Thảo luận:Giờ hoàng đạo

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Vương Ngân Hà trong đề tài Untitled

Untitled sửa

Bài này không nói gì về khái niệm giờ hoàng đạo và có chất lượng kém. Xóa? Mekong Bluesman 08:28, ngày 15 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng là bài này chưa viết gì cơ bản để người đọc có thể hình dung ra thế nào là giờ hoàng đạo, cách tính toán, ảnh hưởng (tốt + xấu) của nó đối với các hoạt động trong đời sống của người Việt và các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Tuy nhiên, các khái niệm ngày (giờ) hoàng đạo/hắc đạo đã là một phần của phong tục cổ truyền của các dân tộc này (Hán, Việt và còn nhiều nữa), nên nó xứng dáng có chỗ trong Wikipedia. Cách tính toán nó quá phức tạp, tôi cho rằng chỉ những người có am hiểu kỹ càng và sâu sắc về lịch Trung Quốc, các chòm sao Trung Quốc cổ đại (nhị thập bát tú), Can Chi, tiết khí (tính sao trực của ngày), Âm Dương - Ngũ hành (tính tương sinh tương khắc), các khái niệm sao tốt, sao xấu và sự phân bổ của chúng cho từng ngày/giờ theo âm lịch cũng như các khái niệm liên quan đến tử vi, lý số và đặc biệt là phần tiếng Trung mới có thể viết lại cho nó hoàn chỉnh hơn, nếu không rất dễ sa vào các khái niệm mà người ta gọi chung là mê tín dị đoan.Tôi thấy có liên kết này là có ích để viết lại bài này, nhưng cách tính giờ của họ thì phải xem lại, do như tôi biết thì thời điểm bắt đầu của mỗi canh giờ phụ thuộc theo tháng âm lịch.Vương Ngân Hà 10:08, ngày 15 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phiên bản bị xóa sửa

Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt đều phải chọn giờ hoàng đạo. Trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc

Quay lại trang “Giờ hoàng đạo”.