Rhodi(III) bromide

hợp chất hóa học

Rhodi(III) bromide là một hợp chất vô cơcông thức hóa học RhBr3. Nó thường được mô tả dưới dạng hydrat RhBr3·nH2O, trong đó n = 0 hoặc xấp xỉ 3. Cả hai dạng đều là chất rắn màu nâu. Hydrat tan trong nước và các alcohol chứa ít carbon. Nó được sử dụng để điều chế phức chất rhodi(III) bromide.[3] Các loại rhodi(III) bromide có tính chất tương tự như rhodi(III) chloride, nhưng ít thu hút được sự chú ý về mặt học thuật hoặc thương mại.

Rhodi(III) bromide
Tên khácRhodi tribromide
Nhận dạng
Số CAS15608-29-4
PubChem85020
Số EINECS239-687-9
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
ChemSpider76689
Thuộc tính
Công thức phân tửRhBr3
Khối lượng mol342,617 g/mol (khan)
351,62464 g/mol (½ nước)
378,64756 g/mol (2 nước)
396,66284 g/mol (3 nước)
Bề ngoàichất rắn màu đỏ nâu[1]
Khối lượng riêng5,56 g/cm³[2]
Điểm nóng chảy 800 °C (1.070 K; 1.470 °F) (phân hủy)[2]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan (khan)
tan (ngậm nước)
Độ hòa tantan trong metanol, etanol
tạo phức với amonia
Các hợp chất liên quan
Anion khácRhodi(III) fluoride
Rhodi(III) chloride
Rhodi(III) iodide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Cấu trúc sửa

Rhodi(III) bromide có cấu trúc tinh thể giống nhôm chloride.[4][5]

Phản ứng sửa

Rhodi(III) bromide là nguyên liệu ban đầu để tổng hợp các rhodi halide khác. Ví dụ, nó phản ứng với brom trifluoride để tạo thành rhodi(IV) fluoride và với kali iodide trong nước để tạo thành rhodi(III) fluoride. Giống như hầu hết các hợp chất rhodi(III) halide khác, RhBr3 khan không hòa tan trong nước. Dihydrat RhBr3·2H2O tạo thành khi kim loại rhodi phản ứng với acid chlorhydricbrom.

Hợp chất khác sửa

RhBr3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • RhBr3·3NH3 là chất rắn màu vàng nhạt, D = 2,41 g/cm³;[6]
  • trans-RhBr3·4NH3 là tinh thể màu cam[7];
  • RhBr3·5NH3 là tinh thể màu vàng, không tan trong nước lạnh, alcohol và acid bromhydric[8];
  • RhBr3·6NH3 là chất rắn màu trắng.[9]

Tham khảo sửa

  1. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, tr. 1119–1120, ISBN 0-7506-3365-4
  2. ^ a b CRC Handbook of Chemistry and Physics, 97th Edition (William M. Haynes; CRC Press, 22 thg 6, 2016 - 2652 trang), trang 4-82. Truy cập 11 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Osborn, J. A.; Wilkinson, G. (1967). “Tris(triphenylphosphine)halorhodium(I)”. Inorganic Syntheses. 10: 67. doi:10.1002/9780470132418.ch12.
  4. ^ Brodersen, K.; Thiele, G.; Recke, I. (1968). “Strukturuntersuchungen an Rhodiumhalogeniden”. J. Less-Common Met. 14 (1): 151–152. doi:10.1016/0022-5088(68)90214-2.
  5. ^ “ICSD Entry: 28245 Br3 Rh”. Cambridge Structural Database: Access Structures. Cambridge Crystallographic Data Centre. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Федоров, Игорь Алексеевич (1966). Родий (bằng tiếng Nga). Издательство "Наука". tr. 75.
  7. ^ Gmelin Handbook of Inorganic Chemistry (bằng tiếng Anh). Springer-Verlag. 1984. tr. 150. ISBN 978-3-540-93496-7.
  8. ^ J.newton Friend (1928). A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x. tr. 205.
  9. ^ Hoffmann, Max Konrad (1912). Dictionary of the organic compounds including the additional combinations with organic compounds ; Mit unterstützung der Deutschen chemischen gesellshaft, hrsg. im auftrage des Vereins deutscher chemiker (bằng tiếng Đức). J.A. Barth. tr. 1194.