Saab 32 Lansen (nghĩa là Cây Thương) là một loại máy bay cường kích hai chỗ, vận tốc cận âm do SAAB thiết kế chế tạo từ năm 1955 tới năm 1960 cho Không quân Thụy Điển (Flygvapnet). Trong thời gian phục vụ lâu dài của mình, Saab 32 cũng được sử dụng như máy bay tiêm kích, trinh sát, tác chiến điện tử và kéo bia bay.

Saab 32 Lansen
Saab 32 tại Triển lãm hàng không Kristianstad 2006
KiểuMáy bay tiêm kích/ cường kích
Hãng sản xuấtSaab
Chuyến bay đầu tiên3 tháng 11-1952 (mẫu thử P1150)
Được giới thiệu1955
Ngừng hoạt động1997 (S 32C và J 32D)
Khách hàng chínhThụy Điển Không quân Thụy Điển
Được chế tạo1953-1959
Số lượng sản xuất450[1]

Thiết kế và phát triển sửa

Năm 1948 công ty Saab đã được quân đội đặt chế tạo một loại máy bay cường kích động cơ phản lực để thay thế một loạt các loại máy bay tiêm kích đêm, trinh sát và cường kích cũ từ thập niên 1940 trong Flygvapnet như: Saab B 18/S 18, J 21R/A 21R và J 30 (de Havilland Mosquito). Thiết kế này ban đầu được đặt tên là P1150.

Không quân Thụy Điển đặt ra yêu cầu đối với P1150 như sau: máy bay phải có khả năng tấn công vất kỳ nơi nào dọc theo đừong bờ biển dài 1.245 dặm (2000 km) của Thụy Điển trong vòng 1 giờ sau khi cất cánh từ căn cứ. Nó phải có khả năng cất cánh trong mọi điều kiện thời tiết, ngày cũng như đêm. Đặc biệt nó được tích hợp các hệ thống vũ khí và điện tự nhằm tạo ra một mẫu thiết kế giống với các hệ thống vũ khí ngày nay được áp dụng cho các thiết kế máy bay chiến đấu. Máy bay được trang bị 4 khẩu pháo 20 mm, rocket, bom và hoặc tên lửa chống hạm mới đang được phát triển lưc đó là Rb 04.

Đội thiết kế tạo ra một khung máy bay có kiểu dáng đẹp, trang bị động cơ Rolls-Royce Avon Series 100. Thiết kế cánh xuôi là kết quả duy nhất của một ứng dụng ban đầu của công nghệ máy tính. Để thử nghiệm thiết kế cánh xuôi sau 35°, một mẫu cánh có kích thước bằng nửa cánh thật đã được đặt trên loại máy bay Saab Safir, Saab 202 Safir. Thiết kế ban đầu có cánh tà và rãnh gờ trước cánh. Sau đó rãnh được bỏ đi do không cần thiết sau các thử nghiệm với các mẫu thử và không còn xuất hiện trên mẫu máy bay thành phẩm. Sau khi các mẫu thử P1150 có thiết kế hoàn chỉnh và đã qua các thử nghiệm đánh giá, một lô nhỏ đã được đưa vào sản xuất với tên gọi mới là Saab J 32 Lansen (J chữ cái đầu của từ "Jakt" [Tiêm kích]) vào năm 1953. Không có phiên bản huấn luyện, nhưng một số chiếc Lansen vẫn có hệ thống điều khiển thô sơ ở ghế sau.

Lịch sử hoạt động sửa

 
Saab 32 Lansen tại triển lãm hàng không Kristianstad 2006.

A 32A được đưa vào trang bị nhằm thay thế cho loại máy bay ném bom SAAB B 18 động cơ piston. Ngay sau khi được trang bị cho các phi đoàn, J 32 Lansen đã vượt qua vận tốc âm thanh vào ngày 25/10/1953, một chiếc J 32 đã vượt vận tốc Mach 1 khi bổ nhào. J 32 mang 4 khẩu pháo ADEN 30 mm trong khi A 32 (‘’A’’ nghĩa là cường kích) có 4 khẩu pháo 20 mm Bofors m/49 ở mũi máy bay và tên lửa chống hạm RB 04, đây là một trong những loại tên lửa chống hạm được đưa vào trang bị sớm nhất ở phương Tây thời bấy giờ. Những chiếc Lansen thường mang 2 tên lửa nhưng nó cũng có thể mang thêm. Nhiệm vụ chính của nó là ngăn chặn bất kỳ máy bay Liên Xô nào bay vào vùng bờ biển rộng lớn của Thụy Điển.

Một kế hoạch sử dụng A 32A mang đầu đạn hạt nhân hoặc vũ khí hóa học đã được nghiên cứu. Thụy Điển đã có một chương trình vũ khí hạt nhân vào thập niên 1950 và 1960, nhưng không sản xuất bất cứ vũ khí hạt nhân nào.[2]

A 32 Lansen là máy bay cường kích chuyên nhiệm cuối cùng của Thụy Điển. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, phi công Thụy Điển thường mô tả đây là một loại máy bay dễ điều khiển. Và dần dần được thay thế bằng các loại khác hiện đại hơn, Saab 32 rút khỏi biên chế vào cuối thập niên 1990. 2 chiếc Lansen hiện vẫn đang trong tình trạng vận hành tốt, nhiệm vụ duy nhất của chúng là đo các mẫu không khí trên độ cao lớn cho các mục đích nghiên cứu hợp tác với Cơ quan An toàn Bức xạ Thụy Điển. Một chiếc trong số 2 chiếc đã được sử dụng để thu thập mẫu tro núi lửa vào tháng 4 và tháng 5/2010.[3]

Biến thể sửa

 
Saab 32 Lansen tại Bảo tàng Không quân Thụy Điển ở Linköping.
A 32A
Phiên bản cường kích và đánh biển. Có 287 chiếc được chế tạo trong giai đoạn 1955-1957,[4] nghỉ hưu năm 1978. Trang bị 4 pháo 20 mm Bofors ở mũi và mang 2 tên lửa SAAB 304 hoặc thùng rocket gắn ngoài.
J 32B
Phiên bản tiêm kích mọi thời tiết, chuyển sử dụng trong các phi vụ tuần tiêu đêm và hoạt động trong thời tiết xấu. 2 mẫu thử và 118 chiếc được sản xuất[4] trong giai đoạn 1958-1960, nghỉ hưu năm 1973. Trang bị 4 khẩu pháo 30 mm ADEN, tên lửa Rb 24 (phiên bản của AIM-9 Sidewinder do Thụy Điển chế tạo) và có thể mang radar dẫn bắn cho tên lửa không đối không, ngoài ra còn mang được thùng rocket gắn ngoài. J 32B được trang bị động cơ Svenska Flygmotor RM 6A (Rolls-Royce Avon Mk 47A).
S 32C
Phiên bản trinh sát không ảnh và trinh sát biển chuyên nhiệm được phát triển từ A 32A. 45 chiếc được sản xuất[4] trong giai đoạn 1958-1959, nghỉ hưu năm 1978. Trang bị radar PS-432/A và 4 camera – 2 chiếc SKa 17 và 2 chiếc SKa 18.
J 32D
Phiên bản kéo bia bay. 6 chiếc J 32B được chuyển đổi thành phiên bản này,[4] nghỉ hưu năm 1997.
J 32E
Phiên bản tác chiến điện tử/ đối kháng điện tử (ECM), ngoài ra còn được sử dụng để huấn luyện ECM. 14 chiếc J 32B được chuyển đổi thành phiên bản này,[4] nghỉ hưu năm 1997. Được trang bị hệ thống gây nhiễu G 24 thuộc một trong 3 phiên bản dùng băng tần L, S hoặc C, sử dụng để gây nhiễu cho radar mặt đất và hải quân. Ngoài ra còn có các thiết bị gây nhiễu gắn ngoài như Adrian (sử dụng băng S và C) và Petrus (băng X) để gây nhiễu các radar gắn trên máy bay.
J 32AD
Đề án cho phiên bản tiêm kích ngày được phát triển từ năm 1953, là giải pháp tạm thời giữa J 29 TunnanJ 35 Draken, định danh là J 32AD ("D" nghĩa là Dag [ngày]). Phiên bản này nhẹ hơn, không có radar, trang bị 4 khẩu 20 mm và 1 khẩu 30 mm ở mũi và các loại tên lửa khác. Không được chế tạo, Thụy Điển đã mua 120 chiếc tiêm kích Hawker Hunter để thay thế.
J 32U
Đề án tiêm kích được phát triển từ năm 1954 ("U" nghĩa là utveckling [phát triển]) với hiệu suất tốt hơn so với J 32B. Máy bay trang bị động cơ Rolls-Royce RA 19R mạnh hơn và có thiết kế cánh được cải tiến.

Quốc gia sử dụng sửa

 
Saab 32 Lansen tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Paris, Le Bourget, Pháp.
  Thụy Điển

Tính năng kỹ chiến thuật (J 32B) sửa

 

Dữ liệu lấy từ The Great Book of Fighters,[5]Combat Aircraft since 1945 [1]

Đặc điểm riêng sửa

  • Tổ lái: 2
  • Chiều dài: 14.94 m (49 ft 0 in)
  • Sải cánh: 13.0 m (42 ft 8 in)
  • Chiều cao: 4.65 m (15 ft 3 in)
  • Diện tích cánh: 37.4 m² (402.6 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 7,500 kg (16,535 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 13,500 kg (29,760 lb)
  • Động cơ: 1 động cơ phản lực Svenska Flygmotor RM 6A, lực đẩy 47.0 kN, ở chế độ đốt phụ trội đạt 65.3 kN (10,560 lbf / 14,685 lbf)

Hiệu suất bay sửa

Vũ khí sửa

Hệ thống điện tử sửa

Xem thêm sửa

Máy bay có tính năng tương đương sửa

Danh sách theo loạt máy bay sửa

Tham khảo sửa

Ghi chú
  1. ^ a b Wilson 2000, p. 122.
  2. ^ Agrell, Wilhelm. Svenska Förintelsevapen: Utvecklingen av Kemiska och Nukleära Stridsmedel 1928-1970Tiếng Thụy Điển. Lund, Sweden: Historiska Media, 2002. ISBN 91-89442-49-0.
  3. ^ Alpman, Marie. "Askprovtagning görs med Lansen" Swedish. Lưu trữ 2010-05-07 tại Wayback Machine NyTeknik, ngày 6 tháng 5 năm 2010. Truy cập: ngày 2 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ a b c d e Forsgren 2010, pp. 68–69.
  5. ^ Green, William and Gordon Swanborough. The Great Book of Fighters. St. Paul, Minnesota: MBI Publishing, 2001. ISBN 0-7603-1194-3.
Tài liệu
  • Erichs, Rolph et al. The Saab-Scania Story. Stockholm: Streiffert & Co., 1988. ISBN 91-7886-014-8.
  • Forsgren, Jan. "Database:SAAB 32 Lansen". Aeroplane, November 2010, Vol 38 No. 11, Issue 451. pp. 64–74.
  • Taylor, John W.R. "Saab 32 Lansen (Lance)." Combat Aircraft of the World from 1909 to the present. New York: G.P. Putnam's Sons, 1969. ISBN 0-425-03633-2.
  • This Happens in the Swedish Air Force (brochure). Stockholm: Information Department of the Air Staff, Flygstabens informationsavdelning, Swedish Air Force, 1983.
  • Wilson, Stewart. Combat Aircraft since 1945. Fyshwick, Australia: Aerospace Publications, 2000. ISBN 1-875671-50-1.

Liên kết ngoài sửa