Prunus fruticosa

loài thực vật

Prunus fruticosa (hay anh đào lùn, anh đào thảo nguyên, anh đào đất châu Âu[1]) là một loại cây bụi rụng lá thuộc chi Mận mơ, có thể chịu được hạn hán và giá lạnh. Loài này có nguồn gốc từ các quốc gia như Bắc Caucasus, tây Siberia, Kazakhstan, Trung Quốc (vùng Tân Cương), phía tây của Nga, Ukraina, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Đức, Belarus, Moldova, Bulgaria, Romania, Hungary, Serbia, ÁoÝ[2][3][4][5].

Prunus fruticosa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Prunus
Loài (species)P. fruticosa

Mô tả sửa

Prunus fruticosa là một loại cây bụi cao khoảng 1 – 2 m, sinh sản theo hình thức sinh dưỡng. Nó có thể thích nghi với mọi loại đất, nhưng tốt nhất là trong đất mùn. Loài này rất cần ánh nắng mặt trời. P. fruticosa là thực vật thảo nguyên chứ không phải thực vật rừng rậm, mặc dù chúng hay mọc ở các bìa rừng.

Vỏ cây là màu nâu sẫm với các lỗ bì màu vàng. Lá dày, hơi tròn, hình mũi giáo, nhẵn ở mặt trên, có răng cưa hai bên mép lá, màu xanh đậm (chuyển vàng khi mùa thu), cuống ngắn. Hoa lưỡng tính, màu trắng, có 2 - 4 hoa trên mỗi cuống, được thụ phấn bởi ong. Hoa nở vào khoảng tháng 5. Quả hình cầu, màu đỏ tươi hoặc sậm, đường kính khoảng 8 – 25 mm, chín vào tháng 8, vị chua ngọt hoặc chát.

Sử dụng sửa

Quả của P. fruticosa được sử dụng để làm mứt hoặc chất làm se[6]. Nó cũng được trồng trong vườn để làm cảnh và làm hàng rào chắn gió. Rễ của P. fruticosa rất hữu dụng trong việc cải tạo, ổn định đất hoặc các dự án phục hồi sinh cảnh.

P. fruticosa được cho là một trong những loài cha mẹ của Prunus cerasus (anh đào chua) bằng cách lai chéo giữa nó và Prunus avium (anh đào ngọt)[5]. P. cerasus bây giờ được tách ra thành một loài riêng trong chi Mận mơ[7]. Một nghiên cứu cho thấy P. fruticosa đang dần biến mất tại vùng bắc Ba Lan do sự xói mòn di truyền[8]. Nó lai tự nhiên với P. cerasu tạo thành Prunus × eminens[9], và với P. avium tạo thành Prunus × stacei[10].

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ "Prunus fruticosa". Natural Resources Conservation Service PLANTS Database. USDA
  2. ^ "Prunus fruticosa". Germplasm Resources Information Network(GRIN). Agricultural Research Service (ARS), United States Department of Agriculture (USDA)
  3. ^ Loudon, John Claudius (1838). Arboretum Et Fruticetum Britannicum: Or, The Trees and Shrubs of Britain,... London: Longman, Orme, Brown, Green and Longmans. tr. 702
  4. ^ Bailey, L.L. (1916). The Standard Cyclopedia of Horticulture. V. New York: The Macmillan Company. tr. 2386
  5. ^ a b Dzhangaliev, A.D.; Salova, T.N.; Turekhanova, P.M. (2003). "The Wild Fruit and Nut Plants of Kazakhstan". In Janick, Jules. Horticultural Previews. John Wiley & Sons, Inc. tr. 305–371. ISBN 0-471-21968-1
  6. ^ Prunus fruticosa (Mongolian Cherry). North Dakota State University (NDSU)
  7. ^ Stocks, Christopher (2009). "Britain's forgotten fruits". Flora. 1: 1–200
  8. ^ “Từ điển bách khoa: Xói mòn di truyền.[liên kết hỏng]
  9. ^ "Prunus × eminens". Germplasm Resources Information Network (GRIN)
  10. ^ Boratyński, Adam; Lewandowska, Amelia; Ratyńska, Halina (2003). "Cerasus fruticosa Pall. (Rosaceae) in the region of Kujavia and South Pomerania (N Poland)". Dendrobiology. 49: 3–13