Thảo luận:Lịch sử Việt Nam/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài thị xã hội an là fairo???

Bề dày sửa

Lịch sử Việt Nam có thực sự là được 3000-4000 bề dày ????

Nếu tính kĩ, nước ta được coi là hình thành nên văn hoá từ thời các Vua Hùng. Và ai cũng biết đó là dấu ấn đánh dấu giai đoạn đầu tiền của lịch sử Việt Nam, mặc dù không có chính sử được viết ra, nhưng theo văn học dân gian mà ta lấy đó là căn cứ, thì ta chảy qua 18 thời vua Hùng và Thục mới tới thời đô hộ của Trung Hoa.

Lấy mốc vua Thục Phán thắng Vua Hùng thứ 18 để lập nên Nhà Thục và tự Phong là An Dương Vương, là vào năm 257 trước công nguyên. Vậy để có 4000 năm văn hiến, mỗi đời vùa Hùng phải sống trên trăm tuổi..... dù là người cổ đại, thì tuổi thọ cũgn không thể tới đó. Chưa tính tới con người khó có thể có con khi quá già. vậy cho là các Vua Hùng có con trễ, thì cũng chỉ đến 30 tuổi là cùng vậy chi thì cả 18 đời Vua Hùng chỉ có 18*30=540 năm, công thêm đầu đuôi thì có thể lên được 600 năm vậy nước ta không thể nào có một nên văn hiến được coi là 3000-4000 ngàn năm được. Chưa kể đến, các thời vua Hùng, nước ta thật sự chỉ là những bộ lạc nhỏ.

Trungduongm 19:22, ngày 23 tháng 4 năm 2005

Bạn nghĩ thế nào nếu các ý kiến cho rằng con số 18 chỉ là con số tượng trưng. Người Việt cổ tin vào Kinh dịch và ngũ hành, nên các con số lại mang tính tượng trưng chứ ko phải là con số chính xác.:D Điều này đã được tranh luận ở TTVNOL rồi. Tạm thời cứ tôn trọng con số 4000 do các sử gia đưa ra.
Đề nghị những người tham gia sửa đổi mục Lịch sử Việt Nam nên đăng nhập trước khi thực hiện các sửa đổi. Đồng thời, lưu ý nguyên tắc trung lập của Wikipedia. Vietbio 19:51, 23 tháng 4 2005 (UTC)
2879 TCN + 2005 SCN = 4884 năm Tttrung 20:23, 23 tháng 4 2005 (UTC)
Lại có ý kiến cho rằng 18 không phải là 18 đời vua mà là 18 chi họ Hùng, mỗi chi họ gồm một số vua Hùng. Cũng là 1 cách suy diễn để hợp lý hoá mâu thuẫn giữa con số 18 đời vua và khoảng thời gian hơn 2000 năm thời vua Hùng. Nhưng dù sao thì chúng ta hãy tạm chấp nhận con số 4000 năm văn hiến.
Avia 06:48, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Thật sự ý kiến không đến 4000 năm là tui đọc được trong một số sách sử của Việt Nam, chứ tự tui không tính ra. Bên cạnh đó còn có một nhận xét là số 4000 năm là do cha ông ta từ xưa, sau khi dành độc lập, để cổ vũ tinh thần dân tộc, và tạo một bề dày lịch sử ngang hàng với Trung Quốc, nên mới ghi là 4 ngàn năm văn hiến. Còn cụ thể thế nào thì cần phải coi lại. Xin nhắc là năm 2879 TCN khởi đầu cho thời Hồng Bàng không đáng tin cậy lắm, vì nước ta không như các nước khác, không có chữ viết từ thời Vua Hùng, nên nhưng cái đó thật sự không có căn cứ lịch sử nào đáng tin. Có ai có một số tài liệu nào có bằng chứng có sức thuyết phục hơn, thì nên ghi vào, để cho nó thuyết phục.--Trungduongm 15:32, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Lãnh thổ Việt Nam sửa

Việt Nam đầu tiên Lĩnh Nam bao gồm vùng rộng lớn phía Nam núi Ngũ Lĩnh Trung Quốc (Động Đình Hồ, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải) và khu lưu vực sông Hồng Hà (ngày nay nơi đây là trung tâm miền Bắc Việt Nam).

Ghi như thế e rằng nhầm, vì thời Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, không phải ở đất TQ. Nước ta lấy từ thời Hùng Vương coi như đó là thời kì lập quốc không phải thời Lĩnh Nam. Và nước Việt Nam (ngày nay, chỉ gồm 2 bộ chính là Âu Việt và Lạc Việt). Nếu ghi như trên, hoá ra, nước Việt Nam bao gồm cả các bộ lạc Việt khác và bị TQ xâm chiếm cho tới nay ???.

  • 1.Lạc Long Quân lập quốc là nước Nam Việt, nó không phải là tiền thân của Việt Nam bây giờ. Nam Việt này khác hẳn với Nam Việt sau này. Cũng như truyền thuyết cũng đã nói:
"Vua Đế Minh là cháu ba đời của Vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh,(thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi là vua Phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.
Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long quân.
Từ đó thấy, giai đoạn này, vẫn gắn kết chặt với lịch sử TQ, chưa thể hiện một sự tách biệt rõ ràng.
  • 2. Các bộ tộc Việt khác, như Mân Việt, Hợp Phố... đều đã Hán hoá, và tự học cũng công nhận họ là người TQ, ghi như thế, hoá ra ta đã thay lời họ, coi họ bị TQ xâm lược ?

Chỉ có thể ghi thời Hồng Bàng, thì cương thổ có thể như thế, nhưng tới thời Hùng Vương, thì cương thổ chỉ là Đồng Bằng Bắc Bộ trở vào. Và đó mới là tiền thân của nước Việt Nam. Dù có thể trước đó Lĩnh Nam có lãnh thổ rộng lớn như thế, nhưng không phải tất cả là bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt, họ đã tách thành Bách Việt, và nước ta chỉ gồm 2 nhóm Việt là Âu Việt và Lạc Việt. Cũng như nước Phù Nam, bị tách ra thành nhiều nước và các nước biến đổi không ngừng, Campuchia nay chỉ là một nước trong số đó. Không lẽ họ lại nói được đất Cửu Chân Lạp xưa kia là của họ. Trong khi cha ông của họ chỉ là một phần trong toàn thể dân Phù Nam xưa.

--Trungduongm 15:20, 1 tháng 5 2005 (UTC)

Bài này sẽ rõ ràng hơn nếu có thêm các bản đồ lãnh thổ và hành chính so sánh Việt Nam (xưa) và Trung Hoa vào các thời Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương, Triệu Đà... Lhboi 02:12, ngày 8 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? sửa

Liên kết Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? nên được để sang bài Chiến tranh Việt Nam hơn là bài này. Mọi người nghĩ sao? Mekong Bluesman 04:46, 30 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi đồng ý. Dung Nguyen 05:05, 30 tháng 5 2005 (UTC)
Đồng ý -- Làng Đậu.
Theo tôi nên đưa thêm một vài câu về tình hình chính trị thế giới vào để cho người đọc có dịp so sánh. Thí dụ: Chiến lược Việt Nam Hoá chiến tranh xãy ra khi ông tổng thống Nixon của Mỹ đã thành công trong việc thành lập một mối bang giao với Trung Hoa (bằng chứng là việc thăm viếng Trung Hoa của Nixon)

"Sai lầm" sửa

Tôi thấy sửa đổi mới nhất của bài này đọc giống như một sách giáo khoa được nhà nước phê chuẩn quá. "Sai lầm" là một từ thiếu trung lập, không nên được dùng. Chúng ta chỉ nên nêu ra những chính sách, hành động và kết quả, để độc giả tự nhận xét là sai lầm hay không sai lầm. Hơn nữa, những chính sách "sai lầm" không thấy nêu ra ở đâu, chỉ được qua (phiên bản trước nói rõ những chính sách và hành động của nhà cầm quyền sau 1975). Nguyễn Hữu Dụng 19:09, 20 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi đồng ý. Tôi đang để ý đến bài này và đã có vài note tôi muốn hỏi hay muốn sửa. (Chỉ vì mất thì giờ cho Yến Vi và sự khác biệt không hiện hữu giữa directorysubdirectory!). Mekong Bluesman 22:07, 20 tháng 7 2005 (UTC)
tôi đồng ý, xin xem lại phiên bản cũ trước khi User: Thái Nhi điều chỉnh LĐ

Từ trung lập sửa

Người ta hay nói kẻ chiến thắng tạo ra lịch sử vì họ là người viết và phổ biến sử. Ngày nay việc viết và phổ biến sử dễ dàng hơn trước song đề mục này nhạy cảm quá, chính trị quá. Theo tôi chúng ta cần xem lại cách sửa đổi của trang web này.

Tôi đề nghị các mục nhạy cảm chúng ta tạo ra 2 hoặc 3 bài khác nhau, tùy theo chính kiến của mình mà chúng ta sửa bài, thay từ cho chuẩn, hoàn thiện bài viết "của mình", còn bài của "người ta" ra sao kệ "người ta". Như thế sẽ giữ được ý của nhau, khỏi lỏi chỏi.

Trang web này sẽ được các bạn trẻ ở trong nước đọc nhiều, tham gia nhiều, nếu người ta sửa và xóa liên tục tất trang web nát vụn không ai đọc được. Các bạn đừng sợ bức tường lửa, chính quyền rất mạnh và có đủ nhân lực, vật lực để chiếm lấy diễn đàn việc gì phải dùng bức tường này nọ làm chi. Lúc ấy các bài dạng nhạy cảm như thế này sẽ ra sao ? chẳng lẻ cuộc chiến 30 năm chưa đủ, hôm nay lại lôi ra oánh nhau tiếp dành quyền phổ biến lịch sử.

Đọc bài này có nhiều từ tôi muốn sửa nhưng cứ ngại ngần vì chưa biết chính kiến tác giả như "Năm 1967, tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống của nền Đệ Nhị Cộng Hòa của Việt Nam Cộng Hòa. Bằng nhiều mánh khoé chính trị, ông duy trì ghế Tổng thống đến năm 1975"

Cái từ "mánh khóe" hàm ý gì, có thể dùng các từ trung lập như "thủ thuật chính trị", "thủ đoạn chính trị". "biện pháp chính trị", "xảo thuật chính trị" để thay vào hay không ? cái từ mánh khoé, mánh lới chỉ dùng cho dân buôn bán chụp giật, chợ trời là hợp, ai lại dùng cho một Tổng thống.

Cụm từ "chính quyền Hồ Chí Minh", "chính quyền Ngô Đình Diệm", "chế độ Ngô Đình Diệm", "giết chết Ngô Đình Diệm" nói lên cái gì ? Các bạn trẻ đọc sẽ hiểu sao đây. Nghe cứ như nói về thằng bạn của mình hoặc tệ hơn là bọn đầu đường xó chợ chứ không phải là về "một nhân vật lịch sử", "một phần của lịch sử". Kêu xách mé người ta ra như vậy liệu được lâu mau.

Bài này tôi không dám sửa dù chỉ là một từ, tôi mong rằng ai thích thì cứ viết thêm một bài tương tự với từ ngữ thống nhất theo chính kiến của mình. Trước hết là mong các nhà chính trị "Cộng sản" tham gia viết lại theo tư tưởng chính thống một bài riêng chứ đừng sửa lại bài này

Chương 03:57, ngày 8 tháng 11 năm 2005

Xin xem Wikipedia:Câu thường hỏi#Về độ ổn định Nguyễn Hữu Dng 04:05, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Các thông tin cần kiểm chứng sửa

Tôi đang đọc và sửa bài này vì nó mở đầu bằng "...từ thời thời kỳ Đồ đá cũ (300.000 – 500.000 năm). Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm TCN)...".

Thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic Stone Age) được các nhà khảo cổ xem là từ 1.000.00 TCN (có người dùng 3.000.000 TCN) đến 8.300 TCN. Như vậy nó kéo dài hơn 991.000 năm, không phải 300.00 đến 500.000 năm như bài này nói.

Thời kỳ Đồ đá mới (Neolithic Stone Age) được các nhà khảo cổ xem là từ 8.300 TCN đến 4.500 TCN. Do đó các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn chỉ có thể xuất hiện, sớm nhất, là 8.000 TCN, không phải là 10.000 TCN như bài này nói.

Mekong Bluesman 04:59, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đã bỏ các con số thiếu chính xác đó. Mekong Bluesman 05:39, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Những chi tiết cần xem lại sửa

Đây là một bài lịch sử Việt Nam, do đó tôi nghĩ rất cần sự chính xác. Tôi không dám sửa những chi tiết nêu ra trong bài. Chỉ xin nêu một vài ví dụ:

  • Đảo chính lan tràn khắp miền Nam truyền thêm cảm hứng cho quân đội miền Bắc. "Truyền thêm cảm hứng" là một nhận định, xin cho biết tác giả nào đã nhận định như thế.
  • Chính quyền Hồ Chí Minh rất hào hứng với Hiệp định Genève. "Hào hứng" là một tính từ, người đọc rất muốn biết tác giả nào và cuốn sách nào đã cho biết như thế.
  • đi cải tạo, kiểm điểm hoặc treo bút không biết bao nhiêu trí thức, nhà văn, nhà báo. "Không biết bao nhiêu" nghĩa là không có một con số dù là ước đoán, người đọc có thể bảo khoảng 1 vạn, có người bảo chừng vài chục, có người lại bảo vài trăm...

Linhbach 11:09, ngày 8 tháng 11 năm 2005

Tôi đã dùng rất nhiều thời giờ để viết lại bài en:History of Vietnam. Tôi nghĩ là đến lúc tôi nên làm việc đó cho bài này. Nhưng may mắn hơn là tôi sẽ có nhiều người, hy vọng, sẽ giúp đỡ.
Những điểm nêu bên trên bởi Linhbach rất đáng chú ý. Tại sao Linhback không sửa để làm chúng bớt mơ hồ đi?
Mekong Bluesman 11:35, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ rằng cộng đồng Wiki Việt cần thêm nhiều thời gian để hiệu đính những bài viết về lịch sử, nhất là lịch sử Việt Nam. Tôi có một đề nghị: chúng ta nên viết bài này theo cách tường thuật những sự kiện lịch sử xảy ra, những lời bình luận chúng ta có thể đưa vào những bài chính về mỗi giai đoạn.
Ngay cả những bài lịch sử về mỗi giai đoạn, những bình luận, đánh giá nếu có chúng ta cũng đưa vào cuối bài. Tôi nghĩ rằng người đọc đủ trình độ để nhận định những sự kiện chúng ta đưa ra và làm như thế thì phù hợp với tinh thần trung lập và khách quan của Wiki hơn. Hơn nữa, nếu mỗi sự kiện chúng ta lại bình luận, đánh giá thì dễ dẫn đến những tranh luận không đáng có vì cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người rất khác nhau, nhất là trong một bài lịch sử.
Cảm ơn:Mekong Bluesman đã tin tưởng và hi vọng. Thú thật là tôi cũng rất muốn "đặt bút xuống" để sửa những chi tiết vừa nêu. Nhưng cho đến giờ tôi vẫn không tìm ra được tài liệu tham khảo về những vấn đề đó. Xin được làm một người đi góp nhặt những "hạt sạn" trong các bài viết trên Wiki để mọi người biến nó thành "cơm bánh".
linhbach 13:21, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đang sửa bài này dần dần (và vài chục bài khác!). Việc đầu tiên là chính tả, làm rõ nghĩa, làm ngắn và các trình bày theo dạng Wikipedia. Sau đó sẽ là vấn đề chính xác, trung lập... Mekong Bluesman 12:58, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Không hiểu sửa

Ngày../../1976 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Câu này có từ "đổi tên" không hiểu nghĩa là gì? thảo luận quên ký tên này là của 222.253.78.196 (thảo luận • đóng góp).

Tôi đã sửa câu đó để dễ hiểu hơn. (Xin đừng quên ký tên trong các trang thảo luận bằng cách gõ 4 dấu ~.) Mekong Bluesman 12:55, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phát triển kinh tế sửa

Tôi thấy phần cuối cùng về nghị quyết phát triển kinh tế không phù hợp cho một bài về lịch sử Việt Nam. Đây không phải là một sự kiện, mà cũng không biết sẽ xảy ra hay không. Nguyễn Hữu Dng 10:53, ngày 15 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý và đề nghị xóa bỏ phần đó. Lịch sử là những gì đã xảy ra, không phải là những gì có thể sắp xảy ra. Mekong Bluesman 11:14, ngày 15 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lịch Sử & Bản Ðồ Ðịa Lý sửa

Trước hết là cám ơn các vị tiền bối đã bỏ công sức viết lại lịch sử việt nam trên wiki này cho thế hệ kế tiếp. Lịch sử Việt Nam đọc hơi khó hiểu tại vì thường ít đi kèm với bản đồ. Trong sử Việt Nam có rất nhiều địa danh & các trận đánh mà gần như không có bản đồ cho nên rất khó hiểu và khó nhớ được....ma` nếu nhớ được những tên của những địa danh trên thì cũng chỉ là nhớ chứ không hiểu địa danh đó ở đâu hoặc hiểu được trận đánh đó như thế nào. Như vậy thì công lao của các tiền bối trao cho thế hệ kết tiếp không được tiếp nhận hết được. Xin các tiền bối đừng nghĩ đây là sự trách móc.

Ðây là 1 số ví dụ:

Việt Nam đầu tiên có tên là Lĩnh Nam và chỉ bao gồm một vùng rộng lớn phía nam núi Ngũ Lĩnh của Trung Quốc (Động Đình Hồ, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Tr%E1%BA%A7n#Kh.C3.A1ng_chi.E1.BA.BFn_ch.E1.BB.91ng_Nguy.C3.AAn_M.C3.B4ng Phương_tiện:Giáp Thân, Thiệu Bảo năm thứ 6, 1284: Mùa thu, tháng 8, Hưng Đạo Vương điều các quân của vương hầu, duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, chia các quân đóng giữ Bình Than và những nơi xung yếu khác.

Mùa đông, tháng 11, sai Trần Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ (nước Nguyên) xin hoãn binh.

Tháng 12, Trần Phủ từ Nguyên trở về, tâu rằng vua Nguyên sai bọn Trấn Nam Vương Thoát Hoan (Toghan), bình chương A Lạt đem quân lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành, chia đường vào cướp. Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng. Ngày 26, quân Nguyên đánh vào các ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược, Chi Lăng. Quan quân đánh bất lợi lui về đóng ở bến Vạn Kiếp. Hưng Đạo Vương vâng mệnh điều quân dân các lộ Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm, chọn những người dũng cảm làm tiền phong, vượt biển vào Nam, thế quân lên dần. Hưng Vũ Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Trí Vương Hiện đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của Hung Đạo Vương để chống quân Nguyên. Hưng Đạo Vương chia quân đón giữ ở Bắc Giang.'

thảo luận quên ký tên này là của 71.140.114.76 (thảo luận • đóng góp).

Văn hóa & ngôn ngữ người Việt xưa sửa

Các bạn có biết tài liệu nào cho biết về Văn Hóa & Ngôn Ngữ của nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương không như thế nào không? Liệu văn hóa & ngôn ngữ của nước "Thục" bị người Việt Nam "xưa" của chúng ta đồng hóa họ, hoặc là ngược lại.

Và, Lịch sử Việt Nam bắt đầu 2879 TCN. Con số này lấy từ đâu và quá chính xác là 2879 mà hoàn toàn không có tài liệu ghi lại? Văn hóa và ngôn ngữ dưới thời Hồng Bàng như thế nào? Có phải người Việt Nam không muốn thua kém Tàu cho nên dùng tạm ?

thảo luận quên ký tên này là của 71.140.114.76 (thảo luận • đóng góp).

Cần bổ sung sửa đổi niên đại sửa

Theo tôi, trong hộp tóm tắt niên đại và các thời kỳ lịch sử Việt Nam cần bổ sung, chỉnh lý mấy điểm sau:

  • Dòng: Bắc thuộc lần thứ nhất cần có thêm Hai bà Trưng hoặc Trưng vương vì Hai bà đã thực sự giành được độc lập cho Việt Nam trong 3 năm và xưng vương.
  • Dòng Bắc thuộc lần thứ hai niên đại tính từ 602 đến 939 là quá xa. Chỉ nên tính từ 602 tới 905. Chắc chắn sẽ có người lập luận theo sách sử cũ rằng lúc đó những người cầm quyền chưa xưng hiệu và còn phải nhận tước Tiết độ sứ của phương bắc. Nhưng, có mấy điều cần lưu ý là: Việc nhận chức phong của phương bắc thì về sau này ngay các vị đã xưng hoàng đế như vua Đinh, Lê, Lý vẫn nhận những chức "Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân" (như họ Khúc) trước khi được phong "An Nam quốc vương". Do đó nếu theo "tiêu chuẩn" thừa nhận của phương bắc thì họ Khúc cũng như họ Đinh. Còn Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, Ngô Quyền tự xưng vương nhưng không có vua phương bắc nào phong chức gì cả và các ông cũng không đặt quốc hiệu mới. Lãnh thổ Việt Nam thời Ngô Quyền chắc chắn vẫn là Tĩnh Hải quân và ông là Ngô vương của Tĩnh Hải quân. Vì vậy, nên nhìn nhận theo thực tế là từ thời họ Khúc, Việt Nam đã độc lập ở mức độ nhất định, có chăng kém Ngô Quyền là danh hiệu "vương" mà thôi, vì vậy nên tính thời Bắc thuộc thứ hai kết thúc năm 905. Còn nếu như tính cả thời kỳ bị Nam Hán chiếm đóng gộp vào để kéo dài qua cả thời họ Khúc, thì Nam Hán vốn chiếm đóng không được bao lâu, lại bị đuổi đi từ năm 931 rồi, sao không tính tới năm 931 mà lại tới 939?

Trước đây, các sử gia soạn Đại Việt Sử ký Toàn thư gọi thời từ 905 đến 938 là thời "Nam bắc phân tranh" vì các cụ hoài niệm lãnh thổ Việt Nam tới Quảng Châu. Thực tế như các nhà sử học đã xác định: Lãnh thổ Việt Nam thời thuộc Đường vốn có 12 châu, tới họ Khúc vẫn giữ 12 châu, nhưng thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền chỉ khôi phục được 8 châu, đại thể như lãnh thổ ngày nay, mà thôi. 4 châu kia về sau vẫn không lấy lại được. Vì thế quan điểm gọi "nam bắc phân tranh có phần không phù hợp.

  • Ngoài ra, trong hộp thời Bắc thuộc thứ hai nên bổ sung vào hai dòng Mai Hắc ĐếPhùng Hưng vì hai vua này cũng đã giành được độc lập từ tay phương bắc, dù không lâu.

--Trungda 07:32, 3 tháng 11 2006 (UTC)

Các cụ Ngô Sĩ Liên hoài niệm về nước Nam Việt họ Triệu gồm bộ Giao Chỉ thời Hán, Giao Châu và Quảng Châu thời Đông Ngô đây mà. Từ khi nhà Đông Ngô chia hai như thế, các triều đại ở phía bắc sau này liên tiếp thay nhau cử quan lại đến cai trị, đổi tên, cắt đất, lập châu huyện theo ý riêng của mình. Đến khi Khúc Thừa Dụ dấy nghiệp (năm 905) chỉ cai trị ở vùng Giao Châu, cũng sau đó không lâu (năm 907) Lưu Ẩn cát cứ ở Quảng Châu rồi em là Lưu Cung xưng vương. Đến đây thành ra nước Nam Việt xưa, nay là Giao Châu và Quảng Châu đều có người cai trị khác nhau. Lưu Cung đem quân sang đánh chiếm Giao Châu rồi thì Dương Đình Nghệ lại đánh đuổi, sau lại sai con là Lưu Hoằng Tháo sang đánh lần nữa thì bị Ngô Quyền - người nối nghiệp Khúc Thừa Dụ đánh bại trên sông Bạch Đằng.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Lưu Nghiễm (Lưu Cung) đương lúc triều đình phương Bắc rối loạn, nhờ nghiệp cũ của anh mà dựng nước, đặt niên hiệu, cùng với Khúc Hạo tranh bá, rồi bắt Thừa Mỹ, lấy Giao Châu, hùng cứ một phương, cùng xuýt xoát với các nước tiếm ngôi ở Bắc triều. Cho nên, Tiền Ngô Vương nổi lên, tuy giết được con, phá được quân [của Nghiễm], nhưng không giữ được đất, quốc thống họ Lưu kéo dài không dứt, mãi đến khi Tống [Thái] Tổ dấy lên thì đất ấy mới nhập vào nhà Tống".

Tôi nghĩ đây là câu hợp lí.

203.160.1.43 04:55, ngày 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cuối thời Đường suy loạn, các quan lại với chức danh "tiết độ sứ" cai trị trên nước Nam Việt cũ tuy bề ngoài là thần phục triều đình phương bắc nhưng bên trong lại cát cứ riêng, xây dựng độc lập. Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ ở Giao Châu rồi thì Lưu Ẩn, Lưu Nghiễm ở Quảng Châu vốn là ở đất Lĩnh Nam tức là nước Nam Việt thời Triệu.. Chỉ khác nhau ở chỗ là Giao Châu xa cách Trung Nguyên hơn so với Quảng Châu nên có điều kiện hơn và sau này nền độc lập được vững chắc, sau này còn giữ được quốc danh Việt trên bản đồ thế giới.

Các sử gia soạn Đại Việt Sử Kí Toàn Thư không phải là không có lí khi viết thời gian từ năm 905 đến 938 là kỉ: "Nam (Giao Châu) - Bắc (Quảng Châu) phân tranh". Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Lưu Nghiễm đương lúc triều đình phương Bắc rối loạn, nhờ nghiệp cũ của anh mà dựng nước, đặt niên hiệu, cùng với Khúc Hạo tranh bá, rồi bắt Thừa Mỹ, lấy Giao Châu, hùng cứ một phương, cùng xuýt xoát với các nước tiếm ngôi ở Bắc triều. Cho nên, Tiền Ngô Vương nổi lên, tuy giết được con, phá được quân [của Nghiễm], nhưng không giữ được đất, quốc thống họ Lưu kéo dài không dứt, mãi đến khi Tống [Thái] Tổ dấy lên thì đất ấy mới nhập vào nhà Tống". Ngô Sĩ Liên nói như thế là thoả đáng, lí giải vì sao lại gọi như thế. Chỉ tiếc là họ Lưu không giữ được Quảng Châu mà thôi.

Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ ở Giao Châu và Lưu Ẩn, Lưu Nghiễm ở Quảng Châu vốn là ở đất Lĩnh Nam (tức là nước Nam Việt thời Triệu, bộ Giao Chỉ thời Hán, Giao Châu và Quảng Châu thời Đông Ngô, các triều đại sau này cử quan lại cai trị chia đất, lập thêm châu quận theo ý riêng của mình). Chỉ khác nhau ở chỗ là Giao Châu xa cách Trung Nguyên hơn so với Quảng Châu nên có điều kiện hơn và sau này nền độc lập được vững chắc, sau này còn giữ được quốc danh Việt trên bản đồ thế giới.

Chauphihwangza 10:59, ngày 11 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không cho rằng điều Ngô Sĩ Liên nói về vấn đề này là hợp lý. Nếu chúng ta tiếc là họ Lưu không giữ được Quảng Châu, chẳng lẽ Lưu Cung lại là một Triệu Đà thứ hai ư? Làm sao có thể coi Lưu Cung như Triệu Đà, khi ở Giao châu đã có họ Khúc, họ Dương làm chủ?
Bảo rằng Lưu Cung hùng cứ một phương, cùng xuýt xoát với các nước tiếm ngôi ở Bắc triều thì đúng - cũng như nhắc lại một định lý, vì nước Nam Hán của Cung đã được liệt vào "Thập quốc" thời "Ngũ Quý" rồi còn gì? Đại thể, Nam Hán không thể so sánh với Ngũ Quý.
Rõ ràng, Nam Hán là một cát cứ phía bắc và cũng không đứng chân được ở Việt Nam, nên chẳng những không thể coi như Ngũ Quý, cũng không thể đưa vào diện "tranh cãi" như Triệu Đà. Như tôi đã trình bày phía trên, chúng ta phải nhìn vào thực tế, không thể theo quan điểm "hoài niệm" về lãnh thổ mãi như các cụ viết ĐVSKTT, cho rằng Việt Nam phải rộng tới Hồ Động Đình. Nếu thế, phải chép cả các nước khác thời Ngũ Quý vào: Mân, Sở nữa mới đủ, thì đâu còn gọi là Nam Bắc phân tranh mà có khi là Tam, Tứ quốc!
--Trungda 01:46, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Triều Lý chỉ bắt đầu vào năm 1009 kết thúc năm 1054.Chứ không phải bắt đầu vào năm 1054. thảo luận quên ký tên này là của Bunny lovely (thảo luận • đóng góp).

Chauphihwangza 10:01, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

cách mạng tháng Tám sửa

Trong đoạn nói về kết quả của cách mạng tháng Tám có câu:

giành lấy quyền lực ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Họ kém thành công hơn ở miền Nam

"kém thành công" là sao? không giành được quyền lực ở một số/nhiều vùng? hay là giành chậm? Thông tin không rõ nên tôi tạm comment out đợi ai đó giải thích.

Tmct 22:18, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

quá nhiều ảnh thời Pháp thuộc sửa

Có đến 4 cái ảnh chen chúc nhau, lại toàn là... tranh vẽ. Tôi đề nghị xóa hết và thay bằng 1 hình đặc trưng hơn. Chỉ 1 thôi, vì mục này ngắn. Tmct 14:20, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

đoạn nói về miền Bắc ko được trung lập sửa

Ở miền Bắc, chính quyền Hồ Chí Minh kêu gọi những giá trị mang tính cộng đồng, hướng lên xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông nghiệp tập thể. Đa số dân chúng là nông dân không được giao tiếp với thế giới bên ngoài nên hào hứng mới đầu đã ủng hộ hết mình cho chính quyền Hồ Chí Minh. Nhưng những sai lầm của công cuộc cải cách ruộng đất theo chỉ dẫn của cố vấn Trung Quốc đã đấu tố giết hại hàng chục ngàn nông dân miền bắc chỉ vì họ có ruộng đất. Cuộc thanh trừng Nhân văn Giai phẩm đưa đi cải tạo, kiểm điểm hoặc treo bút nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo vì họ viết bài không đúng ý nhà cầm quyền.

Dân chúng làm gì ko được giao tiếp với thế giới bên ngoài? Ý là nhà nước VNDCCH cấm người dân giao tiếp với thế giới bên ngoài à ? Viết như vậy là bịa đặt hoàn toàn rồi.

Giết hại hàng chục ngàn nông dân ? Chứ ko phải hàng ngàn địa chủ bị nông dân giết vì tội làm Việt gian, dựa vào thế lực thực dân để làm giàu, sống trên xương máu của đồng bào nông dân, được thực dân ban cho đất, ruộng, những người bị giết ko có ai là cường hào ác bá, ko có ai là có tội ác, ko có ai là Việt gian, tất cả đều bị giết "chỉ vì có ruộng đất" hả ? Ko hiểu sao trang 1 trang Bách Khoa mà lại những dòng quái dị như thế này.

Sa Long Cương 17:07, ngày 20 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cach mang Thangs tam 1945 gianh duoc chinh quyen tren ca nuoc, tui phan dong chi nam duoc 1 vai do thi nho. Nhung o mien nam Viet minh mot vai noi phai lien ket voi cac to chuc khac. Ve co ban Viet minh gianh duoc quyen tren ca nuoc vi toan bo cuoc khoi nghia ca trong nam lan ngoai bac deu do ho chu dong lanh dao. Co le o trong nam (Nam Bo) ho hoi yeu do bi dan ap trong Nam Ky khoi nghia nen vai ba noi phai tap hop, lien ket voi cac luc luong khac de gianh quyen ?

Viết lại nội dung sửa

Cần xem lại bài viết Thời tiền sử trong loạt bài LSVN, sao nội dung bên trong không khớp gì với mục lục vậy ???. Thời Tiền sử trong LSVN chỉ nên viết về các niên đại văn hóa trước thời Hồng Bàng là được, sao lại có thêm nội dung của Lê Lợi, Nguyên Mông vào vậy ???. Dongsonvh (thảo luận) 07:21, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kiến nghị, bỏ nội dung phần viết từ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc trở xuống, giữ phần trên và hoàn thiện thêm. Dongsonvh (thảo luận) 07:27, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Niên đại nước Văn Lang sửa

Tôi đã xem Việt Sử lược và đúng rằng đây là nguồn tài liệu đề cập đến niên đại thành lập nước Văn Lang là thời Chu Trang Vương Cơ Đà (696 - 682 TCN). Sử xưa viết, lại về thời xa xưa thì càng sơ lược, chỉ có vậy. Nếu lại yêu cầu "cần dẫn chứng" nữa thì không rõ phải căn cứ vào đâu. Tôi bỏ yêu cầu "cần dẫn chứng".--Trungda (thảo luận) 07:42, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bạn, ngoài Việt sử lược ra còn có thêm các di chỉ khảo cổ được phát hiện trong thời văn hóa Đông Sơn để cũng cố thêm.

Tiện thể, bạn xóa luôn cái yêu cầu "cần dẫn chứng" về nó ở ngoài bài Việt Nam luôn. Dongsonvh (thảo luận) 08:22, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

thị xã hội an là fairo??? sửa

Faifo thảo luận quên ký tên này là của 122.130.231.151 (thảo luận • đóng góp).

Đúng; tên của thành phố này dưới thời Pháp là Faifo (không phải là fairo). Mekong Bluesman (thảo luận) 12:12, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Lịch sử Việt Nam/Lưu 1”.