Sinh lý học

môn khoa học về chức năng của hệ thống sinh vật sống

Sinh lý học (tiếng Anh: Physiology, /ˌfɪziˈɒləi/; từ tiếng Hi Lạp cổ φύσις (physis) 'tự nhiên, nguồn gốc', và -λογία (-logia) 'nghiên cứu về'[1]) là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các chức năngcơ chế trong một cơ thể sống.[2][3] Là một phân ngành của sinh học, sinh lý học chú trọng vào cách những sinh vật, hệ cơ quan, cơ quan, tế bàophân tử sinh học của cá thế thực hiện các chức năng hóa họcvật lý trong một cơ thể sống.[4] Dựa theo các lớp sinh vật, bộ môn có thể được chia làm sinh lý y khoa, sinh lý học động vật, sinh lý học thực vật, sinh lý học tế bàosinh lý học so sánh.[4]

Bức tranh sơn dầu miêu tả Claude Bernard, vị cha đẻ của sinh lý học hiện đại, bên cạnh các học trò của mình.

Trọng tâm của chức năng sinh lý học là những quá trình lý sinhhóa sinh, cơ chế kiểm soát cân bằng nội môitín hiệu giữa các tế bào.[5] Tình trạng sinh lý là tình trạng chức năng thông thường, trong khi tình trạng bênh lý là những tình trạng bất thường, trong đó có bệnh tật ở người.

Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao tặng cho những thành tựu khoa học xuất sắc trong sinh lý học liên quan đến y học.

Nền tảng sửa

Tế bào sửa

Mặc dù có những điểm khác biệt giữa tế bào của động vật, thực vật và vi khuẩn, những chức năng sinh lý học cơ bản của tế bào có thể được chia thành các quá trình phân bào, tín hiệu tế bào, tăng sinh tế bàotrao đổi tế bào.

Thực vật sửa

Sinh lý học thực vật là một phân ngành của thực vật học liên quan đến chức năng của thực vật. Những bộ môn liên quan mật thiết gồm có hình thái học thực vật, sinh thái học thực vật, hóa thực vật học, sinh học tế bào, di truyền học, lý sinh họcsinh học phân tử. Những quá trình cơ bản của sinh lý học thực vật gồm có quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng thực vật, hướng động, ứng động, quang chu kỳ, phát sinh hình thái học, nhịp điệu sinh học, nảy mầm, tình trạng ngủ, chức năng khí khổngthoát hơi nước. Hút nước qua rễ, sản xuất thức ăn trong lá và sự phát triển của chồi hướng sáng là những ví dụ về sinh lý học thực vật.[6]

Động vật sửa

Người sửa

Sinh lý học con người ra đời nhằm tìm hiểu cơ chế giúp cho cơ thể người vận hành và tồn tại,[4] thông qua nghiên cứu khoa học về bản chất của các chức năng cơ học, vật lý và hóa sinh của người, cơ quan của họ, và tế bào được cấu thành từ chúng. Mức độ chú trọng chính của sinh lý học nằm ở mức độ của các cơ quan và hệ thống. Hệ thống thần kinh và nột tiết giữ vai trò chính trong việc tiếp nhận và truyền tín hiệu, gắn thành chức năng ở động vật. Cân bằng nội môi là khía cạnh chính liên quan đến những tương tác kể trên trong thực vật cũng như động vật. Cơ sở sinh học của nghiên cứu sinh lý học, hòa nhập là để chỉ nhiều chức năng chồng chéo trong các hệ thống của cơ thể người, cũng như hình dạng của chúng. Cơ sở ấy có được thông qua liên lạc xảy ra bằng nhiều cách, cả theo điện học và hóa học.[7]

Những thay đổi trong sinh lý học có thể tác động tới chức năng tinh thần của các cá nhân. Những ví dụ có thể kể tới tác động của một số loại thuốc hoặc độ độc của các chất.[8] Những thay đổi về mặt hành vi do những chất trên gây ra thường được dùng để đánh giá sức khỏe của các cá nhân.[9][10] Phần lớn kiến thức cốt lõi của sinh lý học người được bổ sung thêm bằng thử nghiệm động vật. Do mối liên hệ thường trực giữa hình thái và chức năng, sinh lý học và giải phẫu học có quan hệ mật thiết và được nghiên cứu song song như một phần của chương trình giảng dạy y khoa.[11]

Sinh lý học so sánh sửa

Liên quan tới sinh lý học tiến hóasinh lý học môi trường, sinh lý học so sánh xem xét tính đa dạng về các đặc điểm chức năng giữa các sinh vật.[12]

Lịch sử sửa

Thời cổ đại sửa

Nghiên cứu sinh lý học dưới dạng lĩnh vực y khoa bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, ở thời Hippocrates (cuối thế kỷ 5 TCN).[13][14] Ngoài truyền thống ở phương Tây, những hình thức đầu tiên của sinh lý học hay giải phẫu học có thể được manh nha cùng khoảng thời gian kể trên ở Trung Quốc,[15] Ấn Độ[16] và một số nơi khác. Hippocrates đưa ra học thuyết thể dịch, chứa 4 nguyên tố cơ bản: đất, nước, không khí và lửa. Mỗi nguyên tố được biết đến là mang thể dịch tương ứng: mật đen, đờm, máu và mật vàng. Hippocrates còn lưu ý một số kết nối cảm xúc tới 4 thể dịch, về sau được Galen mở rộng thêm. Tư duy phê phán của Aristotle và việc ông nhấn mạnh vào quan hệ giữa cấu trúc và chức năng đã đánh dấu bước khởi đầu của sinh lý học ở thời Hy Lạp cổ đại. Như Hippocrates, Aristotle lấy thuyết thể dịch về bệnh tật, cũng chứa 4 loại chính trong sự sống: nóng, lạnh, ước và khô.[17] Galen (sống khoảng năm 130–200 SCN) là người đầu tiên sử dụng các thí nghiệm để thăm dò chức năng của cơ thể. Không như Hippocrates, Galen luận định rằng sự mất cân bằng thể dịch có thể nằm ở các cơ quan cụ thể, tức gồm toàn bộ cơ thể.[18] Việc ông chỉnh sửa học thuyết đã giúp các bác sĩ trang bị tốt hơn để chẩn đoán bệnh. Galen cũng bác bỏ luận điểm của Hippocrates cho rằng cảm xúc cũng tương thích với thể dịch, và thêm khái niệm tính khí: lạc quan tương ứng với máu; lạnh lùng tương ứng với đờm; mật vàng tương ứng với nóng tính; và mật đen tương ứng với sầu muộn. Galen còn chỉ ra cơ thể người gồm có ba hệ thống kết nối: não và dây thần kinh (chịu trách nhiệm cho suy nghĩ và cảm giác); trái tim và động mạch (cung cấp sự sống); gan và tĩnh mạch (có thể hỗ trợ dinh dưỡng và sinh trưởng).[18] Galen cũng là người sáng lập môn sinh lý học thực nghiệm.[19] Và trong hơn 1.400 năm sau, sinh lý học của Galen vẫn là một công cụ mạnh mẽ và giàu sức ảnh hưởng trong y học.[18]

Thời cận đại sửa

Bác sĩ người Pháp Jean Fernel (1497–1558) là người trình làng thuật ngữ "sinh lý học" ("physiology").[20] Galen, Ibn al-Nafis, Michael Servetus, Realdo Colombo, Amato LusitanoWilliam Harvey được ghi công với những phát hiện quan trọng trong tuần hoàn máu.[21] Santorio Santorio ở những năm 1610 là người đầu tiên sử dụng một thiết bị để đo đạc mạch và một nhiệt nghiệm để đo tính khí.[22]

Năm 1791, Luigi Galvani miêu tả vai trò của điện trong dây thần kinh của trong cơ thể bị mổ xẻ của ếch. Năm 1811, César Julien Jean Legallois nghiên cứu hô hấp trong mẫu mổ xẻ và thương tổn của động vật, rồi phát hiện trung tâm của hô hấp nằm ở hành não. Cùng năm ấy, Charles Bell hoàn thành công trình nghiên cứu về sau còn được biết tới là luật Bell-Magendie, tức so sánh những khác biệt về chức năng giữa rễ lưng và rễ bụng của tủy sống. Năm 1824, François Magendie miêu tả các rễ cảm giác và trình ra bằng chứng đầu tiên về vai trò của tiểu não trong nhận thức thăng bằng để hoàn thiện luật Bell-Magendie.

Ở thập niên 1820, nhà sinh lý học người Pháp Henri Milne-Edwards trình ra khái niệm về phân công lao động trong sinh lý, tức cho phép "so sánh và nghiên cứu vật thể sống nếu chúng là những cỗ máy được tạo ra bởi ngành công nghiệp của con người." Lấy cảm hứng từ Adam Smith, Milne-Edwards viết rằng: "cơ thể của mọi sinh vật sống, bất kể là động vật hay thực vật, đều như một nhà máy ... nơi các cơ quan (tương tự như công nhân) làm việc không ngừng nghỉ nhằm tạo ra hiện tượng mà cấu thành nên sự sống của cá thể." Ở những sinh vật khác biệt hơn, chức năng lao động có thể được phân bố giữa các phương tiện hoặc hệ thống khác nhau (mà ông gọi là appareils).[23]

Năm 1858, Joseph Lister nghiên cứu nguyên nhân gây đông máu và viêm nhiễm sau những chấn thương và vết thương hậu phẫu thuật trước đó. Sau đó ông phát hiện ra và sử dụng thuốc sát trùng trong phòng phẫu thuật, do đó về sau tỷ lệ tử vong vì phẫu thuật đã giảm đáng kể.[24] Hiệp hội sinh lý học được thành lập tại Luân Đôn vào năm 1876 dưới dạng một câu lạc bộ ẩm thực.[25] Hiệp hội Sinh lý Mỹ (APS) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1887. Phương châm của tổ chức là: "thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu khoa học và phổ biến thông tin trong môn khoa học sinh lý."[26] Năm 1891, Ivan Pavlov tiến hành nghiên cứu về "phản ứng có điều kiện" liên quan tới việc tiết nước bọt của chó lúc phản ứng với tiếng chuông và kích thích thị giác.[24]

Ở thế kỷ 19, vốn kiến thức về sinh lý bắt đầu tích lũy với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là với sự xuất hiện của học thuyết tế bào của Matthias SchleidenTheodor Schwann vào năm 1838.[27] Học thuyết nhận định triệt để rằng sinh vật được cấu thành từ những đơn vị gọi là tế bào. Những khám phá sâu hơn nữa của Claude Bernard (1813–1878) sau cùng đã làm ông cho ra đời khái niệm môi trường bên trong (milieu interieur),[28][29] về sau được nhà sinh lý học người Mỹ Walter B. Cannon lấy và đặt lại khái niệm là cân bằng nội môi vào năm 1929. Nói về cân bằng nội môi, Cannon lý giải là "sự duy trì các tình trạng cân bằng trong cơ thể và được điều chỉnh thông qua quá trình sinh lý."[30] Nói cách khác đó là khả ăng điều chỉnh môi trường bên trong của cơ thể. William Beaumont là người Mỹ đầu tiên sử dụng ứng dụng thực tế của môn sinh lý học.

Những nhà sinh lý học ở thế kỷ 19 như Michael Foster, Max VerwornAlfred Binet (dựa trên những ý tưởng của Haeckel) đã cùng phát minh ra khái niệm gọi là "sinh lý học tổng quát", một bộ môn khoa học thống nhất về sự sống dựa trên những hoạt động của tế bào,[23] về au được đổi tên ở thế kỷ 20 là sinh học tế bào.[31]

Thời hậu cận đại sửa

Ở thế kỷ 20, các nhà sinh học trở nên quan tâm đến cách hoạt động sinh lý của sinh vật khác ngoài con người, sau đó cho ra đời các chuyên ngành sinh lý học so sánhsinh lý học sinh thái.[32] Những nhân vật chính trong những chuyên ngành này là Knut Schmidt-NielsenGeorge Bartholomew. Gần đây nhất, sinh lý học tiến hóa đã trở thành một phân ngành riêng biệt.[33] Năm 1920, August Krogh đoạt giải Nobel vì đã phát hiện ra cách lưu lượng máu được điều hóa trong mao mạch.[24] Năm 1954, Andrew Huxley và Hugh Huxley, cùng với đội nghiên cứu của họ phát hiện những sợi trượt trong cơ xương, ngày nay còn gọi là thuyết sợi trượt.[24]

Gần đây, đá có những cuộc tranh luận gay gắt về khả năng tồn tại lâu dài của môn sinh lý học dưới dạng một phân ngành (liệu nó đã chết hay còn sống?).[34][35] Nếu sinh lý học ngày nay ít được nhìn nhận thấy hơn so với kỷ nguyên vàng ở thế kỷ 19,[36] đa phần là vì bộ môn đã đẻ ra một số phân ngành khoa học sinh thiết thục nhất ngày nay, chẳng hạn như khoa học thần kinh, nội tiết họcmiễn dịch học.[37] Ngoài ra, sinh lý học vẫn được xem là một phân ngành thống nhất, có thể tập hợp thành một dữ liệu khung chặt chẽ nhất từ nhiều phân ngành khác nhau.[35][38][39]

Những nhà sinh lý học nổi tiếng sửa

Phụ nữ trong môn sinh lý học sửa

Lúc đầu, phụ nữ đa phần bị khai trừ khỏi hoạt động chính thức trong bất cứ hội sinh lý học nào. Ví dụ, Hiệp hội sinh lý học Mỹ được thành lập vào năm 1887 và chỉ có nam giới trong hàng ngũ thành viên.[40] Năm 1902, Hiệp hội sinh lý học người Mỹ lựa chọn Ida Hyde làm thành viên nữ đầu tiên của hội.[41] Hyde (đại diện của Đại học Liên hiệp phụ nữ Mỹ và người vận dộng bình đẳng giới toàn cầu trong giáo dục)[42] đã nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới ở mọi khía cạnh của khoa học và y học.

Ngay sau đó, vào năm 1913, J.S. Haldane đề xuất cho phụ nữ được phép chính thức gia nhập Hiệp hội sinh học, tổ chức được thành lập vào năm 1876.[43] Ngày 3 tháng 7 năm 1915, 6 phụ nữ được chính thức thừa nhận: Florence Buchanan, Winifred Cullis, Ruth C. Skelton, Sarah C. M. Sowton, Constance Leetham TerryEnid M. Tribe.[44] Lễ kỷ niệm 100 năm lựa chọn phụ nữ vào sinh lý học đã được tổ chức vào năm 2015 với việc xuất bản cuốn sách "Women Physiologists: Centenary Celebrations And Beyond For The Physiological Society." (ISBN 978-0-9933410-0-7)

Những nhà sinh lý học nữ nổi tiếng gồm có:

Phân ngành sửa

Có nhiêu cách để phân loại các phân ngành của môn sinh lý học:[54]

Tham khảo sửa

  1. ^ “physiology”. Online Etymology Dictionary.
  2. ^ “What is physiology?”. biology.cam.ac.uk (bằng tiếng Anh). University of Cambridge Faculty of Biology. 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập 7 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ Prosser, C. Ladd (1991). Comparative Animal Physiology, Environmental and Metabolic Animal Physiology (ấn bản 4). Hoboken, NJ: Wiley-Liss. tr. 1–12. ISBN 978-0-471-85767-9.
  4. ^ a b c Guyton, Arthur; Hall, John (2011). Guyton and Hall Textbook of Medical Physiology (ấn bản 12). Philadelphia: Saunders/Elsevier. tr. 3. ISBN 978-1-4160-4574-8.
  5. ^ Widmaier, Eric P.; Raff, Hershel; Strang, Kevin T. (2016). Vander's Human Physiology Mechanisms of Body Function. New York, NY: McGraw-Hill Education. tr. 14–15. ISBN 978-1-259-29409-9.
  6. ^ “Plant physiology”. Basic Biology. 2019. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2019.
  7. ^ Pereda, AE (tháng 4 năm 2014). “Electrical synapses and their functional interactions with chemical synapses”. Nature Reviews. Neuroscience. 15 (4): 250–63. doi:10.1038/nrn3708. PMC 4091911. PMID 24619342.
  8. ^ “Mental disorders”. World Health Organization. WHO. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ “Eszopiclone” (PDF). F.A. Davis. 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2017.
  10. ^ “Zolpidem” (PDF). F.A. Davis. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2017.
  11. ^ Bergman, Esther M; de Bruin, Anique BH; Herrler, Andreas; Verheijen, Inge WH; Scherpbier, Albert JJA; van der Vleuten, Cees PM (19 tháng 11 năm 2013). “Students' perceptions of anatomy across the undergraduate problem-based learning medical curriculum: a phenomenographical study”. BMC Medical Education. 13: 152. doi:10.1186/1472-6920-13-152. PMC 4225514. PMID 24252155. Together with physiology and biochemistry, anatomy is one of the basic sciences that are to be taught in the medical curriculum.
  12. ^ Garland, T., Jr.; P. A. Carter (1994). “Evolutionary physiology” (PDF). Annual Review of Physiology. 56: 579–621. doi:10.1146/annurev.ph.56.030194.003051. PMID 8010752. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “Physiology”. Science Clarified. Advameg, Inc. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
  14. ^ Fraser, Bev Lott & Blair (6 tháng 11 năm 2019). Physiology of Sports and Exercise (bằng tiếng Anh). 74: Scientific e-Resources. tr. 1. ISBN 978-1-83947-372-2.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  15. ^ Helaine Selin, Medicine Across Cultures: History and Practice of Medicine in Non-Western Cultures (2003), tr. 53.
  16. ^ Burma, D. P.; Chakravorty, Maharani. From Physiology and Chemistry to Biochemistry. Pearson Education. tr. 8.
  17. ^ “Early Medicine and Physiology”. ship.edu.
  18. ^ a b c “Galen of Pergamum”. Encyclopædia Britannica.
  19. ^ Fell, C.; Pearson, F. (tháng 11 năm 2007). “Historical Perspectives of Thoracic Anatomy”. Thoracic Surgery Clinics. 17 (4): 443–8. doi:10.1016/j.thorsurg.2006.12.001. PMID 18271159.
  20. ^ Applebaum, Wilbur (2000). Encyclopedia of the Scientific Revolution: From Copernicus to Newton. Routledge. tr. 344. Bibcode:2000esrc.book.....A.
  21. ^ Rampling, M. W. (2016). “The history of the theory of the circulation of the blood”. Clinical Hemorheology and Microcirculation. 64 (4): 541–549. doi:10.3233/CH-168031. ISSN 1875-8622. PMID 27791994. S2CID 3304540.
  22. ^ “Santorio Santorio (1561-1636): Medicina statica”. Vaulted Treasures. University of Virginia, Claude Moore Health Sciences Library.
  23. ^ a b R. M. Brain. The Pulse of Modernism: Physiological Aesthetics in Fin-de-Siècle Europe. Seattle: Đại học báo chí Washington, 2015. 384 pp., [1].
  24. ^ a b c d “Milestones in Physiology (1822-2013)” (PDF). 1 tháng 10 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  25. ^ “The Society's history | Physiological Society”. physoc.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2017.
  26. ^ “American Physiological Society > About”. the-aps.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2017.
  27. ^ “Introduction to physiology: History, biological systems, and branches”. www.medicalnewstoday.com (bằng tiếng Anh). 13 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  28. ^ Bernard, Claude (1865). An Introduction to the Study of Ex- perimental Medicine. New York: Dover Publications (xuất bản 1957).
  29. ^ Bernard, Claude (1878). Lectures on the Phenomena of Life Common to Animals and Plants. Springfield: Thomas (xuất bản 1974).
  30. ^ Brown Theodore M.; Fee Elizabeth (tháng 10 năm 2002). “Walter Bradford Cannon: Pioneer Physiologist of Human Emotions”. American Journal of Public Health. 92 (10): 1594–1595. doi:10.2105/ajph.92.10.1594. PMC 1447286.
  31. ^ Heilbron, J. L. (2003). The Oxford Companion to the History of Modern Science, Oxford University Press, p. 649, link.
  32. ^ Feder, ME; Bennett, AF; WW, Burggren; Huey, RB (1987). New directions in ecological physiology. New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-34938-3.
  33. ^ Garland, Jr, Theodore; Carter, P. A. (1994). “Evolutionary physiology” (PDF). Annual Review of Physiology. 56 (1): 579–621. doi:10.1146/annurev.ph.56.030194.003051. PMID 8010752. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.
  34. ^ Pinter, G. G.; Pinter, V. (1993). “Is Physiology a Dying Discipline?”. Physiology. 8 (2): 94–95. doi:10.1152/physiologyonline.1993.8.2.94.
  35. ^ a b Lemoine, Maël; Pradeu, Thomas (1 tháng 7 năm 2018). “Dissecting the Meanings of "Physiology" to Assess the Vitality of the Discipline” (PDF). Physiology. 33 (4): 236–245. doi:10.1152/physiol.00015.2018. ISSN 1548-9221. PMID 29873600.
  36. ^ Kremer, Richard L. (2009). “Physiology”. Trong Bowler & Pickstone (biên tập). The Cambridge History of the Modern Biological and Earth Science. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 342–366. doi:10.1017/CHOL9780521572019.019. ISBN 9781139056007.
  37. ^ Noble, Denis (2013). “More on Physiology Without Borders”. Physiology. 28 (1): 2–3. doi:10.1152/physiol.00044.2012. ISSN 1548-9213. PMID 23280350. S2CID 22271159.
  38. ^ Neill, Jimmy D.; Benos, Dale J. (1993). “Relationship of Molecular Biology to Integrative Physiology”. Physiology. 8 (5): 233–235. doi:10.1152/physiologyonline.1993.8.5.233.
  39. ^ Noble, Denis (1 tháng 3 năm 2002). “Modeling the Heart--from Genes to Cells to the Whole Organ”. Science (bằng tiếng Anh). 295 (5560): 1678–1682. Bibcode:2002Sci...295.1678N. doi:10.1126/science.1069881. ISSN 0036-8075. PMID 11872832. S2CID 6756983.
  40. ^ “American Physiological Society > Founders”. the-aps.org (bằng tiếng Anh). The American Physiological Society. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2017.
  41. ^ Tucker, GS (tháng 12 năm 1981). “Ida Henrietta Hyde: the first woman member of the society” (PDF). The Physiologist. 24 (6): 1–9. PMID 7043502. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2017.
  42. ^ Butin, Jan (31 tháng 12 năm 1999). “Ida Henrietta Hyde”. Jewish Women: A Comprehensive Historical Encyclopedia. Jewish Women's Archive.
  43. ^ “Women in Physiology | Physiological Society”. physoc.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  44. ^ “Women in Physiology”. physoc.org. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.
  45. ^ “Bodil M. Schmidt-Nielsen Distinguished Mentor and Scientist Award”. www.pathwaystoscience.org. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  46. ^ “Carl Cori and Gerty Cori”. Encyclopædia Britannica.
  47. ^ “Cori cycle”. TheFreeDictionary.com.
  48. ^ “Facts on the Nobel Prizes in Physiology and Medicine”. nobelprize.org. Nobel Media AB. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  49. ^ “Gertrude B. Elion”. Encyclopædia Britannica.
  50. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2004”. nobelprize.org.
  51. ^ “Francoise Barre-Sinoussi - biography - French virologist”. Encyclopædia Britannica.
  52. ^ “Elizabeth H. Blackburn”. Encyclopædia Britannica.
  53. ^ "Carol W. Greider". Encyclopædia Britannica.
  54. ^ Moyes, C.D., Schulte, P.M. Principles of Animal Physiology, second edition. Pearson/Benjamin Cummings. Boston, MA, 2008.

Tài liệu đọc thêm sửa

Sinh lý học người

  • Hall, John (2011). Guyton and Hall textbook of medical physiology (ấn bản 12). Philadelphia, Pa.: Saunders/Elsevier. ISBN 978-1-4160-4574-8.
  • Widmaier, E.P., Raff, H., Strang, K.T. Vander's Human Physiology. 11th Edition, McGraw-Hill, 2009.
  • Marieb, E.N. Essentials of Human Anatomy and Physiology. 10th Edition, Benjamin Cummings, 2012.
  • Sinh lý học người và động vật. Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000, 408tr

Sinh lý học động vật

  • Hill, R.W., Wyse, G.A., Anderson, M. Animal Physiology, 3rd ed. Sinauer Associates, Sunderland, 2012.
  • Moyes, C.D., Schulte, P.M. Principles of Animal Physiology, second edition. Pearson/Benjamin Cummings. Boston, MA, 2008.
  • Randall, D., Burggren, W., and French, K. Eckert Animal Physiology: Mechanism and Adaptation, 5th Edition. W.H. Freeman and Company, 2002.
  • Schmidt-Nielsen, K. Animal Physiology: Adaptation and Environment. Cambridge & New York: Cambridge University Press, 1997.
  • Withers, P.C. Comparative animal physiology. Saunders College Publishing, New York, 1992.

Sinh lý học thực vật

  • Larcher, W. Physiological plant ecology (4th ed.). Springer, 2001.
  • Salisbury, F.B, Ross, C.W. Plant physiology. Brooks/Cole Pub Co., 1992
  • Taiz, L., Zieger, E. Plant Physiology (5th ed.), Sunderland, Massachusetts: Sinauer, 2010.

Sinh lý học nấm

  • Griffin, D.H. Fungal Physiology, Second Edition. Wiley-Liss, New York, 1994.

Sinh lý học sinh vật nguyên sinh

  • Levandowsky, M. Physiological Adaptations of Protists. In: Cell physiology sourcebook: essentials of membrane biophysics. Amsterdam; Boston: Elsevier/AP, 2012.
  • Levandowski, M., Hutner, S.H. (eds). Biochemistry and physiology of protozoa. Volumes 1, 2, and 3. Academic Press: New York, NY, 1979; 2nd ed.
  • Laybourn-Parry J. A Functional Biology of Free-Living Protozoa. Berkeley, California: University of California Press; 1984.

Sinh lý học tảo

  • Lobban, C.S., Harrison, P.J. Seaweed ecology and physiology. Cambridge University Press, 1997.
  • Stewart, W. D. P. (ed.). Algal Physiology and Biochemistry. Blackwell Scientific Publications, Oxford, 1974.

Sinh lý học vi khuẩn

  • El-Sharoud, W. (ed.). Bacterial Physiology: A Molecular Approach. Springer-Verlag, Berlin-Heidelberg, 2008.
  • Kim, B.H., Gadd, M.G. Bacterial Physiology and Metabolism. Cambridge, 2008.
  • Moat, A.G., Foster, J.W., Spector, M.P. Microbial Physiology, 4th ed. Wiley-Liss, Inc. New York, NY, 2002.

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Wikisource portal

  • physiologyINFO.org public information site sponsored by The American Physiological Society