Thảo luận:Lính Mỹ

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Y Kpia Mlo trong đề tài Bút chiến

Chưa có tiêu đề sửa

Tôi thấy tên gọi bài này hơi mang tính chất văn nói và phương ngữ Nam bộ, viết về Quân đội Hoa Kỳ hay Lục quân Hoa Kỳ có lẽ hợp lý hơn? Các bài tương tự cũng có vấn đề về tên gọi và văn phong: lính Quốc gia, lính Giải phóng quân. Nguyễn Thanh Quang 10:29, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

quân đội Hoa Kỳ có cả tướng, có cả nhiều vấn đề lớn khác nữa của cả một hệ thống quân sự, bài này chỉ nói về người lính Mỹ chung chung thôi. Lính Mỹ có cả lục quân, thủy quân lục chiến, không quân, hải quân, biệt kích nhưng do họ khác nhau nhiều quá và khó gặp, nên sẽ chỉ nói về lính bộ binh là chính.
Bạn có thể viết một bài về quân đội Hoa Kỳ nó sẽ giúp hiểu hơn về người lính Mỹ.
Bạn tùy ý sửa đổi cho phù hợp, mọi đóng góp đều được hoan nghênh kia mà. Còn về vấn đề phương ngữ Nam bộ hay văn nói thì theo tôi nó sẽ hợp với bài anh giải phóng quân hơn là phương ngữ Bắc bộ chứ? Tôi tin là nếu nhiều người tham gia bài sẽ sinh động, có hồn, chỉ những đoạn về thống kê, số liệu là nên viết gọn và chặt.
Chỉ xin thận trọng khi đưa hình ảnh vào mà chưa thảo luận nó có thể làm méo mó hình ảnh người lính Mỹ thông thường.

Vuonglenghi 10:47, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không ổn, cần xem lại sửa

Lính Mỹ không nên viết, vì không mang tích bách khoa tổng hợp, nếu viết Quân đội Hoa Kỳ hay Lục quân Hoa Kỳ thì hợp lý hơn, bài này đề nghị xoá.-Nh.kh
Lính Mỹ không chỉ có ở Hoa Kỳ mà ở nhiều nơi trên thế giới chứ? lính Mỹ đâu chỉ có ở mỗi Việt nam ? Lính nước nào mà chả được huấn luyện và trang bị tốt, lính mà có trình độ cao thì đó là sỹ quan, có lính nào mà không có sức khỏe tốt, có lính nước nào mà vô kỷ luật ? cần xem lại .--duongdttt 16:08, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời
Rất cảm ơn bạn khi cho rằng lính Mỹ có kỷ luật, nhưng ở chỗ nào, lúc nào họ cũng có kỷ luật cả ư? Lính Việt Nam Công hòa theo bạn cũng có kỷ luật? thế hồi gần 30/4 họ có kỷ luật không? Theo tôi biết tiến sỹ Kítxinhgiơ (thông cảm tôi không biết cách viết tiếng Anh tên ông ta) nghe nói không phải là sỹ quan mà là binh nhì thôi, ông ta chắc chắn có trình độ cao rồi, bạn kiểm tra lại thông tin về ông ta đi rồi sẽ hiểu hơn về lính Mỹ.

Vuonglenghi 03:56, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Bác Mekong dùng từ "phần tử" cho con người đọc nghe ghê quá cứ như là "phần tử phản động", tội nghiệp cho họ, họ chỉ là loại lính thường thường có thể gặp đâu đó trên thế giới nhưng bài sẽ viết họ ở Việt Nam thời 65 - 73 là chủ yếu. Bạn nào giỏi thì cứ việc viết thêm cho đủ tính bách khoa.Vuonglenghi 02:04, ngày 3 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu từ "phần tử" đã trở thành một từ "nhạy cảm" ngoài sự biết của tôi thì nên đổi thành một từ khác, như "một phần", "một bộ phận", "một lực lượng", "một con cờ"...
Ngoài ra tôi nghĩ là khi có tính từ theo sau thì nghĩa của danh từ đó đã thay đổi, đúng hay sai? Thí dụ, một "công dân theo luật" phải khác với một "công dân phá luật" dù cả hai cụm từ đều có "công dân".
Mekong Bluesman 02:45, ngày 3 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng là từ "phần tử" hiện nay néu dùng cho con người thì mang nghĩa tiêu cực, nghĩa xấu, nếu ghép cùng một tính từ tốt đẹp khác để bổ nghĩa cho nó thì có vẻ như là gượng ép. Casablanca1911 03:02, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi đã sửa thành "thành phần chiến đấu". Mekong Bluesman 03:31, 3 tháng 8 2006 (UTC)
Rất cảm ơn bác Mekong đã sửa nhưng bài còn viết về yếu tố con người của lính Mỹ nữa chứ không đặt trọng tâm vào sức mạnh chiến đấu của họ. Nếu có bạn nào phân tích làm rõ sức mạnh chiến đấu của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng tốt, mà không có theo tôi cũng chả có sao, dù rằng tôi biết trách nhiệm chính của lính Mỹ là chiến đấu. Không chiến đấu thì họ đâu phải là lính. Tôi viết trên quan điểm cho rằng người lính Mỹ là "một nhân vật chính" trong chiến tranh Việt Nam, họ là ai? Đây là một quan điểm đánh giá vấn đề theo số đông theo quần chúng kiểu "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Tôi không khẳng định quan điểm này đúng hay sai và không muốn ai đó hiểu sai hoặc có liên tưởng không lành mạnh về quan điểm này.Vuonglenghi 03:46, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Nội dung bài sửa

Tôi chưa rõ là người khởi viết bài này định viết về người lính Mỹ, tương tự như ca sĩ Mỹ, bác sĩ Mỹ, nhà văn Mỹ...hay là chỉ viết về khái niệm "lính Mỹ" tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh ? Có lẽ nên chuyển sang viết về cựu chiến binh Mỹ (đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam) thì sẽ có thêm nhiều thông tin được bổ sung hơn. Casablanca1911 02:24, ngày 3 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo như câu viết bên trên của Vuonglenghi, người bắt đầu bài này, thì bài sẽ chỉ nói về các người lính của Quân đội Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Do đó tôi đề nghị đổi tên bài này thành "Lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam". Tôi cũng muốn nói thêm là trong số các người lính đó có nhiều người không mang quốc tịch Hoa Kỳ, tuy vậy họ vẫn là "lính Mỹ". Mekong Bluesman 02:50, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Nếu nội dung bài về "Lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam" thì chắc sẽ có nhiều tài liệu của Việt Nam nhắc đến những con người này, khi đó thì hình ảnh người lính mỹ thông thường sẽ có nguy cơ bị "méo mó" như Vuonglenghi đã viết (vì phần lớn các tài liệu viết về các tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam). Casablanca1911 03:02, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Đúng là tôi chỉ có ý muốn viết về người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và liên kết nó vào từ "lính" trong bài chiến tranh Việt Nam để người đọc có thể hình dung về các người lính bình thường của các bên trên nhiều phương điện. Nhưng nếu có người giỏi hơn, viết được người lính Mỹ nói chung trên toàn thế giới thì sẽ giúp hiểu rõ và so sánh với người lính Mỹ tại Việt Nam thời kỳ 65 -73. Nó sẽ tốt hơn nhiều và bách khoa hơn nhhiều ấy chứ. Chừng nào không viết được như vậy thì các bạn cứ việc đổi tên bài chưa nuộn.

Tôi rất mừng là có thành viên khác đồng ý rằng người lính Mỹ có sức khỏe tốt, tôi e rằng hồi đó người ta cứ đăng báo là chính phủ Mỹ không tuyển quân đủ chỉ tiêu do thanh niên Mỹ thiếu sức khỏe mà lầm lẫn rằng lính Mỹ không đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn Mỹ hoặc tiêu chuẩn chung và cho tôi có ý thiên vị chính phủ Mỹ khi viết như vậy.Tôi cũng mừng khi thấy có thành viên khác đồng ý rằng lính lỹ có trình độ học vấn cao vì tôi chỉ đoán là Mỹ là nước công nghiệp lâu đời tất lính họ có trình độhọc vấn cao (tức trình độ phổ thông) dù tôi đọc báo biết hồi đó dân Mỹ không biết đọc, biết viết là rất nhiều. Để khách quan, ai biết có thể cho số liệu trình độ học vấn chung của lính Mỹ nói chung qua các thời kỳ (nhất là từ 65-73), bao nhiêu phần trăm tốt nghiệp cấp1,cấp 2, cấp 3 thì rất quý, lúc đó tôi tin sẽ không ai phàn nàn là thiên vị, ngợi ca không có cơ sở về lính Mỹ nữa. Tôi còn muốn viết về lính Đại Hàn (Nam Triều Tiên) để xem xem họ khác lính Phi luật tân, lính Thái và lính Mỹ chỗ nào, hay tất cả y sì giống nhau? Tôi chưa quan tâm đến "Cựu chiến binh Mỹ", ai thích cứ tạo ra bài đó, đó cũng là đề tài hay giúp so sánh với các cựu chiến binh khác cũng như biết về đời sống và các hoạt động của họ sau năm 1975.

Đề tài "lính" Mỹ là một đề tài bình dân nên có người cho là không hợp với từ điển bách khoa, đó là một quan điểm thông thường, họ không thể tìm trong google ra người lính Mỹ, họ chỉ có thể thấy lính Mỹ ở trên đường phố, làng mạc, cánh đồng, khu rừng chứ không thể thấy trên mạng được nhưng đó đâu phải là tội của họ để không cho họ có mặt trên wiki, họ tồn tại ở trang wiki này nhờ số lượng đông đảo và ai thích tìm hiểu về một vị "tướng" thì cứ đọc, ai thích đọc "lính" thì đọc, can gì phải yêu cầu xóa một bài còn chưa viết xong?Vuonglenghi 03:33, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Đề tài nào cũng có thể viết được, quan trọng là cần phải có bố cục hợp lý và có nội dung số liệu cụ thể để minh chứng. bạn nói search không có Lính Mỹ chứ tôi search thì lúc nào cũng có.--duongdttt 17:25, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Chôm bài sửa

Nhờ Duongdttt giúp đỡ tôi đã tìm thấy trang viết về lính Mỹ này, không biết nó trung lập đến mức nào nhưng tôi muốn chôm bài đó vài ý. Xin giới thiệu toàn bài như sau (tôi muốn chôm những đoạn in nghiêng, có ai muốn phản đối không?) http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2004-01/a-2004-01-02-29-1.cfm Tờ tuần báo tin tức Time chọn người lính Mỹ làm nhân vật đáng nói tới nhất trong năm 2003.

02-January-2004

Lần thứ nhì, Tờ tuần báo tin tức Time đã chọn người lính Mỹ làm nhân vật đáng nói tới nhất trong năm.

Người chiến sỹ của Quân đội Hoa Kỳ đã được tờ tạp chí Time chọn làm nhân vật đáng được tôn vinh của năm 2003.

Từng cá nhân những nguời lính này đã cùng nhau tạo nên một quân đội hùng mạnh bằng kỹ năng và lòng tận tụy. Tất cả đều là quân nhân tình nguyện, khác hẳn với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong lúc các học giả có thể tranh luận là đường lối mà tổng thống Bush áp dụng tại Iraq có đúng hay không thì những quân nhân này vẫn đang gánh trên vai trọng trách bảo vệ tự do cho không những là quốc gia của họ mà còn cho những người ở xa quê hương họ cả nửa vòng trái đất.

Quân đội Hoa Kỳ hiện đang phục vụ ở 146 quốc gia, từ Afghanistan đến Zimbabwe. Quân lực với 1 triệu 400 ngàn nguời này giờ đây là lực lượng quân sự đa dạng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, thế nhưng họ là thành phần tương đối có học thức cao hơn so với số đông quần chúng Mỹ, qui tụ các thanh niên nam nữ trẻ thuộc các gia đình công nhân viên. 40% binh sỹ là nguoiø miền nam, 60% da trắng, 22% da đen và một số đông các binh sỹ này có quê quán từ các bang thưa dân như Montana và Wyoming.


Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld cho biết vào lúc đến xin gia nhập quân đội, nhiều nguuời trẻ này còn mang mái tóïc nhuộm xanh nhuộm đỏ, đeo bông tai lủng lẳng, và chưa hễ có ý thức gì về đời sống tập thể của quân đội. Thế rồi đột nhiên tự nguyện bước qua ngưỡng cửa đời lính, sau những tuần huấn luyện họ đã trở thành một phần của một tấp thể quân đội. Tầm vóc khác nhau, tuổi tác khác nhau, chủng tộc và màu da khác nhau điều đó chắc hẳn ai cũng nhận biết, nhưng khi làm việc, gặp gỡ với họ rồi thì ắt hẳn ai cũng phải cảm nhận rằng tập thể này là điều hết sực đặc biệt mà quốc gia Hoa Kỳ có được.


Vì tính chất khác thường trong tình thế tại Iraq mà quân nhân Mỹ phải đối đầu đã khiến tờ báo Time đã chọn người lính này là nhân vật xứng đáng được nhắc nhở tới nhất trong năm 2003.

Hình ảnh của 3 quân nhân Mỹ đã được đăng trên trang bìa của số báo ra ngày 22 tháng 12. Đây là những quân nhân của tiểu đội thám sát pháo binh thuộc sư đoàn một Thiết Kỵ mà 2 ký giả của tờ báo đã đi theo trong những chuyến tuần phòng ở một khu vực cố cựu nhất của thủ độ Baghdad. Một buổi tối cũng trong một cuộc tuần phòng, mọi chuyện đã diễn ra êm thấm không xảy ra biến cố nào mặc dù những binh sỹ trong đơn vị cố ý tự biến họ thành các mục tiêu tấn công của những phần tử nổi dậy hầu phát hiện được chúng. Sau khi hoàn thành công tác, 3 chiếc xe humvee chở tiểu đội quay về căn cứ cách đấy chừng 1 dặm. Khi đoàn xe 3 chiếc di chuyển ngang qua một đền thờ Hồi giáo thì 1ký giả trong chiếc xe thứ nhì nghe một tiếng động, rồi một vật hình quả trứng rơi ngay vào chỗ ngồi cạnh ông.


Trong 1 tích tắc ký giả này ngỡ nó là 1 cục đá nhưng ông chợt hiểu ngay. Ông bèn quơ tay cầm lấy để ném nó ra xa nhưng một tia sáng lóe lên, vật đó nổ tung ngay trong tay ông, và đó là 1 quả lựu đạn. Mảnh lựu đạn văng tứ tung trong xe gây thương tích cho một binh nhất, một binh nhì và một nhiếp ảnh gia của tờ Time ngồi cũng xe. Ký giả Weisskopf, người đã cầm quả lựu đan định ném ra xa,văng mất bàn tay, máu tuôn xối xả. Ngay lập tức nữ trợ tá Billie Grimes đi theo đơn vị từ chiếc xe humvee thứ ba nhảy ra khỏi xe leo lên chiếc xe bị nạn, nhanh nhẹn dùng loại băng đặc biệt giúp cầm máu cho những người bị thương và đoàn xe quay trở về căn cứ trong lúc binh nhì Jenks , dù mang thương tích nặng, vẫn không quên hờm súng trong tư thế sẵn sàng bắn trả cho đến khi anh biết được rằng mảnh lựu đạn đã làm gẫy chân anh.


Nhiếp ảnh gia Nachtwey bị các mảnh lựu đạn ghim vào tay chân và bụng , đã cố chụp được mấy tấm hình nữ trợ tá Grimes băng bó cho ký giả bạn trước khi ông ngất đi.

Đây không phải là loại chiến tranh mà đơn vị thám sát này được huấn luyện để đối phó. Trong một chiến trường qui ước, các đơn vị pháo binh thám sát như dơn vị này chỉ ở sau chiến tuyến, sử dụng dụng cụ đo toạ độ để cho pháo binh rót đại pháo vào mục tiêu.


Khi đơn vị này đặt chân đến Baghdad 1 tháng sau khi các trận chiến lớn ở đó đã chấm dứt thì vì nhu cầu, đơn vị này phải hành xử nhiệm vụ của lực lượng bộ binh, tuần tiễu ngoài đường phố, thực hiện các vụ lùng soát, săn đuổi các phần tử dấy loạn, và thiết đặt trật tự tại một trong những khu vực có tình thế dao động nhất ở thủ đô Baghdad. Về phương diện này, đơn vị với hai người lính bị thương cùng với 2 ký giả của tờ Time đã thể hiện những phương cách mà 130 ngàn nam nữ quân nhân Hoa Kỳ tại Iraq phải thích ứng để đối phó với những thử thách của tình thế đầy bất trắc trong việc giữ gìn an ninh cho quốc gia này.


Tiểu đội này với sỹ quan chỉ huy và các hạ sỹ quan lẫn binh nhì, cả nam lẫn nữ, da trắng có, da đen có, đã phục vụ tại Iraq từ 7 tháng nay và theo dự liệu sẽ còn phải ở lại đó thêm 5 tháng nữa. Trong suốt 3 tuần lễ theo chân đơn vị thực hiện 30 vụ tuần phòng, các ký giả của tờ báo Time đã chứng kiến cuộc sống chán ngắt pha lẫn kinh hoàng, những hiểm nguy rình rập cùng sự hy sinh và quyết tâm của những người trong tiểu đội này, một hình ảnh thu nhỏ của toàn thể lực lượng quân đội Hoa Kỳ đang thi hành nhiệm vụ tại Iraq.

Đây cũng là lần thứ nhì người lính Mỹ được tờ tuần báo Time chọn là nhân vật đáng nói tới nhất trong năm, lần thứ nhất cách nay hơn 50 năm vào năm 1950 khi các quân nhân Hoa Kỳ đến một quốc gia xa xôi là bán đảo Triều Tiên để đem xương máu giúp cho miền nam bảo vệ tự do chống lại quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa miền bắc. Vuonglenghi 04:23, 4 tháng 8 2006 (UTC)

Ca ngợi và trung lập sửa

Thông tin đưa vào bạn Vuonglenghi phải đứng trên quan điểm trung lập để phán xét. Báo Mỹ... thường ca ngợi lính Mỹ cũng là chuyện thường tình.--Bui Duong (thảo luận) 05:00, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Ai cấm bạn đưa vào quan điểm khác để phê phán nó đâu, tôi thừa biết báo Mỹ thì ca ngợi lính Mỹ nhưng cũng có bài chê quá trời, báo Mỹ thì cái gì mà chẳng có kể cả nghi ngờ Chính phủ Mỹ dàn dựng vụ 11/9 cũng có luôn. Bạn cần đọc lại các thảo luận về "trung lập" mà tôi đọc thấy rất nhiều: như "đứng bên ngoài như ở hành tinh khác mà viết" hoặc " viết đủ mọi nguồn tùy ý người đọc nhận định" ... bạn là thành viên cũ mà tự mình lại yêu cầu người khác trích nguồn "trung lập" và đứng trên quan điểm "trung lập", thế nào là 'trung lập? Chính ra trích báo Mỹ lại được khen là có nguồn kiểm chứng và viết không theo ý kiến chủ quan, tôi còn lịch sự đưa đoạn dự định trích ra cho mọi người xem xét và biết trước nữa, tại sao bạn không chuẩn bị một nguồn ngược lại để viết cho nhiều chiều? Hãy tích cực một chút thành viên Bui Duong. Hãy xem lại luật chơi.Vuonglenghi 05:26, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Sửa đổi thành bài dở dang sửa

Bài hoàn chỉnh, sau khi Vuonglenghi sửa đổi thành bài dở dang, tôi đã cho quay về phiên bản trước khi sửa.--duongdttt 10:13, 7 tháng 8 2006 (UTC)

Bài này vẫn còn trong tình trạng "stub" và, theo tôi nghĩ, sẽ còn trong tình trạng đó trong một thời gian dài. Mekong Bluesman 13:19, 7 tháng 8 2006 (UTC)
Tất nhiên là "stub" không có nghĩa là bài dở dang. Những phần đưa vào cần phải được hoàn chỉnh trước, khi đọc người ta vẫn có cảm giác chấp nhận được.--Bui Duong 13:36, 7 tháng 8 2006 (UTC)

Đây là cái sườn mà,không có sườn thì bảo là không có sườn, có sườn thì bảo là sườn dở dang, bài đã hoàn chỉnh? e bộ thiếu tôn trọng người khác rồi.Vuonglenghi 01:05, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Bạn nên viết hoàn chỉnh ở ngoài sau đó hãy đưa vào, nhưng tôi thấy bạn liệt kê hàng loạt như vậy tôi thấy là không cần thiết ! đừng tham bê tất cả mọi thứ vào wiki.viết ngắn, cô đọng, dễ hiểu nhưng vẫn đầy đủ thông tin luôn là tiêu chí hàng đầu để bài có chất lượng. mình sẽ cùng bạn hợp tác viết bài.--Bui Duong (thảo luận) 01:21, 8 tháng 8 2006 (UTC)
Nếu có người viết giúp thì quá tốt, xin cảm ơn, đáng tiếc là tôi chẳng biết gì về lính Mỹ mà tôi cũng chẳng biết tiếng Anh để mà qua wiki tiếng Anh dịch qua một số nội dung, tôi tin ở trang wiki phải có mục từ "lính Mỹ". Việc làm sườn là do yêu cầu của Casablanca và Mekong khi tôi viết bài lính Giải phóng quân, không phải là liệt kê hàng loạt đâu, có ý cả mà, một số người sẽ viết vào các mục từ có sẵn hoặc trao đổi thêm bớt mục từ trong cái sườn đó. Theo bạn cái mục nào là không cần thiết? Bạn nên biết đây là cái sườn "lính Giải phóng quân" mà tôi định viết, đáng tiếc là tôi lại chọn lối viết kể chuyện để rồi nó khó sửa, tôi lại bị cụt hứng nữa. Theo tôi nghĩ lính nước nào cũng có nhiều cái giống nhau như thế cả, đừng hòng mong nghĩ đến viết hết về họ cho dù có viết dài tới trăm trang hay nghìn trang. Khi bài dài quá thì mọi người sẽ cắt ngắn bớt, hiện chưa tới lúc lo nó dài đâu. Sau khi mọi người viết xong được bài này

có chất lượng tôi nghĩ 2 bài lính Quốc gialính Giải phóng quân sẽ ít bị tranh cãi vì ít ra cũng có cái mà so sánh, theo ý tôi sẽ không có chuyện phân biệt đối xử trong cách viết dù rằng tôi tin bài về lính Mỹ sẽ dễ viết nhất vì họ có nhiều chuyện để nói lắm, tư liệu và hình ảnh cũng rõ ràng nữa, bài về "lính Cộng hòa" theo tôi sẽ khó viết nhất. Hôm qua trang wiki bị rớt mạng ,tôi sẽ khôi phục sườn bài lính Mỹ và trộn lẫn các ý trước cũng như chỉnh sửa lỗi chính tả. Mong bạn và nhiều người khác viết tiếp bài này.Vuonglenghi 01:51, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Lính Mỹ là ai sửa

Ban Trung đã nhầm lẫn về lính Mỹ khi sửa là "người Mỹ được gia nhập quân đội Hoa Kỳ". Vì bạn và tôi cùng liên tục sửa đổi nên bài rất khó lưu. Hình như phần đặc điểm lính Mỹ của bạn có vấn đề ; đặc điểm là cái mà chỉ nó có mà thôi: chỉ có lính Mỹ sợ mất mạng không có lính nào trên thế giới sợ mất mạng ---> đặc điểm của lính Mỹ là sợ mất mạng. Chỉ có lính Mỹ ham gái không có lính nào trên thế giới ham gái hết ----> đặc điểm của lính Mỹ là ham gái và giải trí với gái. Chỉ có lính Mỹ có trang bị tốt gáo giáp, súng ---> đặc điểm là lính Vua.Vuonglenghi 02:27, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Tạm thời để trang liên kết hữu ích tại đây:

Bút chiến sửa

Tôi vừa khóa trang này do cuộc "bút chiến"; xem yêu cầu của Bùi Dương. Xin các bạn giải quyết các bất đồng ở trang thảo luận này, và nhờ một quản lý khác mở khóa bài này khi đã giải quyết – tôi đang bận sửa một tiêu bản rất phức tạp. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:37, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi thấy bút chiến cái gì chứ, khi trong bài lỗi về văn bản khá nhiều. Mấy khâu này chưa lo được sao lại đặt vào dạng BC. --Y Kpia Mlo (thảo luận) 15:22, ngày 23 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thiếu tính tôn trọng lẫn nhau sửa

1. yêu cầu của Bùi Dương. Thành viên này yêu cầu thảo luận cái gì?

2. Lý do khóa bài là do bút chiến:

Bút chiến về vấn đề cụ thể nào?
Đã có bao nhiêu bài tương tự bị khóa vì bút chiến?
Bút chiến nếu có nhằm mục tiêu gì, có lợi cho bài viết hay gây ra chia rẽ không thể làm việc tiếp được?
Trước khi khóa có tham khảo ý kiến của các thành viên khác chưa? Bao nhiêu người đồng ý khóa? Lý do có chính đáng và hợp với tôn chỉ của wiki là mọi quan điểm đều bình đảng, đều có quyền nói ra và đều có quyền bảo vệ?

3.Tại sao bài bị khóa lại ở dạng bài do thành viên yêu cầu khóa? Phải chăng dạng này có vấn đề và bị khóa hay là đây là dạng bài đã hoàn thiện và chuẩn mực để viết tiếp? Bài đã hoàn thiện là bài dựa trên tiêu chuẩn nào? Thành viên Nguyễn Xuân Minh nghe nói rất bận nhưng trước khi khóa đã xem qua quá trình viết bài này chưa? Có biết là nó đã được viết sai chính tả và người sửa chính tả là ai không?

4.Nếu tôi là thành viên mới muốn yêu cầu mở bài này ra ngay để viết tiếp thì sao đây?Vuonglenghi 03:53, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Bạn viết gìliệt kê thành mấy chục cái đề mục vậy ? tôi đã thảo luận với bạn rồi nhưng bạn vẫn bỏ ngoài tai, ai là người thiếu tôn trọng ai ? bạn xem lại thảo luận ở trên và ở cả bài lính giải phóng quân, không biết bạn có nhìn thấy chữ không ?!--Bui Duong (thảo luận) 04:04, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Đề nghị 2 bạn Bui DuongVuonglenghi bình tĩnh, rồi thảo luận với nhau mang tính xây dựng chứ không phải là tranh cãi. Cố gắng tránh công kích cá nhân.

Trả lời Vuonglenghi: người quản lý sẽ khóa trang khi có yêu cầu và nhận thấy bài yêu cầu khóa đang có tranh chấp (bút chiến). Mục đích khóa không phải là do một thành viên nào đó không muốn người khác sửa bài mà người quản lý muốn các thành viên thảo luận với nhau để đi đến thống nhất. Còn về sườn bài, bạn hoàn toàn có quyền tạo ra một sườn bài cho bất kỳ bài nào. Tuy nhiên, bạn đừng làm bài viết xấu đi bằng các đề mục mà không có nội dung ở dưới. Bạn có thể soạn thảo sườn bài ở ngoài, đưa nội dung vào từng đề mục rồi hoàn chỉnh chúng trước khi đưa vào Wiki. An Apple of Newton thảo luận 04:19, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Thành viên Apple cần xem lại khi bài bị khóa đã có bút chiến chưa? Và nếu có bút chiến thì sao? Co 1gì bất thường trong các cuộc tranh luận trên trang wiki này đâu?
Anh và anh Dương liên tục sửa bài của nhau, không thống nhất về cách viết bài. Do đó, người quản lý sẽ khóa lại để 2 anh thống nhất trước khi mở khóa để tiếp tục sửa bài (xem en:Wikipedia:Protection policy). Nếu 2 anh không thống nhất được thì mời tham khảo Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn. Người quản lý chỉ khóa bài viết, không khóa trang thảo luận. Anh cứ thảo luận tự do.
Về góp ý của bạn Apple Tuy nhiên, bạn đừng làm bài viết xấu đi bằng các đề mục mà không có nội dung ở dưới. Bạn góp ý như thế là rất tốt. Nhưng đó chỉ là góp ý chứ không là điều bắt buộc. Bài này do tôi tạo ra và tôi đang soạn cái sườn để người khác có thể tham gia mà không làm rối loạn bài, điều này là do yêu cầu của các thành viên khác.
Anh tạo ra sườn bài để người khác tham gia. Vậy người khác không đồng tình với sườn bài này thì sao? Có thể anh theo yêu cầu của người này, nhưng người khác lại không đồng tình và cho rằng sườn bài của anh là "rối loạn".
Về góp ý của bạn Apple :Bạn có thể soạn thảo sườn bài ở ngoài, đưa nội dung vào từng đề mục rồi hoàn chỉnh chúng trước khi đưa vào Wiki. góp ý này đúng nhưng như tôi đã trả lời bên trên bài cần được hoàn chỉnh mà tôi thì chưa có khả năng hoàn chỉnh, nếu có, tôi đã đưa vào rồi đâu đợi phải có người nhắc đúng không?
Nếu chưa có khả năng hoàn chỉnh bài, anh đừng bắt người khác phải hoàn chỉnh những gì anh viết ra. Chắc gì họ hoàn chỉnh hộ anh mà lại muốn viết lại thì sao.
Tôi thấy hai góp ý của thành viên Apple là đúng nhưng không liên quan đến các câu hỏi của tôi khi khóa bài. Bạn chưa trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của tôi vì sao khóa bài. Tôi nói thẳng là các bạn sợ, sợ cái gì thì tôi cũng nói luôn: sợ có tranh luận và sợ sự chia rẽ. Sợ và tránh né thì có giải quyết được vấn đề không?
Xem phần đã trả lời đầu tiên. Tôi chỉ "sợ" không có người có thể thảo luận khi bình tĩnh và mang tính xây dựng mà thôi.
Cứ khi có một thành viên cũ và nhiều đóng góp mà thành viên này có nhiều thành viên cũ khác ủng hộ là vội vã cho qua một vấn đề "nhạy cảm" vì sợ đụng chạm nỗi đau nào đó? Có cần con nít thế không?
Anh hãy tập trung vào phần tranh luận của bài này. Nếu muốn thảo luận khác, đề nghị anh thảo luận đúng chỗ.
Với trình độ của bạn thì bạn có tin là bài mà bạn Trung tạo ra là "hoàn chỉnh"? Bạn không hiểu ý bạn Trung muốn gì khi yêu cầu hợp tác với tôi để viết bài?Vuonglenghi 05:55, 8 tháng 8 2006 (UTC)
Bài anh Trung tạo ra là bài nào. Còn bài Lính Mỹ do anh tạo ra.
Anh hãy thảo luận với anh Dương. Khi nào 2 anh thống nhất, người quản lý sẽ mở khóa bài để 2 anh tiếp tục hoàn thiện. An Apple of Newton thảo luận 06:31, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Đề nghị xóa sửa

Với tình trạng của bài này - viết các ý kiến chủ quan, viết các lối nhìn không có nguồn và hoàn toàn khi được viết thì khó hay không có thể kiểm chứng được - tôi đề nghị nên xóa bỏ bài này. Mekong Bluesman 04:40, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Bài chỉ mới được tôi viết có hai câu, một câu đã có người sửa, đã có thảo luận về quan điểm "nhân vật chính" hay "thành phần chính" rồi đã có ai tranh chấp gì đâu?
Bài này được thành viên Trung viết chủ yếu và được tôi sửa đổi nhỏ, như vậy Mekong đã vội vàng khi nhận định viết các ý kiến chủ quan, viết các lối nhìn không có nguồn và hoàn toàn khi được viết thì khó hay không có thể kiểm chứng được.
Cái gì mà chứng minh là không có nguồn thì người khác sau khi thảo luận có thể bỏ, chuyện này xưa nay vẫn vậy có gì là lạ?
Đề tài này chả có gì là nhạy cảm và bài này chắc chắn đã được viết rất nhiều ( tôi tin là nó có trong trang tiếng Anh) tại sao lại cho rằng không có nguồn? Nó có nhiều nguồn và nhiều quan điểm khác nhau thì đúng hơn? Đó đâu phải là lý do để chưa gì đã sợ mà tránh né nó? Thế người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là ai?
Tôi có thể nêu ra một số bài ban đầu chỉ có một câu, hoặc một bài chỉ có cái sườn đơn sơ, nó có rất nhiều trong trang wiki này, liệu có vấn đề gì ở đề tài lính Mỹ này không?
Tôi chỉ chấp nhận tranh luận một vài vấn đề thôi:
  1. Nguồn
  2. Từ trung lập
  3. Không có ý kiến quá khích.
Tôi không chấp nhận tranh luận về việc có bất kỳ thành viên nào yêu cầu hạn chế nội dung viết, định viết cái gì là quyền của các thành viên dù cũ hay mới. Đó là nguyên tắc của trang wiki này mà.Vuonglenghi 05:14, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Bạn Vuonglenghi, đầu tiên nên viết ra một dàn bài trên cơ sở những ý mình đã chuẩn bị và đã có (phải có nguồn kiểm chứng được). Sau đó các thành viên khác sẽ bổ sung giúp bạn vào cái dàn ý của bài mà bạn đã viết được ít ra phải từ 30-40% khối lượng. (Ban đầu thì bạn viết là chính). Do vậy, phần dàn ý nên có từ 2-8 ý lớn thôi, còn các ý nhỏ hơn thì khi nào có nội dung, chúng sẽ được khai triển ra sau cũng được, chưa cần chi tiết quá như thế. Vì nếu bạn làm như vậy, ai đọc cũng nghĩ là bạn đã có một bài hoàn chỉnh "đến tận chân tơ kẽ tóc" rồi, họ sẽ không đóng góp nữa mà đợi bạn. Do vậy, nếu bạn vẫn muốn giữ bài này thì nên làm một sườn bài chung chung hơn tại 'trang thảo luận của bài này để thống nhất với Bui Duong và những người khác cho ý kiến đóng góp. Casablanca1911 08:08, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Các liên kết có ích cho việc mở rộng bài sửa

thảo luận quên ký tên này là của Tmct (thảo luận • đóng góp).

Không chính xác sửa

Định nghĩa sau có chính xác?

Lính Mỹ là người Mỹ được gia nhập Quân đội Hoa Kỳ.

Vuonglenghi 03:49, 26 tháng 9 2006 (UTC)

Khi lính Mỹ chết trận thì người thân được chính phủ nuôi suốt đời

Vuonglenghi 03:51, 26 tháng 9 2006 (UTC)

Bài này cần dược sửa đổi sửa

Tôi thấy bài này chất lượng quá tồi, nhưng hiện giờ đang bị khóa vĩnh viễn. Thiết nghĩ một là các bảo quản viên mở khóa, hai là các bảo quản viên mau chóng tiến hành những sửa đổi cần thiết cho bài này.Tran Quoc123 (thảo luận) 15:17, ngày 23 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lính Mỹ”.