Quần đảo Bismarck là một nhóm gồm các đảo ở ngoài khơi bờ biển đông bắc của đảo New Guinea tại Tây Thái Bình Dương, là một phần của Vùng Quần Đảo thuộc Papua New Guinea.

Quần đảo Bismarck
Bản đồ Quần đảo Bismarck
Địa lý
Vị tríPapua New Guinea
Tọa độ5°00′N 150°00′Đ / 5°N 150°Đ / -5.000; 150.000
Đảo chínhNew Britain, New Ireland
Diện tích49.700 km2 (19.190 mi2)
Hành chính
VùngVùng Quần Đảo

Lịch sử sửa

Những cư dân đầu tiên của quần đảo đã đến từ khoảng 33.000 năm trước từ New Guinea, bằng thuyền qua biển Bismarck hay qua một cầu lục địa tạm thời, được tạo thành bởi một sự nâng lên của vỏ Trái Đất.

Người châu Âu đầu tiên viếng thăm các đảo này là nhà thám hiểm Hà Lan Willem Schouten vào năm 1616.[1][2] Các hòn đảo vẫn chưa có người Âu định cư cho đến khi chúng được sáp nhập thành một vùng bảo hộ của Đức với cái tên New Guinea thuộc Đức vào năm 1884. Quần đảo được đặt tên theo Thủ tướng Đức Otto von Bismarck.

Vào ngày 13 tháng 3 năm 1888, một núi lửa đã phun trào tại đảo Ritter đã tạo ra đại sóng thần. Hầu như 100% núi lửa đã sụp xuống dưới đại dương để lại một hồ miệng núi lửa nhỏ.[3]

Sau khi bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, quân Úc đã chiếm quần đảo vào năm 1914 và Úc sau đó đã quản lý hòn đảo do được Hội Quốc Liên ủy thác. Ngoại trừ một thời gian ngắn bị Nhật Bản xâm chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quần đảo vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Úc cho đến khi Papua New Guinea trở thành một nước độc lập vào năm 1975.

Địa lý sửa

Quần đảo Bismarck bao gồm chú yếu là các đảo núi lửa với tổng diện tích 49.700 km2 (19.189 dặm vuông Anh). Các đảo được liệt kê theo tỉnh:

 
Các tỉnh của Papua New Guinea.

Chú thích sửa

  1. ^ Sigmond,J.P and Zuiderbann, L.H.(1976) Dutch Discoveries of Australia, Rigby, Australia. ISBN 0-7270-0800-5
  2. ^ Spate, O.H.K. (1979) The Spanish Lake, Australian National University, Second Edition, 2004. ISBN 1-920942-17-3
  3. ^ Steven N. Ward & Day, Simon (2003). “Ritter Island Volcano —lateral collapse and the tsunami of 1888”. Geophysical Journal International. Doi.org Publishing. 154 (3): 891. doi:10.1046/j.1365-246X.2003.02016.x. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2007. In the early morning of 1888 March 13, roughly 5 km3 of Ritter Island Volcano fell violently into the sea northeast of New Guinea. This event, the largest lateral collapse of an island volcano to be recorded in historical time, flung devastating tsunami tens of metres high on to adjacent shores. Several hundred kilometres away, observers on New Guinea chronicled 3 min period waves up to 8 m high, that lasted for as long as 3 h. These accounts represent the best available first-hand information on tsunami generated by a major volcano lateral collapse. In this article, we simulate the Ritter Island landslide as constrained by a 1985 sonar survey of its debris field and compare predicted tsunami with historical observations. The best agreement occurs for landslides travelling at 40 m s-1, but velocities up to 80 m s-1 cannot be excluded. The Ritter Island debris dropped little more than 800 m vertically and moved slowly compared with landslides that descend into deeper water. Basal friction block models predict that slides with shorter falls should attain lower peak velocities and that 40+ m s-1 is perfectly compatible with the geometry and runout extent of the Ritter Island landslide. The consensus between theory and observation for the Ritter Island waves increases our confidence in the existence of mega-tsunami produced by oceanic volcano collapses two to three orders of magnitude larger in scale. Chú thích có tham số trống không rõ: |quotes= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Thư mục sửa

  • Firth, Stewart (1983). New Guinea Under the Germans. Carlton, Australia: Melbourne University Press. ISBN 0-522-84220-8.
  • Howe, K. R., Robert C. Kiste, Brij V. Lal, eds. (1994). Tides of History: The Pacific Islands in the Twentieth Century. Honolulu: University of Hawaii Press. ISBN 0-8248-1597-1.
  • King, David et al. (1982). Papua New Guinea Atlas: A Nation in Transition. Bathurst, Australia: R. Brown and the University of Papua New Guinea. ISBN 0-909197-14-8.
  • Moore, Clive (2003). New Guinea: Crossing Boundaries and History. Honolulu: University of Hawaii Press. ISBN 0-8248-2485-7.
  • Ryan, Peter, ed. (1972). Encyclopedia of Papua New Guinea. 3 volumes; Vol I: A - K, maps, black and white illustrations, xv + 588pp. Vol II: l - Z, maps, black and white illustrations, 589-1231pp. Vol III: Index, folding colour map in rear pocket, map, colour illustration, v + 83pp. Carlton, Australia: Melbourne University Press. ISBN 978-0-522-84025-4.

Liên kết ngoài sửa

Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Bismarck Archipelago” . Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). Cambridge University Press.