Thảo luận:Bán đảo Đông Dương

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Dương Đình Minh Khánh trong đề tài Chấm hỏi


Tên bài sửa

Tôi đã chuyển lại tên bài thành Đông Dương vì đây là tên gọi phổ biến nhất trong tiếng Việt theo như thảo luận. Nguyễn Thanh Quang 08:12, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Xin xem chi tiết ở Thảo luận Thành viên:Trần Thế Vinh. Avia (thảo luận) 09:58, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Bán đảo Đông Dương hay Trung Ấn? sửa

Dịch nguyên từ khái niệm en:indochina với nghĩa hẹp, nghĩa rộng là không chính xác.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì theo sách giáo khoa lịch sử lớp 7, bán đảo Đông Dương chỉ có 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Còn bán đảo to gồm cả Malaysia, Thái lan... như trong hình được gọi là Bán đảo Trung Ấn. Nếu ai có thể kiểm tra lại thì xin giúp.

Tmct 22:25, ngày 3 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không biết các cách dùng tại Việt Nam. Tôi chỉ muốn đưa ra ý kiến theo cách semantics (phân tích nghĩa, đúng hay sai?).
  • Indochine (Pháp) = Indo + Chine → Ấn Độ + Trung Hoa → Trung Ấn
  • Đông Dương (Hán-Việt) = Biển Đông → các nước chung quanh Biển Đông (theo tôi thì, ngoài Việt Nam, Lào, Campuchia, phải thêm miền Nam của Trung Quốc, các đảo Đài Loan, Hải Nam..., các quần đảo Phillipines, Nhật Bản)
  • Viễn Đông (Hán-Việt) = Vùng phía Đông xa → Far East của Đế quốc Anh trước Thế chiến thứ hai (theo tôi thì, ngoài các vùng trên, phải thêm Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, quần đảo Indonesia...
Mặc dù tôi nghĩ như vậy nhưng cách dùng trên Internet tôi kiểm tra với Google hôm nay thì
  • "Bán đảo Đông Dương" - > 10.000 hit [1]
  • "Bán đảo Trung Ấn" - ~ 300 hit [2]
  • "Bán đảo Ấn Trung" - < 10 hit [3]
Mekong Bluesman 23:45, ngày 3 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vâng, mặc dù từ "Bán đảo Đông Dương" nhiều hit như vậy, nhưng từ điển Bách khoa của VN lại dùng "Bán đảo Trung Ấn" khi nói về Thái Lan [4] và Myanma [5].

Cũng từ điển trên dùng từ "Đông Dương" rất nhiều nhưng chỉ với nghĩa ~liên bang Đông Dương [6] Tmct 07:40, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cách dịch từ ngôn ngữ L1 sang ngôn ngữ L2 mà khi chúng không cùng một nhóm ngôn ngữ là rất khó (tôi ít khi dùng "rất"). Có ảnh hưởng nhất là ngôn ngữ phản ảnh ý nghĩ, ý nghĩ thì 99,99% là chủ quan ngay trong ngôn ngữ L1 của mình; sau khi dịch một từ sang ngôn ngữ L2 thì lại có thêm ý nghĩ chủ quan về từ tương đương trong L2.
Khi phân tích từ Indochine thì sẽ thấy là các ngôn ngữ Roman muốn chỉ đến cái vùng được bao quanh bởi Ấn Độ và Trung Hoa (nghĩa là 3 nước tại bán đảo và các nước trong lục địa) nên dịch thành "Trung Ấn" là tương đối tốt. (Tôi nói "tương đối" vì theo đúng syntax của các ngôn ngữ Roman và của Hán-Việt thì phải là "Ấn Trung" hay "Ấn-Trung"; một chú ý nữa là "Trung Ấn" có thể bị lẫn lộn với Central India). Nhưng đa số người Pháp dùng từ này như một cách ngắn cho Indochine française (một từ dùng để chỉ 3 nước tại bán đảo).
Khi Pierre (người Pháp) dùng từ Indochine nói với Nguyễn (người Việt), nhưng với nghĩa Indochine française (chủ quan 1), thì Nguyễn nghĩ "Indo đâu có ảnh hưởng đến Việt Nam, tôi không nên dịch mà phải tìm tương đương trong chữ Nho" (chủ quan 2) và tìm ra được "Đông Dương" sau khi nói với Vương (người Trung Hoa) ... đó là chưa nói là Vương có ý kiến của mình khi dùng từ "Đông Dương" đó (chủ quan 3).
Nhiều người dùng từ "Viễn Đông", dịch từ Extrême-Orient của Pháp hay Far East của Anh, nhưng cái vùng đó còn rộng hơn cái nghĩa đầu tiên của Indochine.
Do đó, không như nhiều thành viên gần đây nhất định đòi sửa một số bài cho "đúng" theo ý của họ, "đúng" thay đổi với thời gian, không gian, mỗi người; và trong lĩnh vực ngôn ngữ còn phải xem cái context và cách dùng phổ thông nữa. Đó là lý do tại sao "Trung Ấn" đúng hơn nhưng "Đông Dương" vẫn được dùng nhiều hơn (ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhiều hơn ảnh hưởng của Pháp và Ấn Độ). Và "Ấn Trung", cái "đúng" nhất, là cái ít dùng nhất theo Google bên trên.
OK... đó là ý nghĩ chủ quan của tôi (chủ quan 4), mời Tmct đưa ra ý kiến của Tmct (chủ quan 5) và các nhà ngôn ngữ học khác với ý kiến của họ (chủ quan 6, chủ quan 7...).  ;-{)>
Mekong Bluesman 15:15, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi hầu như không biết gì về món khảo cổ này để có ý kiến chủ quan. Tôi chỉ có cảm giác nội dung trong bài rằng "bán đảo Đông Dương có hai nghĩa hẹp và rộng" là một thể hiện của kiểu dịch 1-1 cứng nhắc giữa hai ngôn ngữ. Nghĩa là tra từ điển thấy Indochina là Đông Dương, thế là chỗ nào có từ Indochina cũng thay sạch bằng Đông Dương mà không quan tâm đến chuyện giữa các ngôn ngữ không có ánh xạ 1-1.

Có thể cái tên "Indochina" trong tiếng Anh có hai nghĩa hẹp và rộng thật. Nhưng trong tiếng Việt thì..... ra đường nói với một người biết biết một tí rằng "Miến Điện là một nước Đông Dương", chắc người ta cười cho thối mũi. Tmct 19:30, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu vậy thì tôi nghĩ là phải viết hai bài: Đông Dương (tương đương với Indochine française của Pháp) và Trung-Ấn hoặc Ấn-Trung (tương đương với Indochine của Pháp, hay Indochina của Anh). Quan trọng là trong hai bài phải nói rõ là các cách dùng, cách dịch... có thể dùng từ A nhưng mang nghĩa B (một lần nữa, nếu tôi không đã trở thành một đĩa nhạc vỡ, là không nên nói cách nào là "đúng"). Mekong Bluesman 19:51, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi mang một thảo luận cũ liên quan đến "Đông Dương/Trung-Ấn" từ trang thảo luận với thành viên Trần Thế Vinh để mọi người đọc thêm. Chú ý là các con số đưa ra bởi Google là phản ảnh của các trang wen trên Internet lúc đó và, do đó, không còn đúng nữa. Mekong Bluesman 19:09, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bán đảo Trung-Ấn sửa

Bán đảo Trung-Ấn là cách dịch theo kiểu ghép từ của Indochina/Indochine. Bán đảo Đông Dương là cách nói thông dụng hơn trong tiếng Việt. Hiểu theo nghĩa hẹp thì nó chỉ gồm VN, Lào, Cam-pu-chia là 3 thuộc địa cũ của Pháp. Hiểu theo nghĩa rộng thì nó bao gồm cả Thái Lan, Myanmar và bán đảo Mã Lai (không bao gồm các đảo của Mã Lai). Bạn nên tham khảo thêm bài en:Indochina, tại đó người ta hiểu ý nghĩa của từ Đông Dương/Indochina là một. Ngoài ra, các từ điển đều phiên dịch Indochina/Indochine là Đông Dương. Theo tôi hiểu thì có lẽ bạn cho rằng bán đảo Đông Dương khác với bán đảo Trung-Ấn chăng. Vương Ngân Hà 04:56, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi đồng ý với Vương Ngân Hà và nghĩ là Trần Thế Vinh đã đổi tên bài đó nhanh quá mà không tìm xem từ nào thông dụng hơn.
"Bán đảo Trung-Ấn" chỉ có khoảng 7 hit
"Bán đảo Đông Dương" có khoảng 774 hit
Do đó, bài nên có tên là "Bán đảo Đông Dương", và "Bán đảo Trung-Ấn" nên được redirect về đó.
Mekong Bluesman 05:57, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Các cuộc thi của Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đáng bàn. Ví dụ ngay tên gọi Đường lên đỉnh Olympia đã có vấn đề. Tôi không thấy đỉnh Olympia ở đâu cả. Hy Lạp chỉ có đỉnh Olympus, còn Olympia chỉ là một thành phố cổ, nơi thi đấu thể thao. Có lẽ những người đặt tên cho chương trình này cho rằng người chiến thắng là người lên tới đỉnh vinh quang nên coi nó là đỉnh Olympia!! (đồng nghĩa với chiến thắng chăng). Các đáp án của nhiều chương trình khác đôi khi còn đầy rẫy sai sót. Tôi nhớ có lần xem Ai là triệu phú với câu hỏi: Trong 4 nguyên tố sau: Đồng (1.084°C), Chì (327°C), Thiếc (232°C), Kẽm (419°C) thì nguyên tố nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất (dĩ nhiên là khi cùng điều kiện) cho đáp án của chương trình là Kẽm!! trong khi đúng ra là Thiếc. Nếu họ cho bán đảo Trung-Ấn = Indochina = Indochinese peninsula là khác với bán đảo Đông Dương thì trong tiếng Anh/Pháp bán đảo Đông Dương được dịch là gì vậy. Hình như họ lẫn lộn hai khái niệm bán đảo Đông Dương với Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (VN+Lào+Campuchia) rồi quy kết rằng bán đảo Đông Dương dù hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa cũng chỉ là một phần của Indo(Ấn)chinese(Trung) peninsula(bán đảo) chăng.Vương Ngân Hà 06:45, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi thấy tên gọi bán đảo Trung-Ấn cổ rồi, chỉ còn gặp trong sách xưa thôi. Bây giờ tên thông dụng là bán đảo Đông Dương. Avia (thảo luận) 09:02, 7 tháng 9 2006 (UTC)
  • Theo tôi biết, trước 1975 ở miền nam Việt Nam, bán đảo Indochina được gọi là "bán đảo Ấn Trung" trong các sách vở giáo khoa chính thức, và mang ý nghĩa về địa lý. Còn khi dùng với nghĩa chính trị, hành chính... thì dùng từ "Đông Dương". - Hà Túc Đạo 16:48, 12 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi cũng nhất trí sử dụng tên "Đông Dương", từ phổ biến nhất. 69.234.181.115 (thảo luận) 07:45, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu không nhầm thì bán đảo Trung Ấn còn bao gồm cả Thái Lan, Miến và một phần của Mã Lai mới đúng chứ? Đông Duog là một phần của bán đảo trung ấn?--Huy Phương (thảo luận) 15:05, ngày 16 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chấm hỏi sửa

??? Phần lục địa của Đông Nam Á, nằm giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ(có Mỹ ở đây ư???) Dương Đình Minh Khánh (thảo luận) 14:09, ngày 20 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Bán đảo Đông Dương”.