Thảo luận:Chè (thực vật)

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi P.T.Đ trong đề tài Tên bài

Tên gọi sửa

Theo tôi cây này được gọi là trà thì phổ biến hơn là chè. Wikipedia Tiếng Việt có bài viết về thức uống làm từ loài này gọi là Trà. Vậy nên, theo logic cây này nên gọi là cây trà.

Thứ nữa là, tôi có nhiều người bạn ở nhiều vùng miền trong nước. Miền Nam thì chắc chắn gọi là trà rồi. Bạn tôi ở Tây Nguyên cũng gọi là trà. Các bạn ở Miền Trung cũng vậy. Chỉ có các bạn ở ngoài Bắc (từ Nghệ An trở ra) mới gọi là chè thôi. Vài người bạn ở Hà Nội của tôi còn nói: vì ảnh hưởng của các thương hiệu nước giải khát như Trà Dr. Thanh, Trà xanh 0 độ hay Trà C2 nên giới trẻ Hà Nội cũng gọi thứ nước này là Trà. Làm một cái test nho nhỏ, mặc dù cũng chỉ mang tính tham khảo, trên Google vào lúc 15h55 ngày 21-07-2011, trà có 72.300.000 kết quả, chè có 18.200.000 kết quả.

Theo tôi, cách gọi tên trà và chè có liên quan với nhau. Theo như ngoài bắc, âm tr và ch đọc gần giống như nhau. Âm e có thể là do biến thể của âm a trong trường hợp này. Một số vùng nói từ "con cá" cứ như là "con ké" :D. Với lại, từ trà là một âm Hán Việt và đã được sử dụng từ rất lâu trong các thư tịch xưa nay của người Việt. Nên tôi nghĩ, chè là một biến âm của trà.

Vì thế, tôi thấy rằng, do số lượng người gọi đây là trà nhiều hơn chè và chè là một biến âm của trà nên bài viết này nên sửa các khái niệm chè thành trà và tên chính bài viết nên là Trà (thực vật). thưsinhviệt (thảo luận) 09:04, ngày 21 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực tế, các trường đại học phía Nam đều dùng thuật ngữ "chè". Nếu là 1 sản phẩm sản xuất từ cây này thì tôi đồng ý để tên "trà". Còn nếu là bài viết mô tả các đặc điểm thực vật thì phải chọn tên "chè". P.T.Đ (thảo luận) 17:50, ngày 4 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

Variant sửa

Theo tôi, các variant dưới loài nên được dịch là thứ (cây trồng), giống (cây trồng hoặc vật nuôi), chủng (vi sinh vật), còn biến thể nên dùng với đối với virus hoặc điểm đột biến, điểm đa hình (SNP). Vietbio 14:03, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thứ thì chưa nghe thấy ai nói trong cách phân loại khoa học ngoài những câu như "Đây là thứ chè cao cấp" hay "Hoa Kỳ là nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 trên thế giới", còn giống thì lại không phải. Ở Việt Nam có hàng loạt giống chè. Ví dụ: chè San tuyết, chè TRI 777, chè LDP1, chè LDP2, chè Bát Tiên, chè Ngọc Thuý, chè Kim Tuyên, chè Đại Bạch, chè TB14, chè LD97, chè Tứ quý, chè Ô Long, chè 1A, chè TH3, chè Trung Du v.v. Vậy thì không thể áp dụng từ giống cho các variety như trong bài đã nói. Vương Ngân Hà 00:40, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

  • Thứ cây trồng có thể search được trên những tài liệu về nông học nhưng vì nó là từ nhiều nghĩa nên khi tìm chắc chắn có những kết quả lẫn với các nghĩa khác.
  1. . "thành vùng Đất khắc nghiệt lũ lụt triền miên, mùa khô thì không nước tưới chỉ toàn phèn và mặn, các thứ cây trồng vật nuôi đều cho năng suất rất thấp. ..." Cục bảo vệ môi trường
  2. "Nhưng nếu xét ở góc độ hiệu quả thì chè ôlong là thứ cây trồng khá hấp dẫn đối với nhà nông: Mỗi kg chè ôlong nguyên liệu giá trên dưới 25.000 đồng (trong ..." Trang tin hiệp hội chè

lưu ý thứ cây trồng >< loại cây trồng

  • Giống chè Assam hay Trung Quốc, cũng có thể sử dụng được. Thực tế ko có sự phân cấp rõ ràng vì chúng thực chất chỉ là các quần thể dưới loài (phân loài).
  • Thuật ngữ biến thể là nhóm từ mới, ít thấy trong các tài liệu nông nghiệp trước đây. Gần đây nếu có dùng chỉ là để chỉ các giống cây trồng có nguồn gốc từ phòng thí nhiệm (GMO) chưa được cố định gene để chuyển thành các giống chính thức.

Vietbio 13:20, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Một tài liệu khác để nói về việc sử dụng thuật ngữ "thứ cây trồng". Đại học cần thơ Vietbio 13:28, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời


"Việc bảo tồn tính đa dạng di truyền ở các loài sinh vật hoang dã là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, vì chúng là nguồn nguyên liệu di truyền quý giá dùng để cải tiến những thứ cây trồng và những nòi vật nuôi hiện có nhằm để nâng cao sản lượng thu hoạch trong sản xuất nông -lâm -ngư nghiệp.

Nguyên liệu di truyền nằm trong các loài gây nuôi (bao gồm tất cả những thứ cây trồng, các nòi vật nuôi, các thủy hải sản) đều có quan hệ mật thiết với nguồn nguyên liệu di truyền của các loài sinh vật hoang dã, nguồn nguyên liệu nầy đã đóng vai trò chủ yếu trong việc cải tạo giống cây trồng và vật nuôi như nâng cao năng suất, chất lượng dinh dưỡng, mùi vị, tuổi thọ, sức đề kháng, sức chịu đựng và khả năng thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau."


Tên bài sửa

Cây trà khi nói chung thì không nhất thiết phải là cây chè (Camellia sinensis). Có nhiều loài khác cùng chi không được trồng để thu hái lá làm chè (trà) uống mà chỉ trồng làm trà cảnh hay ép dầu. Cụ thể xem bài Chi Trà.Vương Ngân Hà 14:03, 26 tháng 9 2006 (UTC)

Loài cây này chẳng những ở miền Bắc Việt Nam mà ngay cả ở trong miền Nam Việt Nam người ta cũng thường gọi là cây chè thì nên để tên bài là chè. Kiendee (thảo luận) 08:48, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi thấy ta nên xét xem "trà" hay "chè" phổ biến hơn, cái nào phổ biến hơn thì dùng tên đó, tên trà hay chè tôi thấy ở miền nào cũng dùng như nhau, thường do thói quen của từng vùng.[1] Cũng có nguồn cho là ở miền Nam có sự phân biệt rõ về cây trồng và sản phẩm chế biến khi dùng từ "trà" và "chè" như "Công ty chè Lâm Đồng có trà Rồng Vàng"...www.traviet.com/2010/01/nen-goi-che-hay-tra/ Bạn Kiendee có thể dẫn nguồn cho rằng tên "chè" phổ biến hơn không, hoặc một thống kê nào đó. - jan Win (tl~đg) 09:05, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bài này viết chung về cây chè chứ không phải là về chè dùng pha để uống, mà cây chè thì như đã nói ở trên trong Nam ngoài Bắc Việt Nam người ta đều thường gọi là cây chè. Cách sử dụng từ chè và trà Kiendee (thảo luận) 09:21, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi chưa bao giờ nghe một người miền Nam (ngoại trừ người Bắc di cư vào Nam) gọi trà là chè cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:55, ngày 21 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi có đi khảo sát vùng Bảo Lộc (vùng trồng chè lớn nhất miền Nam) thì họ gọi là cây chè. Chỉ khi nào làm ra thành phẩm mới gọi là trà thôi. Người làm nông họ phân biệt rõ điều này. Nội dung bài rõ ràng nói về cây, không phải thành phẩm (thức uống, tinh dầu), đừng nhầm lẫn. Nếu tra các giáo trình là thấy, hoặc lên Bảo Lộc để nghe họ giải thích. P.T.Đ (thảo luận) 17:53, ngày 4 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
 
Mục này hiện nay đang được đề nghị cho ý kiến. Nó đang mong chờ một ý kiến từ bạn.
Quay lại trang “Chè (thực vật)”.