Tự dùng thuốc, hay tự chữa trị là một hành vi của con người trong đó cá nhân dùng dược chất/thuốc hay bất kỳ tác động ngoại sinh nào để có thể tự điều trị bệnh về thể chất và tâm lý.

Tự dùng thuốc
Phương pháp can thiệp
MeSHD012651

Các loại thuốc tự dùng phổ biến rộng rãi là những loại thuốc không bán theo toa, thường được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường tại nhà, cũng như thực phẩm bổ sung. Những loại thuốc này không yêu cầu bác sĩ phải kê đơn mới có được, ở một số quốc gia, thuốc sẵn có tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi.[1]

Tâm lý học trong tự điều trị bằng thuốc thần kinh thường nằm trong bối cảnh cụ thể của việc sử dụng thuốc kích thích, rượu, thức ăn cải thiện tâm trạng,... với mục đích giảm đau khổ về tinh thần, căng thẳng và lo lắng tâm thần,[2] bao gồm bệnh tâm thầnchấn thương tâm lý,[3][4] trong một số trường hợp cá biệt thuốc gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe về thể chất và cả tinh thần nếu thúc đẩy bởi cơ chế gây nghiện.[5] Ở các sinh viên trong chương trình postsecondary (đại học/cao đẳng), việc tự chữa trị cho chính mình bằng các loại thuốc Adderall, Ritalin và Concerta đã được thuật lại và bàn luận trong các chuyên đề.[5]

Các sản phẩm được bán trên thị trường tỏ ra hữu ích cho hành vi tự dùng thuốc, nhưng đôi khi dựa trên cơ sở bằng chứng không đáng tin cậy. Lời tuyên bố nicotine có giá trị dược liệu đã được sử dụng để tiếp thị thuốc lá như một loại thuốc tự dùng. Nhưng lời tuyên bố này đã bị các nhà nghiên cứu độc lập bác bỏ do không chính xác.[6][7] Tuyên bố về sức khỏe từ bên thứ ba chưa được thẩm định lại và không có sự điều chỉnh nào về việc sử dụng thực phẩm bổ sung.[8]

Trong đông y con người thường xem tự dùng thuốc như một cách đạt đến sự độc lập cá nhân,[9] và tự dùng thuốc cũng là quyền con người, là một đều cơ bản, liên quan chặt chẽ đến quyền từ chối điều trị y tế.[10] Tự dùng thuốc có thể tự làm hại bản thân không chủ ý.[11]

Tham khảo sửa

  1. ^ “What is self-Medication”. wsmi.org. WORLD SELF-MEDICATION INDUSTRY. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ Kirstin Murray (ngày 10 tháng 11 năm 2010). “Distressed doctors pushed to the limit”. Australian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  3. ^ Vivek Benegal (ngày 12 tháng 10 năm 2010). “Addicted to alcohol? Here's why”. India Today. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ Howard Altman (ngày 10 tháng 10 năm 2010). “Military suicide rates surge”. Tampa Bay Online. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  5. ^ a b Abelman, Dor David (ngày 6 tháng 10 năm 2017). “Mitigating risks of students use of study drugs through understanding motivations for use and applying harm reduction theory: a literature review”. Harm Reduction Journal. 14 (1): 68. doi:10.1186/s12954-017-0194-6. ISSN 1477-7517. PMC 5639593. PMID 28985738.
  6. ^ Prochaska, Judith J.; Hall, Sharon M.; Bero, Lisa A. (tháng 5 năm 2008). “Tobacco Use Among Individuals With Schizophrenia: What Role Has the Tobacco Industry Played?”. Schizophrenia Bulletin. 34 (3): 555–567. doi:10.1093/schbul/sbm117. ISSN 0586-7614. PMC 2632440. PMID 17984298.
  7. ^ Parrott AC (tháng 4 năm 2003). “Cigarette-derived nicotine is not a medicine” (PDF). The World Journal of Biological Psychiatry. 4 (2): 49–55. doi:10.3109/15622970309167951. PMID 12692774. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ Reese, Spencer M. “Dietary Supplement Marketing - Rethinking the Use of Third Party Material | MLM Law”. www.mlmlaw.com. MLM Law Resources site. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ Benefits and risks of self-medication
  10. ^ Three arguments against prescription requirements, Jessica Flanigan, BMJ Group Journal of Medical Ethics ngày 26 tháng 7 năm 2012, accessed ngày 20 tháng 8 năm 2013
  11. ^ Kingon, Angus (2012). “Non-prescription medications: considerations for the dental practitioner”. Annals of the Royal Australasian College of Dental Surgeons. 21: 88–90. ISSN 0158-1570. PMID 24783837.