Thảo luận:Bưởi

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Hungda trong đề tài Hình ảnh về quả bòng

Untitled sửa

Có nên dịch grapefruitbưởi tây không nhỉ? để phân biệt với bưởi ta (pomelo)Tmct 09:37, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng biết hai loại này. Chỗ tôi ở, grapefruit chỉ to hơn quả cam một chút, pomelo mới giống bưởi ta. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:50, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bòng sửa

Bưởi hay còn gọi là bòng,

Ở vùng nào gọi bưởi là "bòng", bòng là bưởi vậy? Ở Hà Nội, tôi chỉ thấy người ta gọi "bòng" là cái quả to đùng sần sùi, không ăn được, chỉ có mỗi công dụng là đặt trên mâm ngũ quả ngày Tết... cho đẹp. Tmct 19:23, ngày 1 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quê tôi người ta gọi bưởi là bòng, nếu ở chỗ bác bòng chỉ một "loài" hay "thứ" thực vật khác không phải loài Citrus maxima/grandisthì tên khoa học của bòng là gì? Nguyễn Thanh Quang 14:10, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hì hì, hỏi gì khó thế, tôi có phải bác Vương Ngân Hà đâu. Ý tôi là nếu tên gọi mỗi vùng khác nhau thì nên có một mục "khảo dị" để liệt kê các cách hiểu khác nhau của từng vùng. Kiểu như chữ "chục" lúc là 10, lúc 12, lúc 14. Tmct 14:15, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

sao không thấy miêu tả tép bưởi có màu gì nhỉ? Tôi thấy bưởi đào có màu hồng nhạt nữa mà! thảo luận quên ký tên này là của 203.162.3.164 (thảo luận • đóng góp).

Bòng, bưởi, phật thủ, thanh yên sửa

Quê tôi thì bòng, bưởi chỉ là một. Quả phật thủ hay thanh yên (Citrus medica) mới là quả thường được đặt trên mâm ngũ quả. Vương Ngân Hà 13:24, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ồ thế quả phật thủ có ăn được không? Tmct 13:33, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cả bòng và phật thủ đều có thể có trên mẫm ngũ quả, nếu khó kiếm quá thì mới chọn hạ sách là bưởi thay thế vào. Casablanca1911 13:37, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phật thủ hoặc thanh yên đều là các thứ (variety) của loài nói trên. Quả phật thủ không ăn được. Công dụng cụ thể xin mời đọc bài en:Citronen:Buddha's hand (phật thủ, với thủ = 手 = tay).Vương Ngân Hà 13:43, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Eo, mấy cái hình trong en:Buddha's hand trông phát khiếp, như bạch tuộc! Hình như phật thủ Việt Nam ít "ngón" và trông mập mạp hơn nên ...đẹp hơn? Tmct 14:09, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đã thấy phật thủ có các "ngón" dính liền với nhau (như bàn tay đang chắp ngón cầu nguyện) -- loại này thường có ít "ngón" và lớn hơn -- cũng như loại có nhiều "ngón" như các hình bên English Wikipedia. Mekong Bluesman 15:08, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ơ thế à, hồi nhỏ tôi ăn quả đó, may mà chưa nghẻo (?!). Tôi tra quả thanh yên trên mạng thấy ăn ngon lành, còn chiết xuất nước quả, cùi hơi chua. Đây [1] có câu ca dao: "đầu năm ăn quả thanh yên, cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng" Khương Việt Hà 14:51, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tại đây [2] có các phương thuốc sử dụng quả phật thủ, toàn sắc uống gì gì đó. Tóm lại là...vẫn ăn được, chỉ có điều ko coi nó như một dạng thực phẩm? Khương Việt Hà 14:56, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
"...chỉ có điều ko coi nó như một dạng thực phẩm", tôi vẫn nấu một vài món ăn dùng phật thủ vì mùi của nó, theo cái mũi và cái lưỡi của tôi, thơm hơn mùi chanh và có thêm mùi bưởi. Trước khi serve một món cá, hay thịt, nếu có thêm một chút nước hay thêm một chút vỏ của bất cứ loại quả citrus nào (chanh xanh, chanh vàng, bưởi, cam, quýt, phật thủ...) thì sẽ làm vị fresh (xin lỗi, không dịch được) hơn. Mekong Bluesman 15:05, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman và KVH cẩn thận lại quảng cáo cho thứ bưởi gây ung thư, làm thiệt thòi cho nhiều quý ông thì khổ. Lưu Ly 15:12, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các loại quả citrus có thể gây ung thư sao? (Các tài liệu y khoa nói là không.) Hay chỉ có phật thủ có thể gâyy ung thư? Lưu Ly có thể cho tôi biết không? Có website nào để tôi đọc thêm không? Mekong Bluesman 15:23, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bưởi ở Hoa Kỳ thường là loại bưởi chùm (grapefruit) hay còn gọi là bưởi đắng có tên khoa học citrus paradisi, khác với bưởi ở Việt Nam là bưởi ngọt (bưởi Năm Roi, bưởi da xanh) có tên khoa học là citrus grandis hay citrus maxima. Ung thư vú xảy ra ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh tức là ít nhất 50 tuổi trở lên mới đáng ngại. Nghiên cứu vừa qua cho thấy ngày nào cũng ăn ít nhất 1/4 trái bưởi đắng mới có tác dụng này, thỉnh thoảng ăn vài múi thì không sao [3]. Thông tin này ở VN cũng rầm rộ, chỉ tội bà con miệt vườn ế ẩm...Lưu Ly 15:28, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bòng (2) sửa

Phần miêu tả về quả bòng trong bài này hoàn toàn ngược lại với suy nghĩ của tôi! Ở quê tôi, quả bòng to hơn, dài hơn quả bưởi, vị ngọt mát, đôi khi chua nhẹ, cùi rất dày và ăn được, ngày Tết nhà nào không mua được bòng thì mới trưng bưởi hay dừa mà thôi. Hungda (thảo luận) 09:19, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thanh yên là một giống trong loài Citrus (cây có múi). sửa

Tương tự như quả Bòng, thanh yên có vỏ giống bưởi, phần cùi (trung bì) rất dầy, phần ruột quả rất nhỏ. Khác với bưởi, ruột trái bòng và thanh yên không ai ăn vì tép rất ít, lại dính vào vỏ múi và hương vị chua hoặc lạt nhách (tùy giống), khô và ít nước. Bòng và thanh yên chủ yếu dùng để chưng và trong khi chín hương thơm (bưởi pha chanh)ngào ngạt (khoảng 5-7 ngày) cả gian thờ. Cùi bòng và thanh yên chín thì xốp, có thể ăn, vị ngọt nhan nhát "cho vui miệng" hoặc xắt nhỏ bỏ vào nồi cá kho cho có hương vị riêng. Có người dùng cùi các quả này làm mứt. Phật thủ cũng thuộc nhóm bòng, thanh yên nhưng do có nhiều "ngón tay phật" nên là đồ cúng quý của nhà chùa. Minh Tuấn, Vinafruit

Hình ảnh về quả bòng sửa

Hình ảnh cho thấy quả bòng to hơn quả bưởi (!) http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/cho-sieuthi/70051/. Còn đây là miêu tả về quả bòng (ăn được cùi và ruột): http://yume.vn/giotnang1982/article/cay-bong-que-toi-35CB272B.htm. Hungda (thảo luận) 18:09, ngày 23 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Bưởi”.