Sân Vua Cùi nằm trong khu phức hợp các cụm di tích trong kinh thành Angkor Thom. Đền được xây dựng vào thế kỷ 15 và theo phong cách Bayon dưới triều vua Jayavarman VII.

Sân Vua Cùi
Map
Tên
Tên chính xácSân Vua Cùi
Vị trí địa lý
Vị trídi tích Angkor - Xiêm Riệp
Văn hóa
Vị thần chínhJayavarman VII
Kiến trúc
Kiểu dáng kiến trúcBayon
Lịch sử và sự quản lý
Ngày xây dựngđược xây vào cuối thế kỷ 15
Người xây dựngJayavarman VII

Vị trí sửa

Từ cổng chính kinh thành Angkor Thom, dùng xe điện để đi vào đền. Sau khi đi qua đền Bayon và Baphuon, sẽ đến Sân Voi. Sân Vua Cùi nằm cuối của dãy hành lang, sau khi đi hết Sân Voi.

Miêu tả sửa

 
Bức tượng Vua Cùi đặt ở sân, bức tượng này chỉ là bản sao

Sân Vua Cùi độc đáo bởi tên gọi của nó cũng như bởi các điêu khắc trang trí. Tên gọi trên có lẽ từ một pho tượng Vua Cùi đặt trên nền sân. Bức tượng ngày nay chỉ là bản sao, bản chính đã được chuyển về đặt tại Viện bảo tàng Quốc gia Phnom Penh. Bức tượng nhà vua được mô tả trong tư thế ngồi với chân phải co lên, một tư thế mà một số nhà nghiên cứu lịch sử mỹ học cho là làm theo phong cách Java.

Có nhiều huyền thoại và bí ẩn bao quanh cái tên Vua Cùi. Giả thuyết tồn tại rất lâu cho rằng Jayavarman VII là một người hủi và đó là lý do khiến ông đã cho xây rất nhiều bệnh viện trên khắp đế chế của mình nhưng giả thuyết này không có những căn cứ lịch sử xác đáng. Chính Chu Đạt Quan, một vị sứ thần Trung Hoa lúc bấy giờ, khi đặt chân lên đây đã miêu tả rằng trên toàn kinh thành Angkor và rải rác khắp đất nước Campuchia Jayavarman VII đã cho xây dựng gần ngàn bệnh viện cùng với các trạm gác chằng chịt khắp nơi trên Đế quốc Khmer. Một số nhà sử học cho rằng bức tượng đó là Kubera, vị thần của sức khỏe, hoặc Yasovarman I, cả hai đều nhiễm bệnh hủi. Một ý kiến khác dựa trên một đoạn văn tự khắc trên bức tượng mang phong cách thế kỷ 14 hoặc 15 có thể dịch là một hiện thân của Yama, thần chết hay vị thần phán xử. Lại có giả thuyết khác cho rằng bức tượng Vua Cùi có tên gọi này là vì những vết địa y mọc trên thân tượng. Tư thế của cánh tay, mà nay đã bị mất, cũng cho thấy nó đang giữ một vật gì đó.

 
Bức tượng Vua Cùi chính - hiện đặt tại viện bảo tàng quốc gia Phnôm Pênh

Nhà nghiên cứu Coedès tin rằng hầu hết những đền thờ Khmer đều là những mộ thờ và di thể của các vị vua được gửi thác nơi đây sau khi hỏa thiêu. Do đó ông cho rằng lăng mộ của hoàng gia được đặt ở Sân Vua Cùi. Bức tượng, mô tả hình ảnh thần chết, được đặt ở giữa sân vì lý do trên. Vẫn có một giả thuyết khác xuất phát từ một huyền thoại ghi trong sử biên niên Campuchia kể về một vị đại thần từ chối quy phục nhà vua, người đã đâm ông ta bằng thanh gươm của mình. Nước bọt độc của ông ta rơi lên mình nhà vua, biến vua trở thành một người hủi và sau đó được mệnh danh là Vua Cùi.

Sân Vua Cùi đặt trên một nền hình vuông mỗi cạnh 25 m, cao 6 m. Các cạnh của cái nền đá ong này được ốp sa thạch và trang trí bởi những mảng phù điêu chia thành 7 dải ngang. Bức tường ngoài mô tả những sinh vật trong thần thoại – rắn thần, garuda, những người khổng lồ nhiều tay cầm gươm và chùy cùng những người đàn bà để trần thân trên đội mão hình ngọn lửa. Bức tường bên trong có những phù điêu trang trí rất ấn tượng. Nội dung của chúng tương tự với những phù điêu ở tường ngoài và những trụ thấp chạm hình cá, hình voi và một dải ngang diễn tả một con sông.

Chính những bức tường điêu khắc chia làm 7 tầng và chạm trổ tinh xảo và khắc họa cuộc sống của người dân, cá, hoa, cây cỏ, v.v. Tầng cuối của bức tường điêu khắc hình ảnh các vị thần cưỡi các con vật dưới biển, tay cầm vật thiêng.

Tham khảo sửa

  • Phan Minh Châu, Cùng bạn khám phá thế giới, Sapaco Tourist
  • Phan Minh Châu, Di tích Angkor trên đất Thái Lan và Lào, Sapaco Tourist
  • Michael Freeman Claude Jacques, Ancient Angkor, River Books Ltd., Bangkok
  • Guide to Khmer temples in Thailand and Laos, Michael Freeman, River Books Ltd, Bangkok
  • Prehistoric Thailand, Charles Higham and Rachanic Thosarat, River Books Ltd, Bangkok
  • Glaize, Maurice (2003 edition of an English translation of the 1993 French fourth edition)
  • The Monuments of the Angkor Group. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2005.
  • Gray, Denis D. (ngày 15 tháng 1 năm 1998). Nations' trials meant to prevent errors during restoration of Angkor. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2005.
  • Gunther, Michael D. (1994). Art of Southeast Asia Accessed ngày 22 tháng 8 năm 2005.
  • Higham, Charles (2001). The Civilization of Angkor. Phoenix. ISBN 1-84212-584-2
  • World Monuments Fund. World Monuments Fund at Angkor Accessed ngày 22 tháng 8 năm 2005.
  • Coedès, George. Pour mieux comprendre Angkor (Hanoi: Imprimerie D'Extrême-Orient, 1943), esp. Ch.6, "Le mystère du Bayon," các trang 119–148
  • Freeman, Michael and Jacques, Claude. Ancient Angkor. River Books, 1999, các trang 78 ff. ISBN 0-8348-0426-3
  • Glaize, Maurice. The Monuments of the Angkor Group. Translated into English from the French, revised 1993 and published online at theangkorguide.com. (The link takes you directly to the section of this work having to do with Angkor Thom and the Bayon.)
  • Rovedo, Vittorio. Khmer Mythology: Secrets of Angkor (New York: Weatherhill, 1998), các trang 131 ff
  • JSA Bayon Master Plan Accessed ngày 17 tháng 5 năm 2005
  • JSA Bayon Symposia Accessed ngày 17 tháng 5 năm 2005

Liên kết ngoài sửa