Sếu cổ đen (danh pháp hai phần: Grus nigricollis) là một loài chim trong họ Sếu.[2] Loài sếu này sinh sản ở cao nguyên Tây Tạng và trú đông chủ yếu ở Ấn Độ và Butan. Nó dài 139 cm với sải cánh dài 235 cm, nặng 5,5 kg. Nó có màu xám trắng với đầu đen, mảng đỉnh đàu nâu đỏ, phía trên cổ màu đen, chân màu đen và mảng trắng phía sau mắt. Con trống và con mái có bộ lông như nhau.

Sếu cổ đen
Tại vườn thú Bronx, New York, Hoa Kỳ.
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Gruiformes
Họ: Gruidae
Chi: Grus
Loài:
G. nigricollis
Danh pháp hai phần
Grus nigricollis
Przhevalsky, 1876

Phân bố sửa

Sếu cổ đen trải qua mùa hè chủ yếu ở cao nguyên Tây Tạng. Các khu vực sinh sản ở đồng cỏ núi cao, bên bờ hồ và đầm lầy ven sông và thung lũng sông. Chúng cũng sử dụng lúa mạch và lúa mì ở các khu vực này. Khu vực trú đông có xu hướng trong các thung lũng hoặc độ cao thấp hơn. Phần lớn quần thể ở Trung Quốc với số lượng nhỏ hơn mở rộng vào Việt Nam, Bhutan và Ấn Độ.[3] Một số quần thể nhỏ đã được ghi nhận ở bắc Sikkim.[4] Một nhóm 20 đến 40 con đã từng thường xuyên đến khu vực Subansiri ở thung lũng Apa Tani[5] cho đến năm 1975[6] và những con đi lang thang đã được ghi nhận ở Nepal.[7] Hiện tại sếu cổ đen trú đông ở một số thung lũng ở tây Arunachal Pradesh, Ấn Độ. Đó là Sangti và Zemithang.[8][9][10]

Tham khảo sửa

  1. ^ BirdLife International (2020). Grus nigricollis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2020: e.T22692162A180030167. doi:10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T22692162A180030167.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ Collar, NJ; AV Andreev, S Chan, MJ Crosby, S Subramanya and JA Tobias biên tập (2001). Threatened Birds of Asia (PDF). BirdLife International. tr. 1198–1225. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  4. ^ Ganguli-Lachungpa, Usha (1998). “Attempted breeding of the Blacknecked Crane Grus nigricollis Przevalski in North Sikkim”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 95 (2): 341.
  5. ^ Betts, FN (1954). “Occurrence of the Blacknecked Crane (Grus nigricollis) in Indian limits”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 52 (3): 605–606.
  6. ^ Sekhar Saha, Subhendu (1978). “Blacknecked Crane in Bhutan and Arunachal Pradesh - A survey report for January–February 1978”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 77 (2): 326–328.
  7. ^ Rossetti, John (1979). “Blacknecked Crane, Grus nigricollis, seen at Begnas Tal, near Pokhara, Nepal”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 76 (3): 513–514.
  8. ^ Choudhury, A.U. (2000). The Black-necked Crane in Arunachal Pradesh. The Twilight 2(2 & 3):31-32.
  9. ^ Choudhury, A.U. (2008). In the valley of cranes. Sanctuary Asia 28(5): 78-80.
  10. ^ Choudhury, A.U. (2009). The crane valleys of India and Bhutan. Environ 10 (2): 10-15.

Liên kết ngoài sửa