Thảo luận:Cửu đỉnh (Trung Quốc)

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Tài liệu đọc cho vui

Tên bài sửa

Tôi chuyển bài này thành Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn) là vì Cửu Đỉnh (hay Cửu đỉnh, xin mọi người kiểm tra hộ) có lịch sử rất lâu đời và là biểu tượng của quyền lực phong kiến nói chung. Bên tiếng Anh viết cũng sơ sài, nó ở đây. Rungbachduong 03:21, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đừng nhầm một cái gọi là "đỉnh" và "cửu đỉnh" là một công trình nghệ thuật bằng đồng có giá trị nhất tại Huế. Viết là "Cửu Đỉnh" là đúng và thông dụng. Lưu Ly 03:26, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trời! Lưu Ly đọc bài bên tiếng Anh chưa vậy, Nine Ding cũng được redirect về đó đấy! Lưu Ly có biết là 9 cái đỉnh nó tượng trưng cho 9 châu của nhà ... Chu bên Tàu không? Cửu đỉnh tượng trưng cho quyền lực phong kiến chính vì xuất phát từ đó. Thế hóa ra cái câu "Nhất ngôn cửu đỉnh" nó xuất phát từ thời ... nhà Nguyễn sao. Rungbachduong 03:32, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vừa tham khảo lại. Xin lỗi vì nhầm lẫn ý nghĩa của Cửu đỉnh ở Huế (đáng nhẽ phải là thập tam đỉnh) với ý nghĩa Cửu đỉnh nhà Chu, cái này tôi sai. Nhưng cái danh từ Cửu đỉnh nó có từ thời nhà Chu, vì vậy đề nghị có thêm chú thích để định hướng. Rungbachduong 03:40, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đồng ý với Rungbachduong. Cửu đỉnh nhà Chu, ví dụ trong Đông Chu liệt quốc có đề cập đến. Chuyện vua Tần cậy khoẻ, cử đỉnh bị gãy chân mà chết, rồi một vua Tần khác đem chuyển chín cái đỉnh đi chỗ khác, một đỉnh lăn xuống sông không tìm thấy, sau vị vua đó bị phát nhọt sau lưng mà chết. Ý kiến tôi là lại dời về tên bài cũ thôi :)) conbo 04:14, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Rungbachduong và conbo viết tiếp về bài Cửu đỉnh nhà Chu hay đại loại gì đó, chứ chỉ đưa ra khái niệm "Cửu đỉnh" như trên thì là làm khó cho quản lý rồi.Lưu Ly 04:23, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có bác làm khó cho anh em ấy. Tôi thì không chuyên về mảng lịch sử, nhất là lịch sử Tàu, sao viết hay được. Nhưng cái khái niệm đó thì có từ xửa xưa mà. Cái đó nó tồn tại hiện hữu chứ có phải là anh em nghĩ ra đâu :D. conbo 04:36, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Chính xác là cái đỉnh có từ xưa, khái niệm quy ước về số như: nhất, nhị, tam..cửu, thập cũng có từ xưa, nhất đỉnh, nhị đỉnh...cửu đỉnh, thập đỉnh cũng có từ xưa. Nhưng chỉ có cái này đặc biệt là vừa sờ mó, chụp ảnh, nhìn...và kiểm chứng dễ dàng. Lưu Ly 04:45, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tài liệu đọc cho vui sửa

Cửu đỉnh Trung quốc (vua Vũ nhà Hạ đúc)

  • zh:九鼎 (cửu đỉnh) có trích dẫn cổ sử, tôi chỉ đọc được loáng thoáng (trợ giúp: từ điển Thiều Chửu - copy and paste), thấy có vẻ khớp với các link dưới đây.
  • [1] nội dung game Thiên địa Anh hùng, có kể truyền thuyết cửu đỉnh
  • Cao Đài từ điển: cũng nói chuyện Hạ Vũ đúc Cửu Đỉnh Trấn Quốc.

Cửu Đỉnh Việt Nam (Minh Mạng đúc)

  • [2] Nguyễn Vinh Phúc viết về chuyện Minh Mạng bắt chước nhà Chu đúc cửu đỉnh
  • từ điển phương ngữ Huế: tả khá kĩ về 9 cái đỉnh, nhưng không nói gì đến đỉnh TQ.

Ý kiến của tôi: Tên Cửu Đỉnh nên dành cho Cửu đỉnh của TQ do nó là cái đầu tiên, cửu đỉnh của nhà Nguyễn chỉ là cái làm theo (nói trắng ra là bắt chước). Tmct 09:19, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chỉ là bắt trước ý tưởng thôi mà, còn hình thù và hoa văn thì có bắt trước đâu vì 9 cái đỉnh của nhà Chu mất sách từ lâu rồi. Tôi nghĩ cứ giữ tên bài Cửu Đỉnh. Định có bài về 9 cái đỉnh của nhà Chu thì Cửu Đỉnh (nhà Chu) hoặc Cửu Đỉnh (Tàu). Tội gì mình phải nhường ai.--Bình Giang 09:25, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bác Bình Giang đùa? Mình không muốn nhường nhưng lịch sử nó bắt nhường thì làm thế nào hả bác. Không kể là Cửu đỉnh do Hạ Vũ đúc là thật hay là trong truyền thuyết, thì nó cũng có mặt trong lịch sử Trung Quốc quá lâu trước khi nhà Nguyễn bắt chước rồi. Cửu đỉnh tượng trưng cho Cửu châu hay là thiên hạ của Tàu, nhà Nguyễn cũng làm 9 cái giống thế để nói lên "non sông gấm vóc" Việt đã là một điều buồn (mà) cười rồi (mặc dù hình như nhà Nguyễn đúc mỗi cái đỉnh tượng trưng cho 1 ông vua, nên lẽ ra phải có 13 chứ không phải 9 đỉnh). Bên wiki tiếng Anh có cái link này, mời mọi người đọc thêm. Tôi nghĩ nên chuyển lại ngay tên bài, để thế này nhỡ có 1 "bạn" Trung Quốc nào biết tiếng Việt vào đọc và truy lịch sử thì chúng ta biết trả lời sao. Rungbachduong 13:30, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ý kiến tôi là tên Cửu đỉnh đúng ra phải dành cho Cửu đỉnh Trung Quốc, cái ta có sau lâu lắc, mà lại là học tập (từ vui vẻ của bắt chước) từ Trung Quốc. Còn không muốn thì để Cửu đỉnh là bài định hướng với Cửu đỉnh (nhà Chu) (hoặc Trung Quốc), Cửu đỉnh (nhà Nguyễn). Cái này không phải là nhường hay không, mà phải đánh giá đúng theo lịch sử (sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa với Việt Nam). conbo 09:36, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không phản đối những ý kiến trên, và cũng không bảo vệ bài cũ vì cái Cửu Đỉnh đó không phải của tôi. Việc tách thành nhiều bài theo tôi chỉ cần thiết khi có thông tin, nếu không sẽ chỉ làm vi wiki có nhiều bài mà nội dung thì chẳng là bao. Lưu Ly 14:41, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Cửu đỉnh (Trung Quốc)”.