Thảo luận:Chùa Bái Đính

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Khoailangvietnam trong đề tài Nhận xét về chùa

Nguồn báo chí sửa

  Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Chùa Bái Đính”. Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch và Truyền Thông Đất Việt. 15 tháng 2 năm 2010.

  Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Chùa Bái Đính”. Tạp chí kiến trúc. 14 tháng 9 năm 2011.

Phật đản sửa

Dự kiến, khoảng 3.500 đại biểu từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ được chiêm ngưỡng công trình Phật giáo với nhiều kỷ lục, được đánh giá là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Hiện các nghệ nhân, thợ giỏi đang ngày đêm làm việc để kịp khánh thành chùa (giai đoạn 1) vào ngày 17.5 tới.

Đến năm 2010, khi chùa hoàn thành, khách thập phương đến vãn cảnh chùa Bái Đính phải xuống xe, đi thuyền qua hồ tụ thủy trước chùa để vào cõi Phật. Từ hai phía tam quan là 2 dãy nhà chạy dài ôm toàn khu chùa, bên trong đặt tượng 500 vị La Hán bằng đá, mỗi tượng một dáng hình khác nhau nhưng đều cao to đồ sộ. Bước qua cổng tam quan được làm bằng những thân gỗ lim cổ thụ, khách thập phương sẽ gặp một sân chùa rộng với pho tượng Quan thế âm bồ tát cao to, để rồi sửng sốt trước một tháp chuông hình bát giác với 3 tầng mái cong, tất cả là 24 mái ở tám phía với các đầu đao. Trong tháp treo một quả chuông đồng cao 10m, đường kính miệng 5m, nặng 36 tấn (đây được xem là quả chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á hiện nay).

Vudoanh2101 10:50, ngày 30 tháng 4 năm 2008

Các ảnh chưa sử dụng sửa

Đây là tập hợp các hình ảnh về chùa Bái Đính nhưng chưa được sử dụng trong bài, nó hiện vẫn lưu trữ những thông tin dẫn chứng và có thể nó sẽ được dùng trong tương lai. Đề nghị không loại bỏ chúng.Kien1980v (thảo luận) 09:02, ngày 11 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Văn phong sửa

Văn phong bài này còn mang tính ca ngợi, thiếu trung lập, cần chỉnh sửa lại. conbo trả lời 16:24, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ cách sắp xếp các mục chưa khoa học, nội dung lại rườm rà. Đoạn mở đầu thì ăn sâu vào thân bài. Nguồn tham khảo thì không đủ uy tín. Nên sắp xếp lại. --goodluck 06:53, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)

Ngọc xá lợi Phật sửa

Lễ rước Ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về Chùa Bái Đính sẽ được tổ chức trọng thể vào ngày mai 3/3/2010.--Да или Нет (thảo luận) 17:27, ngày 1 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sử dụng hình ảnh sửa

Tôi đồng ý, nên xóa các ảnh dư thừa đi. Chỉ để lại các ảnh tiêu biểu mà ảnh của người chụp vẫn chưa đẹp nữa. Nên tham khảo cách chụp hình của các thành viên bên wiki tiếng Anh họ chụp rất có kỹ thuật Llevanloc (thảo luận) 04:28, ngày 2 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đã bớt 5 ảnh chỉ còn 14 ảnh cho phù hợp với bố cục bài viết, nhỏ hơn rất nhiều so với các bài Hà Nội với 34 ảnh và Huế với 24 ảnhKien1980v (thảo luận) 00:23, ngày 3 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đề nghị các anh, chị, em tải ánh lên wikicommons để có thể dùng chung được không? 210.245.12.42 (thảo luận) 02:25, ngày 4 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Văn phong ở phần Chú thích sửa

Sao ở phần chú thích không để nguyên địa chi trang Website là được, cần gì phải thêm tiêu đề các bài viết, toàn thấy nhất..nhất, lại còn dùng chữ hoa (HOA) in đậm mới ghê, PR vừa vừa thôi. 125.234.33.81 (thảo luận) 08:08, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mấy trang đó died sạch cả rồi -- ClanKeytalk-butions 08:11, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xuân Trường ko phải chủ đầu tư sửa

Hầu hết các bài viết trên các báo đều nhầm tưởng công ty Xuân Trường là chủ đầu tư dự án xây dựng chùa Bái Đính, thực tế công ty này chỉ là đơn vị thi công, bên cạnh đó có tài trợ kinh phí cho một số hoạt động như lễ hô thần nhập tượng, đại lễ Phật đản thế giới ... Chủ đầu tư ở đây là sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình. Tất cả các biển thông tin tại dự án đều phải kê khai như vậy. Sự nhầm tưởng này thật tai hại. Do vậy tôi xin được xóa phần thông tin thêm vì nó ko cần thiết và thiếu dữ kiệnnguoicodo (thảo luận) 08:33, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Làm việc ở Wikipedia là phải theo nguồn, tôi đã đưa nguồn đáp ứng theo quy định vào bài chùa Bái Đính, sao anh tự tiện xóa đi. Còn nếu anh có nguồn khác nói là Sở VHTTDL Ninh Bình là chủ đầu tư thì anh đưa thêm vào với lời ..tuy nhiên theo báo X thì chủ đầu tư là Sở VHTTDL..., sao lại đi xóa nguồn của người khác. THT (thảo luận) 08:52, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chùa này xây theo kiểu "nhà nước và nhân dân cùng làm" do tỉnh Ninh Bình chủ trì, giao cho Sở Du lịch phần khuôn viên, giao thông còn Xuân Trường phần đúc tượng. Nói ông Xuân Trường làm chủ đầu tư là không đúng phải là công ty xuân trường hơn nữa tên ông này là Nguyễn Xuân Trường chứ ko phải xuân trường đâu nhéThaidongtrieu (thảo luận) 23:58, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lớn nhất Đông Nam Á? sửa

Đông Nam Á là khu vực có Phật giáo rất mạnh, cho nên tôi thật sự khó tin một ngôi chùa ở Việt Nam có thể xem là "chùa lớn nhất Đông Nam Á" với chỉ 107 hectare. Ví dụ, bài này nói về quần thể "chùa" lớn nhất thế giới tại Thái Lan với diện tích 400 hectare, còn ngôi chùa lớn nhất thế giới chính là di sản thế giới UNESCO tại Indonesia Borobudur với thể tích là 60000 mét khối. Angkor Wat, quần thể kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới, tuy ban đầu là khu đền của Ấn Độ giáo, sau này cũng đã trở thành chùa Phật giáo. NHD (thảo luận) 09:20, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không có cơ sở chính xác gì để khẳng định một chùa nào là lớn nhất Đông Nam Á ví dụ như về diện tích? tổng vốn đầu tư? hay mật độ du lịch..., tuy nhiên nếu tìm kiếm theo cụm từ "chùa lớn nhất đông nam á" thì các kết quả đều cho là chùa Bái Đính mặt khác trong bài này không khẳng định, chúng ta đã dùng từ "được coi là lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á". nguoicodo (thảo luận) 09:27, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thế thì ghi nguồn nào nói luôn vào bài. Kiểu như: Theo thông tấn xã VN, BD là ngôi chùa lớn nhất ĐNA--125.235.49.57 (thảo luận) 09:31, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tầm nhìn của Kien1980/nguoicodo vẫn còn hạn chế khi nhìn nhận về các công trình tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, cũng như trong phạm vi Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng, tuy nhiên tôi không muốn góp ý thêm với anh về vấn đề này vì đó cũng là đặc tính chung của người Việt Nam. Còn nếu cứ cho rằng nó lớn nhất Đông Nam Á thì cứ theo quy định nguồn của Wikipedia mà làm (mặc dù tất cả các nguồn nói chùa lớn nhất ĐNA đều là từ Việt Nam cả, nói nôm na là mình tự sướng về mình). THT (thảo luận) 09:39, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chùa Bái Đính là chùa lớn nhất Đông Nam Á vì những lý do sau:

  • Chùa đã được xác lập kỷ lục guiness về tượng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chưa có chùa nào ở khu vực này đạt danh hiệu này kể các các di sản thế giới. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì chùa này được xây dựng ở thời nay. Tổng vốn đầu tư rất lớn và phục vụ các nhiệm vụ chính trị ở Việt Nam.
  • Thông tin chùa lớn nhất Đông Nam Á được đưa ra từ đài truyền hình VN và các nguồn báo uy tín nhất Việt Nam hiện nay như: Báo Vnexpress.net,Báo Vietnamnet,Báo dân trí; các báo trong lĩnh vực phật giáo đều thừa nhận điều này như báo: daophatngaynay,Báo giacngo, Báo Phật học Nó không phải là thông tin kiểu lá cải như bạn nói là Mặt trăng ngoài hành tinh, mọi trang báo đều có sự phản hồi của độc giả và nó đều đi đến quỹ đạo chung là sự thật.
  • Theo tôi được biết qua tài liệu và du lịch tại Campuchia thì Angkor không phải là ngôi đền có quy mô lớn, giá trị của nó là ở bề dày lịch sử. Không thể lấy diện tích để đo độ khủng của đền chùa vì nó còn tính cả khuôn viên, hồ nước nữa. Nói thế chắc Yên Tử cổng ở cách chân núi 10km đến chùa đồng đỉnh núi chắc nhất thế giới mất? Một lý do quan trọng là theo cách hiểu ở VN, cố đô Angkor ko phải là một chùa thờ Phật nên càng ko được tính. Nếu ai đó đã đến Bái Đính thì đều ko thể bỏ qua cây bồ đề do chính quốc vương Campuchia tặng tại chùa, trên đó có ghi cả tiếng việt và tiếng Campuchia đều khẳng định "cây bồ đề của quốc vương Campuchia tặng chùa lớn nhất Đông Nam Á" như vậy đây cũng có thể coi là một cơ sở pháp lý vì người khẳng định là quốc vương nước bạn.
  • Đây là trang web cộng đồng, nó được viết theo những gì là phổ quát nhất. Mà nói đến Bái Đính là nói đến sự nổi tiếng của ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Thaidongtrieu (thảo luận) 00:17, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đây cũng kiểu là nói lấy được theo kiểu Kien1980, nói nhiều, viết nhiều, trích dẫn báo VN nhiều nhưng không hề đưa ra một số liệu phân tích chứng minh một cách khoa học nào cả, ý kiến của giới chuyên môn (Kiến trúc, xây dựng, hội Phật giáo các nước Đông Nam Á) và báo chí quốc tế có cho rằng nó lớn nhất không?. Ý kiến của quốc vương Cawmpuchia cũng chỉ là ý kiến cá nhân chứ không phải là một kết luận từ các công trình nghiên cứu rõ ràng. 118.68.55.138 (thảo luận) 02:39, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Theo tôi nghĩ ta nên dựa vào 1 tiêu chuẩn nào đó, ví dụ như tổng thể tích các bức tượng, tổng số sư, sãi, hòa thượng hoạt động tại chùa (một cách tương đối)

Nếu tuyên bố "chùa lớn nhất Đông Nam Á" thì phải nói rõ là theo tiêu chí nào, ví dụ: số lượng kỷ lục thế giới đã được công nhận, diện tích, vốn đầu tư, số lượng tượng phật, hay sư sãi.v.v... Không nói kiểu chung chung vơ đũa cả nắm. Cách nói của Kien1980, nguoicodo, thaidongtrieu không thuyết phục 113.23.8.59 (thảo luận) 08:55, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC) Mr NguyênTrả lời

Nguồn và phân tích nguồn sửa

Nếu tính về diện tích thì tất cả các đền thờ, chùa chiền, của bất cứ tôn giáo nào trên thế giới đều nhỏ hơn Angkor Wat ở Campuchia, với diện tích là 400 km vuông (40000 hectare). Tuy ban đầu Angkor Wat là đền thở Ấn Độ giáo, sau này nó đã dùng làm chùa Phật giáo. NHD (thảo luận) 09:53, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ chúng ta thôi không tranh luận về cái này nữa NHD, rồi lại sẽ có những ý kiến bảo vệ nó là lớn nhất theo báo chí VN mà báo chí VN không hề có một con số thu thập các công trình phật giáo nào từ các nước ĐNA để chứng minh nó là lớn nhất Đông Nam Á, vì thế tôi đề xuất mình sử dụng thêm nguồn từ các báo nước ngoài, ví dụ: chùa Bái Đính là lớn nhất ĐNA theo X (nguồn VN), tuy nhiên thì chùa lớn nhất ĐNA mới là Angkor Wat <theo Y> (nguồn nước ngoài)..., chỉ có cách này thôi để độc giả tự nhìn nhận, vì chúng ta phải tôn trọng quy định dẫn nguồn của Wikipedia. THT (thảo luận) 10:02, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Điều tôi thắc mắc là cái Angkor Wat đâu phải xa lạ gì đối với người Việt (tôi nhớ có học qua khi học lớp 3-4) mà có thể "không biết" được? NHD (thảo luận) 10:12, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Angkor wat không lớn như bạn nghĩ đâu. Giá trị của nó là chiều dày lịch sử được công nhận là di sản thế giới. Chùa Bái Đính Ninh Bình nổi tiếng ở những kỷ lục chưa có ở khu vực Đông Nam ÁThaidongtrieu (thảo luận) 00:23, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lo ngại 'bệnh' hoành tráng: '... Ở Việt Nam có bệnh cái gì cũng thích to nhất, dài nhất, đường sắt cao tốc sắp tới dài nhất thế giới, bánh chưng cũng muốn to nhất để ghi vào Guinness....--66.147.242.165 (thảo luận) 11:27, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bệnh đó chỗ nào chả có? Quan trọng bây giờ cái nguồn nói là chùa lớn nhất ĐNA có đúng hay không thôi.Tnt1984 (thảo luận) 11:36, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Làm sao mà đúng được, nguồn từ báo Việt Nam chỉ nói lấy được thôi chứ làm gì có căn cứ chứng minh rõ ràng nào. 118.68.55.138 (thảo luận) 13:05, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mấy cái nguồn nói cái chùa này là lớn nhất DNA toàn nguồn tự xuất bản, nguồn báo chí thì là một tờ báo tiểu ngạch là báo Giao thông vận tải. Rõ ràng cái báo này đã thất bại ở ngay điểm thứ nhất trong Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy là: "Nguồn đáng tin cậy là các tài liệu có uy tín đã được xuất bản với một quy trình xuất bản đáng tin cậy" mà cụ thể là nó không phải là "nguồn có thị trường lớn (the high-quality end of the market), chẳng hạn như The Washington Post của Mỹ, The Times của Anh, và hãng tin The Associated Press". Xét về tác giả của nó là Lưu Hùng Mạnh thì hoàn toàn không có danh tiếng gì, tất cả kết quả Google trả về chỉ là tên tác giả trong các bài báo. Tóm lại là cái nguồn này chả khác gì một cái nguồn blog cả vì tính lá cải của nó. Giả sử Wikipedia chấp nhận thì mai mốt tôi kiếm cách đăng tin rằng mặt trăng có người ngoài hành tinh trên đó rồi viết vào Wikipedia có được chăng?. Không biết bạn THT có đọc qua cái quy định về nguồn dẫn của Wikipedia không mà có vẻ chắc chắn với quan điểm của mình thế, vì chất lượng của Wikipedia ta cần loại mấy cái thông tin lá cải không ai kiểm tra, kiểm chứng kiểu như trên.--74.53.140.226 (thảo luận) 13:30, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thông tin chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á được đưa ra từ đài truyền hình VN và các nguồn báo uy tín nhất Việt Nam hiện nay như: Báo Vnexpress.net,Báo Vietnamnet,Báo dân trí; các báo trong lĩnh vực phật giáo đều thừa nhận điều này như báo: daphatngaynay,Báo giacngo, Báo Phật học Nó không phải là thông tin kiểu lá cải như bạn nói là Mặt trăng có người ngoài hành tinh, Mà bạn cũng không đủ trình độ và cơ sở đăng được bài viết kiểu như vậy đúng không? Mọi trang báo đều có sự phản hồi của độc giả và nó đều đi đến quỹ đạo chung là sự thật, không phải muốn viết gì thì viết. Thaidongtrieu (thảo luận) 00:23, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng là có các báo Việt Nam đăng theo quy định nguồn của Wikipedia, nhưng vấn đề khi các báo VN cho là nó lớn nhất Đông Nam Á thì không có một số liệu chứng minh nào cả, chỉ nói chung chung nó lớn nhất Đông Nam Á thì ai tin được, cũng giống như ví dụ báo VN một thời ca ngợi người VN hiếu khách nhất Đông Nam Á nhưng cũng chẳng có một công trình so sánh phân tích từ các nước nào cả, kiểu nói lấy được ấy mà, nói như thành viên THT ở trên là chúng ta đang tự sướng với mình. 118.68.55.138 (thảo luận) 02:25, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vâng tôi biết. Ngày xưa tôi cũng tin sái cổ cái thông tin cụ Hồ, Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới; tướng Võ Nguyên Giáp đựơc cả thế giới tôn vinh là 10 đại tướng trong lịch sử, New7Wonders là một trang web cực kỳ quan trọng. Báo chí Việt Nam hiện nay là trùm đưa các tin lá cải, lá xà lách và dùng từ đao to búa lớn mà không thèm kiểm chứng gì hết.[cần dẫn nguồn] Chưa kể việc lấy khuôn viên chùa rồi bảo là to nhất là không có cơ sở. Nếu như chỉ lấy cái chùa thì tôi bảo đảm chỉ cần Borobudur ở Indo là đủ đè bẹp cái chùa này. Việc khác có thể chấp nhận được vì nhập nhằng về thông tin nhưng việc này rõ ràng là sai rồi mà có ráng cãi thì tôi thấy thật botay.com.--KkkkkkkZZZZZZZ (thảo luận) 00:35, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dư luận sửa

Có những dư luận cho rằng chùa Bái Đính là nơi người ta đang kinh doanh Phật, đang bán Phật và nhạo báng Phật[1]. 118.68.55.138 (thảo luận) 13:10, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC) Tôi có đi chùa Bái Đính 1 lần, cảm giác cá nhân của tôi là có "ai đó" đang tìm cách "tận thu" hay nói cách khác là "kinh doanh tín ngưỡng" ở đây 113.23.8.59 (thảo luận) 09:13, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC) Mr Nguyên.Trả lời

Blog thì chẳng có nghĩa gì đâu. Đọc biết thôi, không cho vào bài đc.--125.235.49.59 (thảo luận) 13:44, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chùa Bái Đính sắp bắn pháo hoa dịp 1000 năm Thăng Long vào tháng 10 tới và diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới cùng lễ khánh thành giai đoạn 2 vào tháng 11 tới, Ngôi chùa diễn ra nhiều sự kiện phật giáo quan trọng của VN, trụ trì chùa đồng thời là lãnh đạo GHPGVN do đó việc các thế lực phản động công kích là điều ko thể tránh khỏi, nhiệm vụ của chúng ta là viết theo những ý kiến gì phổ biến nhất của cộng động.Thaidongtrieu (thảo luận) 00:25, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vớ va vớ vẩn cái bạn Thaidongtrieu này, cộng đồng đang bàn về tính xác thực của ngôi chùa này có phải là lớn nhất Đông Nam Á một cách chứng minh bằng con số khoa học và đồng thời cũng có những ý kiến cho rằng nó mang tính chất thương mại hơn là tín ngưỡng tâm linh thì bạn lại cho là các thế lực phản động công kích, sao ngày nay ở Việt Nam người ta thường chụp cho cái mũ phản động ở mọi vấn đề nằm ngoài cả chính trị vậy, vậy ngày mai có ý kiến nghi ngờ con số lợi nhuận của một Tập đoàn kinh tế nào đó của VN chắc rồi cũng bị chụp cái mũ phản động mất...bỏ cái kiểu cả vú lấp miệng em bằng từ thế lực phản động đi nhé bạn ạ. 118.68.55.138 (thảo luận) 02:08, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vặn nguồn kiểu Kayani sửa

Cảnh cáo Thaidongtrieu về kiểu vặn nguồn của Kayani, ko được tự ý sửa nguồn như ở đây, đấy là hành vi phá hoại mà Kayani đã từng bị cấm: [2]. 118.68.55.138 (thảo luận) 02:17, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ cố gắng hoàn thiện bài viết và luôn tôn trọng, tiếp thu ý kiến của các bạn, mong mọi người để lại tên nicknguoicodo (thảo luận) 06:44, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi có cảm nhận Kien1980/nguoicodo đang có những hành động cố ý sửa đổi nguyên văn nguồn từ GS Trần Lâm Biền, nhận định đó là của ông dưới tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa. Còn việc của Wikipedia là dẫn lại, không thêm hoặc bớt lời của ông, vì đó cũng là một cách tôn trọng nguyên văn nguồn dẫn của Wikipedia, thử hỏi tất cả các nguồn dẫn của tất cả các bài viết trên từ điển này đều bị thêm hoặc bớt trước khi đưa vô bài thì cái từ điển này sẽ ra sao, còn đánh giá về nội dung nguồn dẫn là do độc giả quyết định chứ không phải người biên tập trên Wikipedia này định hướng hoặc lái hướng, một lần nữa tôi đề nghị với bạn hãy tôn trọng nguyên văn nguồn dẫn. THT (thảo luận) 12:15, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thứ nhất, tôi khẳng định đây là nguồn bài báo cho biết giáo sư Trần Lâm Biền nhận định như vậy trong một phóng sự, cuộc nói chuyện của ông với phóng viên chứ không phải là một công trình nghiên cứu của ông được công bố rộng rãi về kiến trúc mỹ thuật do đó tóm gọn ý kiến lại cũng ko phải là vấn đề quá lớn, mục đích là bớt văn phong "phóng sự" trong đó kiểu như: "người ta". Hơn nữa, nguồn tin trên bài báo này không phổ quát, tức là nó ko phải vấn đề được tranh luận và lặp đi lặp lại nhiều lần. Không lẽ cứ một bài báo ca ngợi hay chê bai về khu chùa này ta đều dẫn nó vào?nguoicodo (thảo luận) 12:22, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu một bài báo của một tay nhà báo vô danh nào đó viết khen hay chê thì tôi không nói làm gì (và tôi cũng không đưa vào) nhưng đây là lời từ một nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống ở Việt Nam với nhiều công trình về chùa Việt Nam thì tôi mới coi trọng như vậy, còn tôi đang rất lịch sự với anh để nhắc nhở anh biết tôn trọng nguồn dẫn (vì anh là một thành viên lâu năm nên cần nắm rõ quy định). Trong bài các nguồn từ các báo do các nhà báo viết những mặt tích cực thì có thêm nhận xét từ một nhà nghiên cứu (không khen hoặc nói thẳng ra là chê) thì cũng là rất bình thường, anh đừng có làm nặng vấn đề lên, độc giả đọc họ tự hiểu. THT (thảo luận) 12:43, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đền Borobudur không phải chùa lớn nhất thế giới sửa

Bạn NDH vừa đưa vào một links không phải của trang Guinness mà chỉ một trang là quảng cáo về cuốn sách xuất bản những kỷ lục này nhưng không có chỗ nào nói về đền Borobudur cũng như khẳng định nó là lớn nhất thế giới. Xét về mức độ nổi bật và các báo chí Indonesia đều không khẳng định điều này cũng như các bài viết wiki mọi thứ tiếng về nó. Thực ra, Kỷ lục đền chùa lớn nhất thế giới theo tôi biết là quần thể Akshardham ở Ấn Độ (Xem giới thiệu về các kỷ lục bằng tiếng anh) trong đó có khẳng định "Akshardham temple in Delhi, India is recognised as the world's largest temple by Guinness World Records. It was consecrated in November 2005 by Pramukh Swami Maharaj, the spiritual leader of BAPS." tạm dịch: "Đền Akshardham ở Delhi, Ấn Độ được Guinness World Records công nhận lớn nhất thế giới . Nó đã được hoàn thành tháng 11 năm 2005 của Pramukh Swami Maharaj, lãnh đạo tinh thần của BAPS" Do nguồn thông tin đưa ra chưa thông dụng, phổ quát, thiếu chính xác nên tôi bác điều này và đề nghị các thành viên trước khi viết hãy đọc quy định về Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được đặc biệt là mục Nguồn không phải tiếng Việt , bởi cứ dẫn website các nước khác vào đây thì có đến vài chục chùa lớn nhất thế giới Thaidongtrieu (thảo luận) 03:04, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không hiểu bạn biết Google Books là gì không mà khẳng định rằng đây là "chỉ một trang là quảng cáo về cuốn sách xuất bản những kỷ lục này". Nguồn đáng tin cậy (từ chính quyển Guinness) thì không chịu tin, còn nguồn không ra gì (một website không rõ xuất xứ) thì lại moi ra để làm chứng! Nguồn bạn đưa ra nói về một cái "đền thờ" (chắc là đền Ấn Độ giáo), không nói gì đến cái chùa. NHD (thảo luận) 05:05, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thật không hiểu các bạn Thaidongtrieu và Kien1980v tham gia Wikipedia với mục đích nào nữa, tham gia Wikipedia để nhằm tìm hiểu hoặc cung cấp các thông tin trung thực thông qua các nguồn thông tin đa chiều. Thực sự các bạn không chịu tìm các thông tin về chùa lớn nhất Đông Nam Á mà cứ khăng khăng cho rằng chùa Bái Đính của VN là nhất thì tôi cũng đành chịu mục đích của các bạn

Đây nhé, bạn chỉ cần gõ "Borobudur + chùa lớn nhất" là ra kết quả rất nhiều, tìm hộ các bạn nhé, đây là những nguồn tiếng Việt đây: [3]-báo Công An TP.HCM, [4]-trang Phật học. [5]-trang Phật học. [6]-Bộ Văn hóa VN. [7]-Gia đình Phật tử. - Trang Du lịch VN. THT (thảo luận) 05:10, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Còn rất nhiều nữa, tôi mới đưa tạm chừng này để mong các thành viên Thaidongtrieu và Kien1980v nên ý thức biết mình biết ta như thế nào để tự điều chỉnh lại văn phong ca ngợi quá lố trong bài chùa Bái Đính. Đó là những góp ý chân thành cuối của tôi. THT (thảo luận) 05:30, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu tìm kiểu "Borobudur + chùa lớn nhất" mà để khẳng định rằng nó lớn nhất thế giới rồi cho là khoa học thì nhiều chùa lớn nhất thế giới lắm. Hơn nữa wiki là cộng đồng, không phải là những thông tin chính xác, khoa học mà là thông tin phổ biến có dẫn nguồn. Nếu nói là khoa học thì chỉ cần nhà nghiên cứu ngồi xuất bản ra chứ cần gì cộng đồng mở và đòi hỏi chính xác thì Vua Hùng là không có thật, Thánh Gióng là phi lý, Hồ Chí Minh không phải là danh nhân văn hóa thế giới... Tôi ko phản bác ý kiến của một số thành viên bởi vì có người đã nói tôi trình độ kém nên phải học hỏi, những gì đã diễn ra chỉ là sự phản ứng về độ nổi bật thông tin khi cho vào bài. Đừng hiểu lầmnguoicodo (thảo luận) 06:17, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chưa có ai công nhận chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á cũng như đền Borobudur là lớn nhất thế giới. Tất cả chỉ là mấy kỷ lục vớ vẩn như chùa có tượng phật A di đà lớn nhất, chùa có khuôn viên rộng nhất, chùa có lịch sử lâu nhất. Biết thế nào là lớn nhấtTô văn hoạt (thảo luận) 06:48, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sao lại chưa? Chừng nào bạn mới tin là sách kỷ lục Guinness đã công nhận Borobudur là chùa lớn nhất thế giới? Đưa quyển sách, số trang rành rành ra mà vẫn không chịu tin thì bó tay. NHD (thảo luận) 07:18, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

DHN nên tìm hiểu xem thế nào là đền và thế nào là chùa trước rồi hãy đưa ra thông tin cái Borobudur là lớn nhất thế giới nhé. Lý luận của bạn cũng chẳng thuyết phục gì cả. Chộp được cái bìa sách kỷ lục và trong đó có câu: "The largest Buddhist temple is Borobudur near Yogyokarta, central Java, Indonesia" mà bảo nó là chùa lớn nhất thế giới thì tôi cũng chịu. Bạn lại còn bảo Pagoda không phải là chùa, là tháp trong khi tháp là tower, đền là Temple... Đừng bảo thủ DHN ạThaidongtrieu (thảo luận) 01:21, ngày 28 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chùa là một công trình thờ Phật. Trong tiếng Anh, "temple" là một cái đền trong nhiều tôn giáo (nghĩa quá rộng), pagoda là một cái chùa tháp (nghĩa quá hẹp). Dịch chính xác "chùa" ra tiếng Anh là "Buddhist temple". NHD (thảo luận) 07:44, ngày 28 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thông tin sửa

Xin trích Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được để mọi người cùng tham khảo khi tranh luận trong bài viết này

Nguồn không phải tiếng Việt:

Vì đây là Wikipedia tiếng Việt, để tiện cho người đọc, người soạn nên ưu tiên sử dụng các nguồn tài liệu tiếng Việt hơn các nguồn ngôn ngữ khác, với giả thuyết có nguồn tiếng Việt chất lượng tương đương, để người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng là tài liệu nguồn đã được sử dụng một cách đúng đắn. Khi sử dụng một nguồn không phải tiếng Việt để hỗ trợ một nội dung có thể bị nghi ngờ, hoặc khi dịch một trích dẫn trực tiếp bất kỳ, người soạn cần trích dẫn nguyên văn phần có liên quan từ văn bản gốc tại một cước chú hoặc ngay trong bài, như vậy người đọc có thể kiểm tra xem đoạn đó có thống nhất với nội dung trong bài hay không. Các đoạn dịch đã được xuất bản bởi nguồn đáng tin cậy được ưu tiên hơn các cách dịch của thành viên Wikipedia.

Các khẳng định đặc biệt đòi hỏi các nguồn đặc biệt

Nếu có một số dấu hiệu đặc biệt sau, người soạn cần xem xét nguồn dẫn cho một khẳng định:

  • các khẳng định đáng ngạc nhiên hoặc có vẻ quan trọng nhưng không được các nguồn chính thống nói đến
  • tin tức rằng ai đó nói một câu mà có vẻ không phù hợp với tính cách của người đó, hoặc câu nói đáng xấu hổ, gây tranh cãi, hoặc đi ngược lại một lợi ích mà người đó từng bảo vệ;
  • các khẳng định mâu thuẫn với quan điểm phổ biến của cộng đồng có liên quan, hoặc có thể làm thay đổi lớn các quan niệm chính thống, đặc biệt trong khoa học, y học, lịch sử, chính trị, và tiểu sử người đang sống. Điều này đặc biệt đúng khi những người đề xuất có ý kiến rằng ở đây có âm mưu làm lãng quên chúng.
  • Tại Wikipedia, các khẳng định đặc biệt đòi hỏi các nguồn đáng tin cậy ở chất lượng cao; nếu không có các nguồn như vậy, nội dung đó không nên có trong bài. Cũng cần đảm bảo tuân theo các quy định khác, chẳng hạn quy định về tiểu sử người đang sống và sự không cân xứng trong quy định về thái độ trung lập.

Thaidongtrieu (thảo luận) 03:13, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguồn tôi đưa là nguồn Google Books của một copy cho quyển Guinness Book of World Records, có ghi rõ ràng nhà xuất bản, năm xuất bản, trang. Đề nghị bạn đọc lại các quy định về nguồn đáng tin cậy. Không có quy định nào nói là phải dùng "nguồn chính thống" hay phải dùng nguồn tiếng Việt. Đáng lẽ tôi không cần phải đưa thêm cái link, chỉ cần đưa tên tác phẩm, tác giả, số trang, năm xuất bản, và nhà xuất bản là đủ, nhưng tôi thêm cái URL để người đọc có thể tự đối chứng. Nếu bản quy định tiếng Việt dùng chữ "chính thống" mà làm người đọc hiểu nhầm là phải do một chính phủ nào đó kiểm duyệt thì tôi đề nghị sửa ngay. NHD (thảo luận) 05:01, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn DHN đã đưa ra nguồn tin có thể cho là đáng tin cậy. Tôi hiểu thành viên Thaidongtrieu cần lời giải thích rằng lời khẳng định đó ở vị trí nào? trang nào? Bạn cần đưa links trực tiếp hoặc chỉ dẫn để các thành viên khác có thể kiểm chứng chỗ nào nói rằng ngôi đền kia là chùa lớn nhất thế giới và bạn nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng cái đền gì đó ở Ấn Độ kia mới là đúng?? nguoicodo (thảo luận) 05:18, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguồn tôi đưa ra có ghi rõ số trang trong quyển sách (522) và link thẳng đến trang đó. Ngay giữa trang đó có hình một tượng Phật và viết: "The largest Buddhist temple is Borobudur near Yogyokarta, central Java, Indonesia", rồi thêm các thông số cho ngôi chùa này. Không biết cần thêm gì nữa? Còn nguồn nào nói rằng chùa kia là lớn nhất? Độ tin cậy của họ như thế nào? Cái website mà Thaidongtrieu đưa ra là một nguồn tự xuất bản, khó tin được. Trang đó nói về "đền thờ", không nói gì về "đền Phật giáo" (chùa). NHD (thảo luận) 05:25, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thấy các chú tranh luận hăng quá anh cũng muốn góp ý đôi chút: Chùa Bái Đính không phải lớn nhất Đông Nam Á cũng như đền Borobudur không phải là lớn nhất thế giới, tất cả là tự sướng của mỗi nước chứ chẳng có tổ chức nào đứng ra công nhận cả vì vậy hiểu sao cũng đúng. Thực tế chưa có kỷ lục Guinness nào cấp cho 2 chùa này cả. Chú DHN đưa ra một cái trang web có hình ảnh tài liệu sách kỷ lục mà trong đó đăng rất nhiều chùa trên thế giới (mỗi chùa một kỷ lục) rồi lấy câu "The largest Buddhist temple is Borobudur near Yogyokarta, central Java, Indonesia" mà dịch rằng chùa này được G công nhận là lớn nhất thế giới thì thật nực cười, không hiểu chú đã dịch thuật thế nào nữa. Nguồn tin về các kỷ lục các chú phải xem website: http://www.guinnessworldrecords.com/ trên đó đã công bố rất đầy đủ. Có chăng nên viết là chùa là một trong những chùa thì người đọc dễ thông cảm hơn.Tô văn hoạt (thảo luận) 06:44, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thật sự vớ vẩn. Nguồn tôi đưa ra chính là quyển Guinness ấn bản năm 2009, có ghi số trang rõ ràng, không phải trang web nào. Hãy coi kỹ lại. Còn trang web bạn đưa ra cũng chỉ nhằm bán quyển sách này thôi, cho nên không liệt kê đầy đủ các kỷ lục. NHD (thảo luận) 07:05, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn DHN đã từ trang Nguồn đưa ra Google Books và với "largest buddhist temple guinness" thì cho được Borobudur là đền thờ Phật lớn nhất thế giới còn tôi cũng Nguồn đưa ra Google Books và với "The largest Buddhist pagoda in the world" thì cho được kết quả chùa lớn nhất thế giới là chùa Vàng ở Miến Điện (xem links chùa lớn nhất thế giới), rất nhiều nguồn tin nước ngoài công nhận điều này nhưng bên cạnh đó vẫn có ý kiến khác như AngKor... Như vậy có thể có rất nhiều nguồn tin công nhận cái này là lớn nhất, cái kia là lớn nhất (có thể theo một tiêu chí nào đó ví dụ như các chùa VN có rất nhiều kỷ lục: cổ nhất: Chùa Dâu, lớn nhất: Chùa Bái Đính, đặc biệt nhất: chùa Một Cột...), ở đây còn một khía cạnh nữa là việc phân biệt đền, chùa, lăng giữa các nước trên thế giới với nhau ranh giới rất mù mờ. Vì thế để giảm bớt tranh cãi tôi xin chỉnh sửa đoạn dẫn đầu bài viết rằng được coi là một trong những chùa lớn nhất Đông Nam Á, như thế không khẳng định tính khoa học cũng không phủ định sự phổ biến của các nguồn báo chí Việt Nam. Thiết nghĩ việc Angkor Wat (như bạn nói trước đó), Borobudur hay quần thể Akshardham (như ý kiến của thaidongtrieu) có lớn nhất thế giới hay không cũng ko phải là vấn đề tranh luận ở bài viết này mà nên viết và tranh luận tại các bài viết về chủ đề đó. Hy vọng nhận được sự đồng thuận của mọi người theo cách sửa đổi mang tính dung hòa của tôinguoicodo (thảo luận) 09:38, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn so sánh thật khập khiểng. Nguồn nói Borobudur lớn nhất là Sách kỷ lục Guinness. Akshardham và Angkor Wat không phải là chùa (tôn giáo khác). Còn nguồn bạn đưa ra ("Fast Facts on False Teachings") là một quyển sách nhằm biện hộ cho Kitô giáo và bôi nhọ những tôn giáo khác (quyển sách cho rằng tất cả các tôn giáo khác là tà giáo ("false teachings")). Hơn nửa, "pagoda" là tháp chùa chứ không phải là chùa. Nếu bạn cho rằng một quyển sách nhằm bôi nhọ Phật giáo có độ tin cậy bằng quyển Guinness thì tôi bó tay! Sửa đổi của bạn đã sửa một câu đúng thành sai: thứ nhất chỉ là báo chí Việt Nam nói là Chùa Bái Đính là lớn nhất ĐNA chứ không báo nào khác nói, và thứ nhì là họ nói là chùa lớn nhất chứ không phải một trong những chùa lớn nhất. NHD (thảo luận) 15:25, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Rốt cuộc thì bạn vẫn khăng khăng muốn giữ thông tin cho rằng chùa này là lớn nhất ĐNÁ, do vậy tôi sẽ cho thêm thông tin phản hồi có nguồn gốc rõ ràng là thông tin này là sai. NHD (thảo luận) 04:28, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái chú DHN này không chịu học hỏi gì cả. Tại sao chú không đem thông tin chùa lớn nhất thế giới này vào bài viết của nó để tranh luận. wiki không phải là chỗ để đua xẹm thằng nào có nhiều thời gian ngồi mà lùi lại sửa đổi của thằng khác theo kiểu chứng minh: "thánh gióng cưỡi ngựa bay về trời tuy nhiên thực tế thì tới thế kỷ XX cũng ko ai biết bay do đó thông tin này là sai tôi thẳng tay loại bỏ". Cứ cho rằng cái chùa kia là lớn nhất thế giới đi thì đã có bài báo nào so sánh nó với chùa Bái Đính để phủ định phần lớn luồng thông tin báo chí Việt Nam sai hay thông tin về nó phổ biến chưa? Ok là tất cả các báo việt nam sai, nhưng đó là thông tin rộng rãi để ta viết vào đây. Chú nên tôn trọng cộng đồng, vì lẽ đó mà những bài viết kiểu như Vua Hùng là có thật, Thánh Gióng ăn khỏe kỷ lục thế giới mới tồn tại được... Không nên thấy chỗ nào bốc mùi thì thọc mõm khi chưa đủ điều kiện phủ định về độ nổi bật. Đừng đem cái gọi là khoa học ra để phủ định cái đa số. Nếu vậy, chú nên tham gia Bách khoa toàn thư thì đúng hơn!! Tô văn hoạt (thảo luận) 07:53, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đoạn nào trong Wiki khẳng định là vua Hùng có thật? Wiki luôn nói "theo truyền thuyết". Ở đây tôi viết "theo báo chí Việt Nam thì A nhưng theo Sách Guinness thì B", tôi chả khẳng định ai đúng ai sai, để người đọc tự quyết định. Và tôi thấy các hành động của Thaidongtrieu và Tô văn hoạt thật giống các tài khoản nằm vùng, đăng ký lâu ngày không làm gì rồi đợi có chuyện gì thì hùa vào ủng hộ nhau. Cái câu nói "Đừng đem cái gọi là khoa học ra để phủ định cái đa số" thật làm tôi tức cười. Bạn nghĩ rằng sự thật là một cái gì được người ta bầu chọn lên à? NHD (thảo luận) 08:38, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

wiki không bắt buộc thành viên đăng nhập mới được phép viết bài lại càng không cấm thành viên phải viết bài liên tục. Nhưng quan điểm của tôi là khi tranh luận hoặc lùi sửa đổi các các thành viên khác thì phải để lại cái tên, như thế thuyết phục hơnThaidongtrieu (thảo luận) 01:16, ngày 28 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Wiki là bách khoa toàn thư chứ gì nữa?Tnt1984 (thảo luận) 08:53, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chắc để tôi viết lại đoạn này, có thể như sau:

Sau khi Vnexpress đã đăng bài với nhan đề Ùn ùn thăm chùa lớn nhất Việt Nam, phóng viên Quý Thông của Việt Báo đã dẫn nguồn từ Vnexpress đăng lại với tên gọi Ùn ùn thăm chùa lớn nhất Đông Nam Á; nột dung đó cũng được đăng lại trên trang Đạo Phật Ngày Nay với tên bài Thăm chùa lớn nhất Đông Nam Á ??!

Vui lòng tìm dẫn chứng "gốc" cho rằng chùa này lớn nhất Đông Nam Á (loại trừ nguồn của Quý Thông), nếu không tôi đề nghị xóa bỏ đoạn đó.

Lưu Ly (thảo luận) 09:50, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời


 
National Convention Center, Hanoi, Vietnam

Câu Chùa Bái Đính cũng là nơi tổ chức các sự kiện phật giáo mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam như Đại lễ Phật đản thế giới Vesak 2008 là không chính xác. Xem hình sẽ rõ.

Còn Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới 2010 (chưa diễn ra), nhưng thông tin cho rằng Hội nghị sẽ diễn ra từ 23 - 26.11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội)Dịp này các đại biểu sẽ dành thời gian tham dự lễ khánh thành chùa Bái Đính giai đoạn 2 và tham quan non thiêng Yên Tử, vịnh Hạ Long, vậy thôi.

Lưu Ly (thảo luận) 09:11, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thực ra trong 2 lần diễn ra này chùa Bái Đính đều có trong chương trình của đại hội, dù chỉ là lễ khánh thành. Tôi đã chỉnh lại hai sự kiện này vì nó liên quan đến 2 mốc là khánh thành giai đoạn 1 và 2 khu chùa. Phần dẫn nhập tôi chỉnh lại thông tin khá chính xác và thông dụng. có lẽ khỏi cần dẫn chứng từ các nguồn báo. tôi sẽ chụp ảnh bằng kỷ lục và tải lên thì hợp lý hơn là các nguồn báonguoicodo (thảo luận) 12:23, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý kiến sửa

Tôi bác bỏ ý kiến được cho là của ông Trần Lâm Biền nhận xét về việc xây dựng chùa Bái Đính với những lý do sau:

  • Bài báo mà bạn đưa vào chỉ là một bài báo đăng về cuộc trò chuyện mà nó được kể lại từ phóng viên chứ không phải là ý kiến cá nhân của ông Trần Lâm Biền đăng tải để khẳng định hoặc kiến nghị trước dư luận [cần dẫn nguồn]. Tức nó là nguồn tin thứ cấp. Do đó không đủ cơ sở để khẳng định là ý kiến của chuyên gia được (có thể tạm tin) [cần dẫn nguồn]. Thực tế những ý kiến này không được đăng tải trên các trang chính thức như cinet.vn của Bộ Văn hóa thể thao du lịch hoặc các cơ quan chuyên môn như Hội di sản Việt Nam...
  • Tại hội thảo về quốc sư Khuông Việt, chính bản thân ông Trần Lâm Biền khẳng định rằng báo chí phản ánh sai sự thật về ý kiến của ông đối với việc trùng tu và xây dựng chùa Trấn Quốc cũng như chùa Bái Đính [cần dẫn nguồn].
  • Cách đây 1 năm thông tin này đã được đăng tải và sau đó thì nguồn tin không còn phù hợp nên đã bị loại bỏ [cần dẫn nguồn]. Wiki là viết những thông tin mang tính phổ quát, khoa học chứ không phải là diễn đàn trao đổi mà đem các ý kiến tranh cãi vào đây được. Không thể nhồi nhét hết được các ý kiến khen chê kiểu viết về Lễ hội đền Trần lại bàn đến ấn giả hay ấn thật? Viết về chùa Trấn Quốc lại đăng ý kiến tranh cãi của ông Biền rằng chùa trùng tu sai nguyên gốc, ko hợp với cảnh quan hồ Tây rồi Viết về hội Lim lại bàn về tắc đường, giá cả đắt đỏ chẳng?
  • Bài báo này đăng ở thời điểm cách đây 1 năm, hơn nữa nó chỉ là ý kiến phê phán khen chê, mà lại không nhận được sự đồng thuận, không nói nên bản chất của sự việc [cần dẫn nguồn]. Ngay sau bài viết đã thấy ý kiến không đồng thuận rồi chưa nói đến hẳn một bài mới phản hồi của một nhà sư. Nếu cần trích dẫn ý kiến kiểu "thời sự" và những thông tin cá nhân như thế này thì đăng vào bài Trần Lâm Biền. Thực tế thì ngôi chùa vẫn là chùa Bái Đính vẫn tổ chức nhiều sự kiện trọng đại chứ có thấy ai xới lên việc đổi tên đâu? Chỉ cách đây hơn 1 tuần thì đoàn đại biểu UNESCO tham dự đại hội lần đầu tiên ở Việt Nam còn về tiến hành các nghi lễ trọng đại tại khu chùa, rồi vừa xong chủ tịch quốc hội Lào cũng tới và tặng 1 quả chuông, đó mới là những thông tin cần mở rộng và đưa vào bài viết nhiều hơn.

Kien1980v (thảo luận) 21:30, ngày 31 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

- Trần Lâm Biền là một chuyên gia, nên ý kiến của ông cần được xem trọng. Bài viết này cũng cần có những ý kiến phê bình, để giúp cân đối và trung lập, chứ nếu không toàn bài chỉ toàn là khen thôi, đến tận mây xanh. Vì thế tôi không đồng ý với Kiên, và yêu cầu phục hồi lại bài. Cũng mong Kiên cho dẫn chứng cho các câu bạn viết ở trên (có đánh dấu fact).--93.194.88.37 (thảo luận) 16:47, ngày 29 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mời bạn đọc 2 bài Ông Trần Lâm Biền nói sai sự thật về chùa Trấn Quốc và bài Một số ý kiến qua bài “Khó chấp nhận trên dòng chảy truyền thống” để cân nhắc đưa ý kiến ông ta vào nhé.Kien1980v (thảo luận) 21:17, ngày 29 tháng 10 năm 2011 (UTC)

  • Mời bạn Kiên dẫn chứng như bạn nói :
    • Tại hội thảo về quốc sư Khuông Việt, chính bản thân ông Trần Lâm Biền khẳng định rằng báo chí phản ánh sai sự thật về ý kiến của ông đối với việc trùng tu và xây dựng chùa Trấn Quốc cũng như chùa Bái Đính [cần dẫn nguồn].
    • Bài báo này đăng ở thời điểm cách đây 1 năm, hơn nữa nó chỉ là ý kiến phê phán khen chê, mà lại không nhận được sự đồng thuận, không nói nên bản chất của sự việc [cần dẫn nguồn]
  • Ý kiến của 1 nhà sư (chưa được công nhận là chuyên gia như ông Trần Lâm Biền) và 1 cư sĩ (Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh, phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam) chưa hẳn là ý đa số phản bác ý kiến của ông Biền.

Còn chuyện vài ba nhân vật đến trồng cây, tặng 1 quả chuông, không có nhiều ý nghĩa đâu, bạn à. Tôi vẫn giữ ý kiến là bài viết cần có ý kiến phản biện để cân đối, tránh ca ngợi 1 chiều. --93.194.85.10 (thảo luận) 20:23, ngày 31 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có tính quảng cáo sửa

Tôi cho là bài viết hiện nay có nhiều câu văn không khách quan và có văn phong quảng cáo. Riêng đoạn "lễ hội chùa Bái Đính" cần phải sửa nhều để có văn phong khách quan và trung lập. Ít nhât đoạn văn sau đây cần phải xóa bỏ : "Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp [cần dẫn nguồn]. Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp của sông nước, đất trời, núi rừng, hang động… Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách. Trẩy hội chùa Bái Đính là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.". Văn phong không bách khoa và mang tính quảng cáo, thể hiện cái nhìn ước lệ của cá nhân, nhất là lại không nguồn. Đoạn văn về lễ hội cũng là vi phạm bản quyền vì chép nguyên văn từ nguồn ([8]), có tại đó vào tháng 1/2010, trước khi đoạn này chép vào bài (tháng 3/2010). --92.50.74.26 (thảo luận) 23:56, ngày 6 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý những đoạn như vậy cần sửa lại hoặc cắt bỏ nó. Lưu Ly (thảo luận) 01:59, ngày 7 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
  • Đã loại bỏ phần "quảng cáo" trong bài viết và thêm các dẫn chứng theo yêu cầu. Riêng phần quản lý và tông phái thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì hiển nhiên quá ko biết chứng minh thế nào. Chắc chẳng có tài liệu nào công nhận chùa này thuộc GHPGVN vì chùa Bái Đính không thể thuộc Giáo hội Phật giáo Trung Quốc hoặc Lào rồi, nó cũng giống như đi chứng minh việc một người phụ nữ có thể đẻ 100 trứng là có thật vậy. Có thể gián tiếp hiểu ngầm với nhau thế này vậy: Ta đã biết Cố hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu quốc hội là Trụ trì chùa Bái Đính. Hòa thượng Thích Minh Tiến - Ủy viên Thư ký HĐTS, phó trụ trì chùa Bái Đính đều là những vị chức sắc trong giáo hội cai quản chùa này và cũng hiển nhiên không phải là chùa tư nhân của chung 2 vị này. (Hiện nay cố hòa thượng vừa viên tịch nhưng chưa có nguồn tin chính thức về vị tân trụ trì chùa nên tạm để nguyên vậy)

Hoặc có thể từ đoạn sau:

Sáng 19-6, Giáo hội phật giáo Việt Nam đã tổ chức khánh thành tượng đài Đức Phật Di Lặc tại chùa Bái Đính - Ninh Bình. Đây là một trong những hoạt động Phật sự nhằm chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Kien1980v (thảo luận) 22:29, ngày 7 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn Kiên đã giúp đỡ đưa nguồn vào. Phần lễ hội đã tạm ổn. Riêng về vấn đề quản lý và tông phái thì dĩ nhiên là chùa này thuộc Giáo hội Phât giáo Việt Nam rồi, vì đó là đoàn thể Phật giáo duy nhất ở VN được nhà nước thừa nhận, tuy nhiên nói về tông phái là vấn đề khác, trong 1 giáo hội có nhiều tông phái khác nhau, trong đạo Phật có tịnh độ, thiền tịnh, tiểu thừa, đại thừa, Lâm-tì-ni, Lâm Tế Chúc Thánh, thiền phái Trúc Lâm... vậy chùa Bái Đính tu theo tông phái nào, vì giáo hội không phải là tông phái. Cũng như tôi chưa thấy nơi nào ghi là Giáo hội PGVN quản lý chùa này cả, tuy có ghi là lãnh đạo Giáo hội có tham dự, chủ trì vài buỗi lễ, nhưng chủ trì và tham gia các buổi lễ không phải là quản lý chùa. Mong bạn Kiên cho thêm chú thích, nếu không, nên bỏ những câu khẳng định có liên quan đến Giáo hội PGVN này. Về phần trụ trì chùa, không thể để tên 1 nhà sư đã mất được, nên để trống, hay là ghi chú "cố trụ trì" --92.50.74.26 (thảo luận) 22:55, ngày 7 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nói thêm là tôi chưa thấy nơi nào ghi là Giáo hội PGVN quản lý chùa này cả, chỉ thấy ghi chủ và quản lý dự án là Tập đoàn Xuân Trường. Cho nên nhiều người dân vẫn gọi chùa Bái Đính là "chùa ông Trường" [9] hay "chùa nhà nước" vì khi đánh chiêng khai mạc lễ hội chùa là Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND, chứ không phải nhà sư nào cả [10] .

Doanh nghiệp Xuân Trường chỉ là đơn vị nhà thầu xây dựng, ngoài chùa Bái Đính họ còn đang đảm nhận khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Người dân không hiểu mà áp đặt chủ sở hữu những khu vực này cho doanh nghiệp. Còn về khai mạc các lễ hội thì Bí thư tỉnh khai hội là đúng rồi. Khi tổ chức hoành tráng hơn thì lãnh đạo nhà nước đại diện, tôi thì chưa thấy nhà sư nào đánh trống khai hội, ví dụ như Đến dự Lễ hội Yên Tử có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha, Hoà thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhưng chỉ Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai Hội xuân Yên Tử 2011 chứ ko thấy trụ trì chùa này đánh chuông cảKien1980v (thảo luận) 00:55, ngày 8 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có báo ghi là Doanh nghiệp Xuân Trường là chủ đầu tư và quản lý hoạt động dự án này đến 70 năm. Có nghĩa là họ sẽ có thực quyền đến 70 năm đó, vì dĩ nhiên chẳng ai phải xây dựng đến 70 năm cả, dù các cơ quan nhà nước có nói tránh thế nào đi nữa. Và cón chùa bái Đính theo tông phái Phật giáo nào ? Tông phái, chứ không phải Giáo hội nhé.--92.50.74.26 (thảo luận) 01:18, ngày 8 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sửa nguồn ? sửa

Tôi chưa đọc hết các nguồn, nhưng mới xem 2 nguồn đã thấy không ổn. Thí dụ như trong bài viết "Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia" và dẫn nguồn từ [11], nhưng trên nguồn báo chỉ ghi "Chùa nhận bằng “Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa” năm 1997", không rõ là cấp nào, có thể là cấp tỉnh, và năm 1997, có nghĩa chỉ có khu chùa cỗ được công nhận là di tích. Và ở đâu ra chữ "cách mạng" và "cấp quốc gia" ? Mong bạn Kiên sửa chữa giúp và thêm nguồn, nhân tiện xem lại các chú thích khác có đúng nguồn không. Xin hỏi thêm là căn cứ Quỳnh Lưu có nằm trong khuôn viên chùa không ? --92.50.74.26 (thảo luận) 23:59, ngày 7 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tất cả các di tích do Bộ VHTTDL ra quyết định thì được gọi là di tích quốc gia hoặc cấp quốc gia. Chùa Bái Đính được công nhận di tích 2 lần:

Bạn vào đọc thì sẽ thấy trong quyết định số 59/2003/QĐ – BVHTT này cũng nhắc tới các Quyết định số 28VH/QĐ ngày 18/1/1988; số 2015/VHQĐ ngày 16/12/1993; số 423VH/QĐ ngày 20/02/1997; số 1543/VH-QĐ ngày 18/6/1997; số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành trước đó. Mặc dù quyết định nói là thay thế nhưng không có nghĩa là chùa Bái Đính không phải là di tích văn hóa mà biến thành di tích cách mạng, quyết định mới nên hiểu nó gộp tất cả các quyết định nhỏ lẻ vào thành một quy hoạch khu căn cứ cách mạng này. Thứ nữa, vừa rồi chùa còn nằm trong quy hoạch khu du lịch Tràng An được công nhận là di tích thắng cảnh, đang đề nghị Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Do đó viết như thế nào thì nên tôn trọng các nguồn báo trích dẫn, không cần phải bắt bẻ làm gì.Kien1980v (thảo luận) 00:44, ngày 8 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi cũng vừa tìm thấy nguồn Quyết định đó và vừa thêm link vào vào bài Chiến khu Quỳnh Lưu (trước đó không có link này). Cảm ơn bạn đã cho biết. Nhưng nên sửa lại bài cho rõ ràng hơn. Vậy di tích chùa núi Bái Đính thuộc căn cứ Quỳnh Lưu được công nhân di tích lịch sử cách mạng, còn quyết định 1997 về công nhận chùa Bái Đính là “Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa” năm 1997 coi như bị bãi bỏ và thay thế, đúng không ? Vậy chỉ nên ghi 1 thôi. --92.50.74.26 (thảo luận) 00:56, ngày 8 tháng 1 năm 2012 (UTC).Trả lời

Nhận xét về chùa sửa

 
Mai Ngọc Xuân đã xóa thảo luận này của Khoailangvietnam vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 16:00, ngày 8 tháng 2 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Quay lại trang “Chùa Bái Đính”.