Quốc kỳ Quần đảo Cook

Quốc kỳ Quần đảo Cook (tiếng Anh: Flag of the Cook Island) được dựa trên thiết kế truyền thống dành cho các cựu thuộc địa Anh Quốc ở vùng Thái Bình Dương. Nền màu xanh chứa cờ Vương quốc Anh ở phía góc trái, và ở bên phải có mười lăm ngôi sao tạo thành vòng tròn. Lá cờ của Vương quốc Anh là biểu tượng cho mối liên kết về mặt lịch sử của quốc gia với chính quốc trong thời kỳ thuộc địa. Các ngôi sao đại diện cho mười lăm hòn đảo tạo thành Quần đảo Cook (Tongareva, Rakahanga, Manihiki, Pukapuka, Nassau, Suwarrow, Pamlerston, Aitutaki Manuae,Takutea, Aitu, Mitiaro, Mauke, Rarotonga & Mangaia. Màu lam là biểu tượng của đại dương và bản chất hoà bình của cư dân sinh sống tại đây. Lá cờ Vương quốc Anh còn chỉ ra tư cách thành viên của và mối liên hệ lịch sử lâu dài của Quần đảo Cook với Khối thịnh vượng chung Anh.[1]

Quần đảo Cook
Sử dụngDân sựcờ nhà nước
Tỉ lệ1:2
Ngày phê chuẩn4 tháng 8 năm 1979
Thiết kếNền xanh lam với một vòng mười lăm ngôi sao xếp hình vòng tròn.

Từ năm 1973 đến 1979, Quần đảo Cook sử dụng lá cờ có nền màu lục với các ngôi sao màu vàng. Màu lục tượng trưng cho sự phát triển lâu bền và cuộc sống; màu vàng tượng trưng cho lòng tin, tình yêu, hạnh phúc, và sự tận tâm của các cư dân. Vòng tròn tượng trưng cho liên minh của các hòn đảo và các cư dân của nó.[2]

Các lá cờ trong lịch sử sửa

 
Lá cờ của Đại diện Nữ hoàng tại Quần đảo Cook
 
  Cờ của Vương quốc Rarotonga trong khoảng thời gian 1858 – 1888
 
  Lá cờ của Vương quốc Rarotonga trong khoảng thời gian 1888 – 1893
 
  Lá cờ của Liên bang Quần đảo Cook từ năm 1893 đến 11 tháng 6 năm 1901
 
  Lá cờ của Quần đảo Cook từ 11 tháng 6 năm 1901 – 24 tháng 3 năm 1902
 
  Lá cờ của Quần đảo Cook từ 24 tháng 3 năm 1902 đến 23 tháng 7 năm 1973
 
  Lá cờ của Quần đảo Cook từ 23 tháng 7 năm 1973 đến 4 tháng 10 năm 1979

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Constitution of the Cook Islands, Article 76C: "THE COOK ISLANDS ENSIGN". Truy cập 19 Oct 2007.
  2. ^ FOTW - Historical Flags 1901-1979 (Cook Islands). Truy cập 19 Oct 2007.