Tạm biệt em gái Slav

(Đổi hướng từ Proshchaniye slavyanki)

Proshchaniye slavyanki (tiếng Nga: Прощание славянки, tạm dịch là Tạm biệt em gái Xlavơ) - là một bài hát của Nga viết vào khoảng năm 1912-13 bởi thiếu úy quân nhạc của trung đoàn kỵ binh dự bị số 7 đóng tại Tambov, V. I. Agapkin. Bài hát được sáng tác với cảm hứng là cuộc đấu tranh của nhân dân các quốc gia Xlavơ chống lại đế quốc Ottoman trong cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912-13). Cho đến nay, Proshchaniye slavyanki vẫn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lòng công chúng và là một trong những nhạc phẩm nổi bật của nền âm nhạc Đế quốc Nga, Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay.[1].

Прощание славянки
Trang bìa của bản nhạc, phiên bản ấn hành năm 1912.

Tỉnh ca của tỉnh Tambov
LờiVasiliy Ivanovich Agapkin
NhạcVasiliy Ivanovich Agapkin
Được chấp nhận1937

Lời bài hát này đã thay đổi nhiều lần. Đến nay ngoài lời gốc năm 1914, lời bài hát có thêm các phiên bản do Dàn ca múa nhạc Hồng quân trình diễn sau năm 1945, phiên bản năm 1984 của V. Ya. Lazarev, phiên bản năm 1990 của A. Mingalyov, và các phiên bản ngoại ngữ của tiếng Ba Lan, tiếng Do Thái cùng một số phiên bản khác.

Mô tả sửa

Một trong những nguyên nhân làm nên danh tiếng to lớn của bản nhạc hành khúc này chính là giai điệu và sự đơn giản của nó. Bản nhạc kết hợp giai điệu truyền thống với những điều chỉnh có tính đột xuất, thông qua các chùm ba được xử lý hài hòa cùng với các âm bồi, chuyển thành giai điệu mượt mà với âm thành sắc nét và rõ ràng

Nhạc phẩm bảo tồn những yếu tố truyền thống trong dòng nhạc mà nó đại diện, ví dụ như âm sắc, tỷ lệ tương phản động trong đoạn kế tiếp so với các đoạn trước đó. Theo V. I. Tutunov, giai điệu chủ đề của bản nhạc có mối liên hệ tương đồng với khúc dạo đầu "Egmont" của Ludwig van Beethoven. Các giai điệu phát triển chủ đề của bản nhạc cũng có sự tương đồng với nhiều giai điệu phổ biến khác. Theo nhà soạn nhạc N. I. Gubin thì "Agapkin trong khoảng cuối năm 1912 đã viết bài nhạc với âm hưởng và giai điệu có chất liệu lấy từ các nhạc phẩm mang tinh thần yêu nước của Beethoven và Tchaikovsky".[2] Một số nhà nghiên cứu âm nhạc tin rằng Agapkin " Lấy cơ sở câu ca dao về những mùa được lưu giữ trong môi trường người lính trong Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905 và nhào nặn chúng trở thành một bài ca" [3]. Do bài hát có đặc điểm rất dễ nhớ, dễ thuộc, nó nhanh chóng được phổ biến ra mọi tầng lớp quần chúng nhân dân.

Nguồn gốc sửa

 
V. I. Agapkin, tác giả của bài "Tạm biệt em gái Xlavơ.

Tương truyền, người đầu tiên nhận được bản thảo của V. I. Agapkin là Milov, người phụ trách việc soạn nhạc của đơn vị. Sau khi đọc bản thảo của Agapkin, Milov đề nghị ông gửi bài nhạc này tới Simferopol, nơi cư ngụ của Ya. I. Bogorad[4], nhà soạn nhạc của trung đoàn bộ binh Litva số 51[5][6] с весьма широкой нотно-издательской деятельностью. Ya. I. Bogorad đã giúp viết nên phần nhạc của dương cầm và hòa âm cho bản nhạc, ông cũng là người đặt ra cái tên "Tạm biệt em gái Xlavơ". Không lâu sau đó, những bản in đầu tiên của bài hát này được ra đời tại Simferopol. Trên trang bìa của ấn bản lần thứ nhất của bài nhạc có hình một cô gái trẻ gửi lời chào tạm biệt đến một người lính, hình ảnh vùng núi của khu vực Balkan và những đoàn quân đang khởi hành cùng với dòng chữ Tạm biệt em gái Xlavơ - cuộc hành quân cuối cùng đến vùng Balkan. Dành cho tất cả những người phụ nữ Xlavơ. Tác phẩm của Agapkin. Nhạc phẩm được biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào mùa thu năm 1912 tại Tambov trong một buổi diễu duyệt mùa đông của trung đoàn kỵ binh dự bị số 7.

Tuy nhiên, theo M. D. Chertok, căn cứ trên các kết quả khảo cứu những tài liệu, nhạc phẩm về Ya. I. Bogorad trong Thư viện Quốc gia Nga tại Moskva, không có tài liệu nào của Bogorad có đề cập đến V. I. Agapkin, điều mà chủ nhiệm Cục phối nhạc "Bogorad và K" đã phát biểu. Chiếm phần đáng kể nhất là khách hàng của ông V. V. Leysek (khoảng 60 tác phẩm), ngoài ra cũng có Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov, Glinka, Balakirev, Kalman, Dargomyzhsky, Schubert, J. Susa.[7] Ngoài ra, trên trang bìa của ấn bản (được cho là đầu tiên) của nhạc phẩm, người xuất bản được ghi là J. Zimmermann chứ không phải là Ya. I. Bogorad. Ở đầy cần phải chú ý là hình ảnh về trang bìa này trên Internet có thể được nhìn thấy với độ phân giải cao, что она обрезана.[6] Ở phần dưới cùng của trang bìa có thể thấy rõ tên của J. Zimmermann viết bằng tiếng Nga (Юлiй Генрихъ Циммерман). Trang bìa này được minh họa trong quyển sách Proshchaniye slavyanki của V. V. Sokolov, ấn hành tại Moskva năm 1987. Tuy nhiên theo M. D. Chertok, trong bảng danh mục các nhạc phẩm do J. Zimmermann ấn hành năm 1910-1914, không có tác phẩm nào mang tên "Proshchaniye slavyanki"[7]. Ngay cả V. V. Sokolov cũng sử dụng hình minh họa cho bài hát này là một tấm ảnh minh họa cho bản in của V. Grosse tại đường Bolshaya Spasskaya ở Moskva, mã số 1468. Mã số của trang bìa này biểu thị cho означает номер печатной доски. Tuy nhiên việc tra cứu danh mục nhạc phẩm do V. Grosse ấn hành trong thư viện quốc gia Nga cũng không đưa ra kết quả gì cả. M. D Chertok kể lại: "Khi xem qua các tài liệu tra cứu trong phần được ghi chú tại thư viện quốc gia Nga, в доме Пашкова, tôi bắt gặp một nhạc phẩm của I. Shatrova tên là "Mùa thu đã đến" (Осень настала). Nó cũng được ấn hành bởi V. Grosse và có mã số 1483. Các con số này [1468 và 1483] đủ gần nhau."[8] Tra cứu danh mục điện tử của thư viện có thể tìm thấy bài hát của I. A. Shatrova "Mùa thu đã đến"."[9][10]

Một số ý kiến khác cho rằng tác giả chính của bài lại là Ya. I. Bogorad.[11] Theo một số nguồn tin, vào năm 1912 V. U. Agapkin đến gặp Bogorad và đưa cho ông bản thảo của bài "Proshchaniye slavyanki" viết dựa theo những bài hát thời đó nói về cuộc chiến Nga-Nhật 1904-05, và sau đó Bogorad ký tên xác nhận[5][6][12][13] và xuất bản tại Simferopol.[14]

Bài nhạc này được sáng tác như là một bản quân hành và không có lời, nhưng về sau người ta đã đặt lời cho nó. Giai điệu nhạc phẩm là sự kết hợp giữa niềm tin chiến thắng với sự đau khổ trước viễn cảnh mất mát đau thương trong chiến tranh. Nhạc phẩm cũng phản ánh sự thử thách lớn nhất của người phụ nữ trong chiến tranh khi tiễn người thương yêu của mình ra mặt trận và tin tưởng ngóng chờ sự trở về của họ.

Lịch sử qua các giai đoạn sửa

Nhạc phẩm được công ty Ekstrafon thu âm và phát hành dưới dạng đĩa hát vào năm 1915[15], và từ đó danh tiếng của nó lan khắp nước Nga rồi sau đó là khắp thế giới: nhạc phẩm đã được biểu diễn trong quân đội nhiều nước khác như Bulgarya, Đức, Áo, Na Uy, România, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Nam Tư,... Trong thế chiến thứ nhất, đây là bài hát mà mỗi người lính Nga đều mang theo bên mình khi ra mặt trận.

Bài hát "Proshchaniye slavyanki" vẫn tiếp tục thịnh hành sau cách mạng tháng Mười, đặc biệt là trong nhóm quân Bạch vệ. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, bài hát được dành cho những người lính tình nguyện (những người lính được hưởng phụ cấp, không phải là lính nghĩa vụ). Nó trở thành phiên bản đầu tiên của nhạc phẩm. Trong cuộc nội chiến Nga (1918-1920), có thêm 3 phiên bản xuất hiện trong dàn nhạc của quân đội Bạch vệ: "Bài ca của trung đoàn sinh viên" xuất hiện trong Tập đoàn quân Tình nguyện, "Hành khúc Sibir" thuộc quân đội Kolchak, và một phiên bản khác xuất hiện trong Sư đoàn tình nguyện. Trong quyển sách "Quân đội Nga của tướng Vrangel. Cuộc chiến tại Kuban và Bắc Tavria" đã đề cập đến một đoạn bài hát như sau:

… „Пели и новую, уже сложенную в Крыму полковую песню:
Через вал Перекопский шагая,
Позабывши былые беды,
В дни веселого, светлого мая

Потянулись на север Дрозды."


Tạm dịch:

..."Sang trọng và tân tiến, ta khép lại bài ca về trung đoàn Krym:
Tiến bước xuyên qua hành lang Perekov.
Hãy quên đi những tai ương trong quá khứ.
Cho niềm vui tươi sáng Tháng Năm.

Ta vươn ra tiến lên phía Bắc."


Đã có một thời gian ngắn bài hát bị cấm phát hành và biểu diễn trên toàn Liên Xô vì nói ca ngợi đạo quân nổi loạn của tướng Vrangel, một trong các kẻ thù của chính quyền Xô Viết. Nhưng rồi sau đó lệnh cấm được dỡ bỏ và đến năm 1929 bài hát được tái ấn hành[16] và nó là một bài hát nằm trong các "Tiết mục nghi lễ chính thức dành cho các dàn hợp xướng của Hồng quân" (Служебно-строевой репертуар для оркестров РККА) của thiếu tướng S. A. Chernetskiy (Moskva, Voenizdat, 1945). Thật ra, trong tác phẩm này Chernetskiy đã chỉ trích bài hát này là thiên về chủ nghĩa chất phác скупую гармонию как "một bản hành khúc trước cách mạng." Phiên bản sơ khai của nhạc phẩm có thể được tìm thấy trong tác phẩm "Tuyển tập những hành khúc phổ biến cho các dàn hợp xướng nghiệp dư" (Сборник популярных маршей для самодеятельного оркестра) (Moskva, Muzgiz, 1953) cũng như phiên bản biên soạn lại dành cho đàn áccoócđiông trong "Tuyển tập các hành khúc cổ phổ biến" (сборниках старинных популярных маршей) (Moskva, Muzgiz, 1955 và 1959). Các tài liệu này có thể được tìm thấy trong danh mục điện tử của Thư viện Quốc gia Nga [2].

Trong buổi duyệt binh kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười tại quảng trường Đỏ ở Moskva ngày 7 tháng 11 năm 1941, bài hát "Proshchaniye slavyanki" đã được trình diễn, mặc dù đôi khi điều này bị nghi ngờ. Hồi ký của Nguyên soái S. M. Budyonny xác nhận là bài hát này đã được trình diễn ở Moskva trong buổi diễu duyệt. Còn theo chính hồi ức của V. I. Agapkin thì chủ nhiệm của đội quân nhạc của Hồng quân, nghệ sĩ nhân dân Liên Xô Nikolay Nazarov là người đã chỉ huy trình diễn bài hát này trong buổi duyệt binh. Trong quyển sách Proshchaniye slavyanki, tác giả V. V. Sokolov đã trích dẫn hồi ký của con gái của V. I. Agapkin như sau:

Bản thu âm sớm nhất của bài hát được thực hiện bởi dàn hợp xướng do I. V. Petrov chỉ huy vào năm 1944. Nó được phát hành trong một đĩa hát Nhà máy Aprelevka (AP12334/12335, năm 1944) (hoặc [3]) và trong một đĩa hát Mỹ tên là "Hành khúc của kỵ binh và nhạc phẩm thể hiện bởi dành hợp xướng Moskva" («Colosseum», New York, USA, 1954). Ngoài ra, còn có một bản thu âm được cho là của V. I. Agapkin, thời gian thực hiện chưa được rõ.

Bài hát cũng xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng Khi đàn sếu bay qua sản xuất năm 1957. Có những thông tin cho rằng bài hát không hề xuất hiện trong cuộc duyệt binh tháng 11 năm 1941 và trên thực tế nó bị cấm cho đến khi nó được phát lần đầu tiên trong bộ phim này[18][19][20].

Trong giai đoạn sau đó, nhạc phẩm đã được biểu diễn và thu âm bởi nhiều dàn hợp xướng khác nhau của Liên Xô. Những phiên bản "chính thống" có thể kể đến như các bản thu âm trong thập niên 1960-70 của dàn hợp xướng thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô dưới sự chỉ huy của N. Nazarov, A. Maltsev, N. Sergeyev hoặc bản thu âm của dàn hợp xướng thuộc Quân khu Leningrad thực hiện năm 1995 do Kh. F. Uschapov chỉ huy. Ngoài ra còn có các phiên bản của Đội Cận vệ danh dự, của Dàn nhạc Hải quân ЛВМБ, của dàn hợp xướng thuộc quân khu Zakavkaz và các phiên bản khác. Các dàn hợp xướng của những quốc gia khác cũng từng biểu diễn bài nhạc này, tỉ như phiên bản của dàn hợp xướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, của Dàn nhạc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, của lực lượng biên phòng Cộng hòa Dân chủ Đức, của quân đội Cộng hòa Liên bang Đức của đội quân nhạc tại Kärnten (Áo) và nhiều phiên bản khác.[21]

Các phiên bản lời bài hát sửa

Trong suốt lịch sử tồn tại, ngoài lời gốc năm 1914[22][23] bài hát "Proshchaniye slavyanki" đã có rất nhiều phiên bản lời khác nhau, từ tiếng Nga cho đến các ngôn ngữ khác. Nhiều nhà thơ Liên Xô/Nga đã đặt lời cho bài hát này, tỉ như A. Fedotov[24], V. Maksimov, A. Galich[25], V. Shilenskiy, V. Lazarev[26], M. Shcherbakov[27][28], A. Mingalyov[13]. Bài này cũng được nhạc sĩ Ba Lan Romana Ślęzaka phổ lời và đặt tên lại cho bài hát là Rozszumiały się wierzby płaczące[29]; bài này về sau trở thành bài hát biểu tượng của quân đội kháng chiến Ba Lan Armia Krajowa trong Chiến tranh thế giới thứ hai[30]. Bài hát này cũng có phiên bản lời tiếng Phần Lan và trong tiếng Phần Lan (Suomi) nó được đặt tên là "nước Nga tự do" (Vapaa Venäjä). Hiện nay chưa rõ ai là tác giả của phiên bản tiếng Phần[31]. Phiên bản của bài hát trong tiếng Hebrew mang tên là "Giữa những người anh em" («בין גבולות») do Haim Hefer sáng tác dành cho lực lượng Palmach[32].[33]

Các phiên bản lời bài hát sửa

Lời của A. Fedotov (1967) sửa

Lời của A. Galich (1974) sửa

Lời của V. Lazarev (1984) sửa

Lời của A. Mingalyov (1990) sửa

Lời tiếng Ba Lan của Romana Ślęzaka (1943) sửa

Lời tiếng Việt của Nguyễn Hoàng Thanh (để hát) sửa

Đây khúc ca em ngân nga dọc bên những ga tàu

Trong những năm mờ giông tố khắp chân mây

Theo bài hát những con tàu thơm khói bay đầy

Đưa chúng ta cùng nhau tiến ra chiến trận

Năm bốn mốt khúc ca này kề vai sát Moskva

Năm bốn lăm lại vang khắp phố Berlin

Ôi bài hát theo anh lập nên chiến công huy hoàng

Qua biết bao chặng đường khó không biết ngừng

Và nếu như ngày mai

Tổ quốc xướng tên mình

Vì quê hương hằng mến

Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần.

Và nếu như ngày mai

Tổ quốc xướng tên mình

Vì quê hương hằng mến

Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần

Cùng nhau ta đi lên!

Đồng lúa xanh tươi bạt ngàn

Tổ quốc ta trải bao la tới chân mây

Vươn tới bao hạnh phúc

Qua khó khăn thử thách

Ra sức lao động, quý yêu hòa bình

Vươn tới bao hạnh phúc

Qua khó khăn thử thách

Ra sức lao động, quý yêu hòa bình

Và nếu như ngày mai

Tổ quốc xướng tên mình

Vì quê hương hằng mến

Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần

Cùng nhau ta đi lên![34]

Lời Việt của Nguyễn Tuấn Khoa (để hát) sửa

Đã đến lúc chia tay rồi gạt nước mắt âm thầm.
Em tiễn anh đầy lo lắng, nhớ thương.
Xa cặp mắt bao mong chờ, xa dáng em thân thuộc.
Mai sẽ xa, về nơi bão lửa chiến trường.
Trong khói sương, xám chân trời một chiều xám quê nhà.
Ai biết đâu ngày mai ấy sẽ ra sao.
Nhưng tổ quốc đang kêu gọi bao chiến binh lên đường.
Giông bão đâu cản nhịp bước chân anh hùng.
Điệp khúc:
Chào nhé ! Quê nhà ơi.
Chào mẹ nhé, chúng con đi.
Từ biệt em ! Ơi người yêu.
Xin tha thứ cho anh nói vĩnh biệt.
Chào nhé ! Quê nhà ơi.
Chào mẹ nhé, chúng con đi.
Từ biệt em ! Ơi người yêu.
Vì không chắc ai còn sẽ trở về.
Đoạn đệm
Ngày tháng bay đi xa rồi
Từng chuyến tàu mờ khuất lẫn trong sương.
Trên mũ những người lính.
Trong bóng đêm mờ tối.
Vẫn cháy lên rực sáng muôn vì sao.(hát lần nữa)
Lời câu thứ 3
Đã đến lúc chia tay rồi gạt nước mắt âm thầm.
Em tiễn anh đầy lo lắng nhớ thương.
Xa cặp mắt bao mong chờ, xa dáng em thân thuộc.
Mai sẽ xa về bão lửa chiến trường.
Điệp khúc:
Chào nhé ! Quê nhà ơi.
Chào mẹ nhé, Chúng con đi.
Từ biệt em ! Ơi người ơi.
Vì không chắc ai còn sẽ chở về.
Tổ quốc đang gọi con.
Lửa cháy trên đường
Chào mẹ nhé, chúng con đi.
Vào trong khói bom cuộc chiến thánh thần.

[35]

Chú thích sửa

  1. ^ Российская газета, 31 мая 2012 — Четверг — № 123 (5796); www.rg.ru; Игорь Елков Мир отмечает вековой юбилей «Прощания славянки» Труба зовет
  2. ^ **Л. ван Бетховен-«Музыка к трагедии Гете „Эгмонт". П. И. Чайковский „Русско-сербский марш"
  3. ^ Как „Прощание славянки" соединило две юбилейные даты
  4. ^ Ya. I. Bogorad tốt nghiệp Nhạc viện Warswaza và có hơn 40 năm công tác trong các trường âm nhạc ở Simferopol. Ông là cha đẻ của hàng trăm bản hòa tấu, chủ yếu cho các dàn nhạc quân đội. Bị phát xít Đức hành quyết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
  5. ^ a b “Легендарное „Прощание славянки". Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  6. ^ a b c “Песня „Прощание славянки". Глава 1. История песни. Авторы”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  7. ^ a b ВАСИЛИЙ АГАПКИН И ЕГО МАРШ "ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  8. ^ ВАСИЛИЙ АГАПКИН И ЕГО МАРШ «ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  9. ^ Шатров, И. А. Осень настала: Дуэт для двух голосов с фп.
  10. ^ Дуэт для двух голосов с фп. / Перелож. Я. Ф. Пригожаго. — М.: Изд. авт.: Печ. В. Гроссе, [1913]
  11. ^ Богорад, Яков Иосифович[liên kết hỏng]
  12. ^ “Крымское Республиканское Высшее учебное заведение „Симферопольское музыкальное училище им. П. И. Чайковского". Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  13. ^ a b ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ
  14. ^ “СИЯНИЕ СЛАВЯНКИ”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ № 21245, Дух. орк. Киевск. оперного театра
  16. ^ Разделитель Агапкин Василий Иванович 1884—1964 Композитор, дирижёр, карточка 7 из 12
  17. ^ Владимир Соколов. "Прощание славянки", Москва, изд. "Советский композитор", 1987
  18. ^ Марш «Прощание славянки»
  19. ^ “Долгое прощание славянки”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  20. ^ НОТА ЩЕМЯЩЕЙ ПЕЧАЛИ
  21. ^ Марш "Прощание Славянки" - 9 стран
  22. ^ “«Встань за веру, Русская земля!»”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ “Прощание Славянки ? песня войны 1914 года”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2013.
  24. ^ Марш «Прощание славянки» (tiếng Nga)
  25. ^ “Прощание славянки HQ Поёт Александр Галич - Audio and Text” (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2009.
  26. ^ “ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ” (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2009.
  27. ^ Книги М.Щербакова
  28. ^ М.Щербаков - Прощание славянки
  29. ^ Finezje literackie | Polskie pieśni biesiadne | 3/5[liên kết hỏng]
  30. ^ PAWEL PROKOPIENI Bas-Baryton z Orkiestra Rozszumialy sie wierzby placzace Piesn powstania
  31. ^ Vapaa Wenäjä (Free Russia) With Orchestra OTTO PYYKKONEN, Tenor
  32. ^ [1] (tiếng Hebrew)
  33. ^ Марш Прощание Славянки звучит в США,Германии,Австрии,Швеции,Норвегии,Китае,Северной Корее
  34. ^ LỜI TẠM BIỆT CỦA CÔ GÁI SLAVƠ
  35. ^ Khúc ca xưa - Từ biệt em gái Slavơ (Прощание Славянки), Lời Việt: Nguyễn Tuấn Khoa

Tham khảo sửa

  • Соколов В. В. Прощание славянки. М.: Советский композитор, 1987.
  • Советская военная музыка / коллектив авторов. 1977.
  • Тутунов В. И. История военной музыки России. М.: Музыка», 2005.
  • Черток М. Русский военный марш: К 100-летию марша «прощание славянки». М.: «Канон+» РООИ «Реабилитация», 2012. — 280 с., ил. — 800 экз., ISBN 978-5-88373-315-3

Liên kết ngoài sửa