Sơn pháo

Loại pháo nòng ngắn, gọn nhẹ, tầm gần, khá cơ động, chuyên tác chiến vùng đồi núi

Sơn pháo là loại pháo xuất hiện cuối thế kỷ 19, dùng đến đầu thế kỷ 20, nay đã bỏ. Đặc điểm phân biệt pháo với sơn pháo là việc đường đạn của nó có dạng cầu vồng đặc trưng. cũng vì vậy mà ngày nay sơn pháo đã bị thay thế bởi các loại cối.

Sơn pháo 94 mm của Anh
Quân Ấn Độ thuộc Anh năm 1895, đang nhồi đạn vào sơn pháo
Máy bắn đá cố định, sơn pháo cổ trong ngôn ngữ phương Đông

Thời cổ ở phương Đông, người ta còn gọi sơn pháo là các pháo lắp ráp tại chỗ, thường đặt cố định những nơi dễ phòng thủ, như núi cao. Ví dụ về sơn pháo ngày đó như các máy bắn đá lớn, bắn đạn sát thương như bom lửa, bom phá, đá...

Đặc điểm sửa

Tập tin:Sơn pháo bảo tang 2.jpg
Một khẩu sơn pháo 75mm đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sơn pháo có nòng ngắn, tầm gần, nhồi ít thuốc súng. Tỷ lệ cỡ nòng sơn pháo như súng cối ngày nay. Sơn pháo có đôi bánh xe bò lớn, thường là giá cứng, có thể có hoặc không lá chắn nhỏ. Những sơn pháo đầu tiên nạp đạn đầu nòng như súng cối. Những sơn pháo cuối cùng thường nặp đạn sau, có khối lùi và lá chắn, nòng xoắn.

Thông thường sơn pháo có cỡ nòng từ 37 mm đến 75 mm, nặng khoảng dưới 1 tấn, tầm bắn 3–5 km. Ngày nay tầm bắn này có cối 82 mm bắn đạn sát thương, các súng chống tăng bắn đạn xuyên và tên lửa có điều khiển. Những cối bắn góc thấp như W84 82 mm Trung Quốc chức năng y hệt sơn pháo.

Sơn pháo rất gọn nhẹ, có thể kéo bằng người hay súc vật trong thời kỳ cơ giới chưa phát triển, thuận tiện dùng cho các trận đánh trên núi. Sơn pháo có thể bắn mục tiêu nhìn thấy như pháo tấn công hiện nay, cũng có thể bắn gián tiếp qua trinh sát pháo như lựu pháo hỗ trợ ngày nay.

Sử dụng sửa

Trong thế kỷ 19 người ta tìm được cách bắn đạn trái phá góc thấp, nhồi nhiều thuốc nổ, thay thế cho các pháo đập đất howitzer, từ đó sinh ra nhiều loại lựu pháo. Sơn pháo cũng vai trò như pháo dã chiến (field gun) trước thế kỷ 19, loại súng di theo trận đánh hỗ trợ bán sát (ngày nay từ này dùng chỉ pháo hỗ trợ bắn gián tiếp, lựu pháo nòng dài). Điều này rất quan trọng trong thời thông tin còn chậm và ít.

Sơn pháo chỉ được dùng nhiều đến Thế chiến thứ nhất, sau đó các nước tiên tiến ít sản xuất. Những phát triển trực tiếp sau của sơn pháo là lựu pháo nòng ngắn và súng cối. Người ta cũng dùng nhiều súng không giật cho những vị trí của sơn pháo trước đây.

Một số sơn pháo vẫn được dùng trong Thế chiến thứ hai nhưng rất kém. Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng sơn pháo rất nhiều trong Chiến tranh Đông Dương. Lúc đó sơn pháo thường dùng bắn thẳng phá công sự vững chắc. Có lẽ vì vậy, sơn pháo vẫn được trung bầy trong Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, bên cạnh những súng cùng thời.

Khẩu sơn pháo đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng là khẩu tăng cường cho Pháo đài Láng nửa tháng sau ngày Toàn quốc kháng chiến, pháo 75 mm nhẹ có một ô tô kéo. Sau này, khẩu pháo bị bỏ lại khi rút đi. Đến cuối Kháng chiến chống Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khá nhiều sơn pháo các loại, lúc đó sơn pháo là loại pháo chủ yếu.

Sơn pháo của Quân đội Nhân dân Việt Nam được loại bỏ sau Hòa bình lập lại, một phần vì nhược điểm nòng quá ngắn, một phần vì đây là pháo dùng đạn phương Tây, rất khó cung cấp.

Danh sách sơn pháo sử dụng bởi một vài nước sửa

Afghanistan sửa

Albania sửa

Áo-Hung sửa

Bỉ sửa

Bulgaria sửa

Tiệp Khắc sửa

Phần Lan sửa

Pháp sửa

Đức sửa

Hy Lạp sửa

Iran sửa

Ý sửa

Ba Lan sửa

România sửa

Nga sửa

Thổ Nhĩ Kỳ sửa

Anh sửa

Nam Tư sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa