhụy nửa hạ, các phần quả mở ở bên. Đài hoa hình con quay, chẻ 5. Cánh hoa 5 (đôi khi không có), uốn vòm, đối diện với nhị hoa. Quả nang 3 phân quả, vỏ phân quả dạng màng.[1][3]

Tham khảo sửa

  •   Dữ liệu liên quan tới Pomaderris tại Wikispecies
  •   Tư liệu liên quan tới Pomaderris tại Wikimedia Commons
  1. ^ a b c d Jacques Julien Houtou de Labillardière, 1805. Pomaderris. Novae Hollandiae Plantarum Specimen 1: 61-63.
  2. ^ a b Pomaderris trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 02-9-2021.
  3. ^ D. Medan, C. Schirarend: Rhamnaceae Trong: Klaus Kubitzki (chủ biên): The Families and Genera of Vascular Plants - Volume VI - Flowering Plants - Dicotyledons - Celastrales, Oxalidales, Rosales, Cornales, Ericales, 2004, tr. 332, ISBN 9783540065128.