Đổi tên thành: Lập luận theo tình huống ? sửa

Tôi đề nghị đổi tên bài thành "lập luận theo tình huống". Tên "suy diễn theo trường hợp" không có gì sai, chính tôi ban đầu cũng dịch thế.

Nhưng hình như chỉ có chúng ta dùng: Tra google "suy diễn theo trường hợp" [1] không có kết quả nào là Wiki, còn tra "lập luận theo tình huống" được 1 kết quả dùng trong 1 hội thảo chuyên ngành ở ĐHBK TPHCM.

Ngoài ra Thành viên:Gigo đã nói rằng ở ĐHQG Hà Nội, mọi người cũng đã dịch là "lập luận theo tình huống"; tôi xét lại thấy từ "lập luận" sát nghĩa với "reasoning" hơn (suy diễn gần với "inference" hơn -> nghĩa hơi hẹp hơn).

Nếu mấy hôm nữa không có ai phản đối thì tôi sẽ đổi tên bài. Tmct 07:55, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý. Reasoning có nghĩa là "lý luận", "lập luận". "Suy diễn"là to infer. Mekong Bluesman 08:15, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi nên giữ theo tên cũ là "Suy diễn theo trường hợp". Reasoning cũng có nghĩa là "hành động hoặc quá trình sử dụng lý lẽ của mình".Theo tôi xét về ý nghĩa đích thực của CBR( Case-Base Reasoning) là quá trình theo từng buớc để từ 1 kết quả đầu vào(input) theo từng buớc để cho 1 kết quả đầu ra(output) thì dùng từ Suy diễn là hoàn toàn hợp lý.Nguyen Son Tri 16:13, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

  • Reasoning cũng có nghĩa là "hành động hoặc quá trình sử dụng lý lẽ của mình" Đây chính là ý nghĩa của "lập luận".
  • quá trình theo từng buớc để từ 1 kết quả đầu vào(input) theo từng buớc để cho 1 kết quả đầu ra(output) cái này thì đúng là "suy diễn" nhưng chỉ là một phần của "hành động hoặc quá trình sử dụng lý lẽ của mình".
Bạn có thể thấy là trong CBR có các bước Retrieve - tìm các tình huống tương tự, Reuse - tái sử dụng, Revise - xem xét lại, Retain - lưu trữ tri thức mới học được. Các hoạt động phức tạp như vậy mà chỉ dùng một từ "suy diễn" thì không chứa đủ nghĩa. Nhưng "lập luận" thì đủ nghĩa.
Bạn thử hình dung một người suy nghĩ tìm cách giải quyết một vấn đề dựa vào kinh nghiệm về các tình huống mà bản thân đã trải qua. Bạn có thể thấy trong ngôn ngữ hàng ngày, ta khó có thể nói người này đang suy diễn. Tmct 19:14, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đã dịch thêm chi tiết vào nội dung qui trình trong bài để bạn thấy nghĩa "lập luận" được rõ ràng hơn. Tmct 20:24, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo LĐ chữ suy diễn là không nên dùng vì "suy diễn" là biện pháp có thể dùng mà không cần theo nguyên tắc của luận lý học. Trong khi đó, suy luận, lập luận, hay lý luận thì đòi hỏi phải có cách (từ cách yếu nhất là biện bác không có dẫn chứng cho tới suy luận lô gic có chứng minh bằng toán). Nếu tác giả muốn dùng thì có lẽ nên dùng Suy luận chứ không thể nào là suy diễn để giải các bài toán được! Và trong bài rõ ràng nhắc tới phương pháp "suy luận tương tự" . LĐ

Cám ơn Tmct đã bổ sung lại quy trình, sau khi suy nghi cân nhắc tôi đồng ý với nghĩa dịch CBR sang Tiếng Việt là Suy luận theo trường hợp.Nguyen Son Tri 02:24, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời


Wikipedia là nơi để mọi người tra cứu, ta lại đang dịch một khái niệm không mới, do đó khi địch cần thỏa mãn hai tiêu chí: đúng nghĩathông dụng. Trong đó, nếu đã có sẵn cách dịch nào vừa thông dụng vừa đúng nghĩa thì tôi sẽ chọn cách đó. Ở đây tôi đang đề nghị đổi tên bài thành "Lập luận theo tình huống". với lý do nó thỏa mãn cả hai tiêu chí trên:

  1. Hoàn toàn đúng về nghĩa
  2. Đã được các thầy trong ngành sử dụng (Hội thảo quốc gia về CNTT: GS Hồ Sĩ Đàm, TS Nguyễn Việt Hà - ĐH Công nghệ ĐHQG HN, TS Hoàng Xuân Huấn tại Tạp chí Khoa học cũng dùng "lập luận" và "tình huống"). Xin lưu ý, do các thầy giáo là người phổ biến kiến thức cho các học viên của họ, cho nên các thầy này sử dụng cách dịch này có nghĩa nhiều học viên của họ cũng sử dụng.

Tôi chỉ đồng ý với một lựa chọn nào khác nếu xảy ra một trong hai khả năng sau:

  • ai đó chứng minh rằng "Lập luận theo tình huống" có vấn đề về ngữ nghĩa,
  • ai đó tìm ra một cách dịch khác vừa đúng nghĩa lại vừa phổ biến hơn thế.

Xin khẳng định lại, chúng ta dịch cho người khác đọc chứ không phải để chúng ta đọc với nhau. Tmct 15:51, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin trích từ từ điển Tiếng Việt của TS Hồ Ngọc Đức:

Suy diễn là đi từ những nguyên lý chung đến kết luận riêng, trái với quy nạp.

Suy luận là căn cứ vào đều gì mà bàn rộng ra.

Lập luận là trình bày lí lẽ.

Và tôi tạm dịch câu của TS Hoàng Xuân Huấn trong bài Case-based reasoning with rough features(trang 2).

The basic idea of case-based reasoning is to adapt solutions that were used to solve old problem and use them for solving new problem.

Ý tưởng của CBR là phỏng theo các giải pháp đã dùng để giải quyết vấn đề cũ và dùng chúng cho việc giải quyết vấn đề mới.

CBR căn cứ vào Case base. CBR sử dụng Case base và có thể mở rộng Case Base. Do đó tôi nghĩ dùng suy luận là phù hợp và sát nghĩa nhất.

Thực tế thì tôi cũng chưa biết nhiều về các bài báo Tiếng Việt về CBR công bố trên mạng nhiều ngoài 2 link mà Tmct đã chỉ ra.Nên không khẳng định nghĩa dịch nào là phổ biến hơn. Tôi chỉ căn cứ vào ngữ nghĩa Tiếng Việt và ý nghĩa thực của CBR.

Nguyen Son Tri 03:26, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với "lập luận theo tình huống". Mekong Bluesman 04:04, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng xin trích từ điển Hồ Ngọc Đức:
Suy luận: "to deduce"
Còn theo từ điển Merriam Webster:
to deduce: "to determine by deduction; specifically : to infer from a general principle"
Kết quả tra "deduce" tại WordNet 2.0:
1: reason by deduction; establish by deduction (syn: infer, deduct, derive)
2: conclude by reasoning; in logic (syn: infer)
(syn: synonym - đồng nghĩa)
-> nếu hiểu thoáng, "suy luận" chỉ bao hàm được cùng lắm là 2 bước đầu của quy trình 4 bước, không chứa "revise" và "retain".
Tôi dùng chữ "thoáng" là vì: "suy luận" (deduce) thường hàm ý áp dụng chặt chẽ các nguyên lý một cách logic, có thể nói suy từ "nấu cơm" sang "nấu cơm gà" không phải là suy diễn logic chặt chẽ.
Tmct 07:59, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với nghĩa dịch CBR sang Tiếng Việt là lập luận theo tình huống.


Nguyen Son Tri 08:37, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Rất cảm ơn sự đồng thuận của bạn. Tmct 08:46, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chu trình hay quy trình ? sửa

Tôi đề nghị sử dụng "chu trình" lập luận theo tình huống thay cho "quy trình" vì quá trình lập luận này được tiến hành liên tiếp hết pha lập luận này đến pha khác (case mới sẽ được lưu lại trong bước retain để sử dụng trong các lần lập luận tiếp theo).

Thực ra, qui trình này dành cho một lần học (tình huống -> tìm cách xử lý -> xử lý -> rút kinh nghiệm -> nghỉ đợi lần tiếp). Cái sự "lặp" có nghĩa là học nhiều lần, mỗi lần lại thực hiện một lần 4 bước dưới đây chứ không phải mỗi lần lại quay vài vòng 4 bước này. Do đó không phải "chu" trình. Tmct 13:38, ngày 25 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngoài ra 4 pha của chu trình này tôi cũng đề xuất đổi thành

1. Tìm kiếm lại (retrieve theo từ điển có nghĩa là truy vấn nhưng theo tôi trong ngữ cảnh CBR đây chỉ là một quá trình tìm kiếm lại trong cơ sở tri thức đã có)

Nếu thực hiện lần đầu sẽ không có ý "lại"; "Tìm kiếm lại" có khả năng lớn bị hiểu là "search again" - không đúng lắm. Tmct 13:33, ngày 25 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

2. Sử dụng lại

Chính là "tái sử dụng". Tmct 13:33, ngày 25 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

3. Xem xét lại

từ này thiếu ý "chỉnh sửa"

4. Lưu lại

Ok, từ này nghe quả có hay hơn "Lưu trữ". Cảm ơn ý kiến của bạn. Tmct 13:33, ngày 25 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Với cách dịch này sẽ đảm bảo được bốn chữ RE trong tiếng Anh (còn gọi là 4RE-Circle) và cũng đảm bảo hàm ý cách tiếp cận "kinh nghiệm" của CBR.

Xin cảm ơn

Ngocbao 09:58, ngày 25 tháng 5 năm 2007 (UTC)ngocbaoTrả lời

Chị Nguyễn thị A có hai đời chồng và chỉ có hai đứa con, người chồng thứ nhất mất lúc đó sửa

voi tu cách làm nhân viên công tác xã hội – 27.68.212.54 (thảo luận) 07:48, ngày 8 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lập luận theo tình huống”.