Thành viên:Kateru Zakuro/Wikipedia:Làm quen MediaWiki/Thao tác với trang

 Chào mừng Khởi tạo tài khoản Tra cứu Thao tác với trang Quy tắc trên Wiki 

Tạo trang mới

Có 2 cách để tạo mới một trang trên MediaWiki

Cách 1

Khi tìm kiếm một trang mà không thấy trên MediaWiki, kết quả tìm kiếm sẽ cho phép người dùng tạo trang này. Ví dụ: Bạn tìm kiếm trang Ví dụ không có, kết quả tìm kiếm sẽ hiện ra như sau:


Khi nhấn vào từ Ví dụ trong câu Bạn có thể tạo trang "Ví dụ", nhưng hãy xem qua các kết quả bên dưới xem nó đã được viết đến chưa. Một ô cửa sổ với nội dung Tạo "Ví dụ" sẽ hiện ra.


Bạn có thể tham khảo để xem cách viết trang trên MediaWiki.

Sau khi nội dung mới của từ được tạo ra, bạn sẽ ấn nút Xem trước để xem lại những đóng góp của mình và sửa lại các lỗi (nếu có).

Sau khi hoàn thành việc soạn thảo nội dung, bạn hãy phân loại trang của mình bằng cách nhập tên thể loại vào ô Các thể loại (Tham khảo danh sách các thể loại tại đây)

Nhập tóm tắt những sửa đổi của bạn vào ô Tóm lược sửa đổi để cộng đồng dễ dàng hơn trong việc theo dõi những sửa đổi.

Cuối cùng, ấn nút Đăng trang để lưu lại những đóng góp đó.

Cách 2

  • Bạn nhấn vào trang có liên kết đỏ
  • Một ô cửa sổ mới mở ra. Chọn tính năng tạo mới trang này trong dòng Trang này hiện đang trống. Bạn có thể tìm kiếm tựa trang này trong các trang khác, tìm trong các nhật trình liên quan, hoặc tạo mới trang này.
  • Thao tác soạn thảo tiến hành như cách 1

Chú ý

  • Nội dung của một trang hoàn toàn mới sẽ được tạo và lưu.
  • Để theo dõi những trang mới được tạo, người dùng có thể xem tại trang Thay đổi gần đây.

Sửa trang

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia sửa đổi các trang trên MediaWiki bằng cách bấm Tab "Sửa" trên đầu để sửa đổi trang hoặc liên kết [sửa] để sửa từng đề mục (ngoại trừ các cá nhân bị tước quyền sửa đổi và những trang bị khóa).

Bước 1

  • Khi ấn vào Tab Sửa hoặc liên kết [Sửa] của một trang:
  • Một ô cửa sổ mới được mở ra


Bước 2

  • Sửa đổi nội dung hoặc thêm nội dung mới mà bạn biết cho trang theo đúng quy tắc.
  • Nhập tóm tắt những sửa đổi của bạn vào ô Tóm lược sửa đổi để cộng đồng dễ dàng hơn trong việc theo dõi những sửa đổi.
  • Sau khi sửa đổi hoặc thêm nội dung mới, ấn nút Xem trước.

Bước 3

  • Sau khi chắc chắn với những sửa đổi của mình, bạn hãy ấn nút Lưu trang
  • Sửa đổi của bạn sẽ được ghi lại và sẽ được lưu vào nội dung trang hiện tại.

Chú ý: Sửa đổi này là nền tảng để người dùng tham gia đóng góp xây dựng nội dung trên MediaWiki, từ đó giúp phát triển và làm phong phú nội dung.

Xem lịch sử trang

Mọi sửa đổi thực hiện tại bất kỳ một trang nào trên MediaWiki đều được lưu vào phần lịch sử của trang đó. Nghĩa là mọi đóng góp của bạn sẽ không bao giờ bị mất, dù cho đây là từ điển mở và ai cũng có thể sửa đổi được.

Xem lịch sử của trang

Để xem những sửa đổi đã được tạo ra của một trang, chúng ta có thể mở tab Lịch sử ở phía trên mỗi trang, bạn sẽ thấy hiện ra ngày giờ của từng sửa đổi đồng thời tên thành viên (hoặc địa chỉ IP) đã thực hiện sửa đổi và đôi khi tóm tắt về sửa đổi đã thực hiện.


Để xem những sửa đổi, thêm bớt của người dùng đối với một trang, chúng ta có thể so sánh các phiên bản đã có của từ đó với nhau.

Chọn các phiên bản (bằng cách click vào các ô tròn bên cạnh) để so sánh rồi nhấn Enter hoặc bấm vào nút So sánh các bản đã chọn.


Một bản so sánh giữa các bản sẽ được tạo ra:


Chú ý: Bấm vào tên các thành viên màu xanh, người dùng có thể đọc thêm thông tin về thành viên đó tại trang thành viên của họ.

Lợi ích của việc xem phần lịch sử

  • Xem lịch sử từ tiện lợi khi theo dõi quá trình sửa đổi trang. Nó đặc biệt có ích khi người sử dụng mới làm quen với việc tạo trang mới và muốn xem các thành viên có kinh nghiệm sửa lại trang mình mới tạo như thế nào (khi so sánh giữa các phiên bản để tìm ra cái gì cần sửa/cần thêm).
  • Nếu người dùng gặp một từ nào bị phá hoại, thử vào lịch sử và xem các phiên bản trước khi bị phá. Người sử dụng có thể chọn một phiên bản mà họ cho là có phần nội dung tốt nhất, Sửa phiên bản cũ này và sau đó ấn vào nút lưu lại thành bản mới. Với cách này, người sử dụng có thể phục hồi nội dung của trang lúc chưa bị phá.
  • Lịch sử trang cũng là bằng chứng cho các tác giả chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình từ mình đã đóng góp.

Thảo luận một trang

Trên MediaWiki, mọi trang viết đều có trang thảo luận đi kèm. Chúng ta tạo trang thảo luận ra bằng cách ấn vào thanh thảo luận phía trên đầu trang viết. Thanh này nằm ngay cạnh thanh sửa đổi.

Mục đích

  • Trang thảo luận là nơi chúng ta đưa ra ý kiến của mình về một trang hay một nội dung, gợi ý cách thay đổi, đề xuất một nội dung mới cho trang, hỏi cho rõ về một vấn đề. Đây cũng là nơi cộng đồng tìm kiềm sự đồng thuận về một nội dung gây tranh luận.

Sử dụng

  • Nếu chữ thảo luận có màu đỏ nghĩa là chưa có ai tạo trang thảo luận. Lúc đó, ấn vào chữ thảo luận này là mở ra cửa sổ soạn thảo để tạo nội dung.
  • Nếu chữ thảo luận xanh, nghĩa là đã có trang thảo luận của trang đó rồi. Lúc đó, ấn vào sẽ hiển thị các thảo luận liên quan đến trang viết. Để thêm thảo luận mới, ấn vào chữ Tạo chủ đề

Ví dụ: Đối với trang Ví dụ, trước đó đã có thành viên tham gia thảo luận, để tiếp tục đưa ra ý kiến thảo luận của bạn về trang này, hãy click vào Tạo chủ đề


Để sửa đổi lại trang thảo luận, hay viết thêm ý vào thảo luận cũ, ấn vào tab Sửa ở gần tab Thảo luận hoặc chữ sửa ở phía mục thảo phần thảo luận cần thay đổi.


Chú ý:

  • Khi thảo luận, chúng ta cần ký tên sau mỗi thảo luận để giúp phân biệt thảo luận thuộc về cá nhân nào. Mã wiki để ký tên thông dụng là viết 4 dấu ngã, "~", sau thảo luận. 4 dấu ngã này lúc hiện thị sẽ ghi ra tên người thảo luận và ngày giờ thảo luận.
  • Nếu dùng 3 dấu ngã, chỉ tên người sử dụng sẽ hiện lên. Nếu dùng 5 dấu ngã, chỉ ngày tháng sẽ hiện lên. Hai trường hợp 3 và 4 dấu ngã, tên người thảo luận thường có liên kết tới trang cá nhân của người đó.