Thảo luận:Luật quốc tịch Việt Nam

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Thusinhviet trong đề tài Bằng kiều bị chính thức tước quốc tịch Việt Nam
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Đề mục mất quốc tịch Việt Nam trong bài Luật quốc tịch Việt Nam sửa

Có hai điều mình muốn góp ý với bạn như sau:

Thứ nhất, những trường hợp bất đồng chính kiến mà DanGong nêu vào đề mục này không liên quan đến chủ đề là "mất quốc tịch Việt Nam". Không có tài liệu nào nhắc đến việc họ mất quốc tịch Việt Nam và việc họ không được nhập cảnh không liên quan gì đến việc "mất quốc tịch Việt Nam". Trường hợp Phạm Minh Hoàng mình đã để lại và viết lại cho đúng văn phong tiếng Việt, bỏ dấu ngoặc đơn () mà bạn để tùy tiện ở câu thứ hai "(Ngày 1/6/2017, Tổng lãnh sự quán...". Nếu muốn viết về những trường hợp không được nhập cảnh, xin hãy tạo bài khác nói về việc nhập cảnh Việt Nam.

Thứ hai, các trường hợp nêu ở đề mục này bao gồm cả những người ở miền Bắc đi Đông Âu sau năm 1975, xin đừng tìm cách phân chia trước 75 và sau 75. Xin hãy đọc kĩ phần lịch sử Luật quốc tịch để hiểu những thay đổi theo thời gian.

Xin đừng tự biến mình thành người phá hoại bài viết. Xin chân thành cảm ơn. Hoangkid (thảo luận) 04:25, ngày 27 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình sẽ xem lại đề nghị của bạn. Có thể đưa đoạn mà bạn phản đối ra một mục riêng trong bài, chả hạn với tựa là "Những biện pháp khác". Bạn Hoangkid nghĩ sao? DanGong (thảo luận) 06:13, ngày 27 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Rất tiếc là mình không thể đồng ý để bạn đưa các nhà bất đồng chính kiến vào đây được. Bạn viết "tuy không bị mất quốc tịch nhưng không được về Việt Nam", việc họ không được về Việt Nam không liên quan đến việc họ còn hay mất quốc tịch bạn à, đó là việc xuất nhập cảnh và công an xuất nhập cảnh (Vietnam Immigration). Riêng trường hợp Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch là có liên quan nên mình đã để lại. Nếu bạn muốn viết về những nhà bất đồng chính kiến này có hai cách:
  • Viết thoải mái các chi tiết vào từng bài của họ về việc họ bị trục xuất đi nước ngoài và không được về Việt Nam v..v..
  • Tạo bài viết mới nói về việc xuất nhập cảnh Việt Nam
Mình lặp lại một lần nữa: đừng chia việc mất quốc tịch thành trước 75 và sau 75 vì luật pháp về quốc tịch của Việt Nam không thay đổi trước và sau năm 75. Nó bắt đầu thay đổi từ năm 1988 khi chính thức có Luật quốc tịch. Mình viết bài rất khoa học và rõ ràng. Nếu bạn vẫn không hiểu được những gì mình lập luận ở đây thì mình sẽ đề nghị Bảo quản viên Wikipedia vào cho ý kiến và hạn chế việc sửa bài này. Hoangkid (thảo luận) 03:13, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn Hoangkid, lối viết của bạn rất hay và chuyên môn nhưng hạn hẹp. Không ai cấm người khác viết thêm về những vấn đề liên quan của việc tước quốc tịch. Miễn là chỉ đề cập ngắn gọn. Đây là việc tước quyền công dân của người dân một nước. Đưa người dân ra khỏi nước, hoặc cấm công dân mình không được về là những biện pháp khác. Mình đã đưa ra mục riêng để không động chạm tới bài viết của bạn. Ngoài ra, viết trước 75 và sau 75 vì cần phải phân biệt giữa 2 thời kỳ, khi có 2 chế độ song song và từ khi đất nước thống nhất. DanGong (thảo luận) 06:15, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC).Trả lời

Không rõ khả năng đọc hiểu tiếng Việt của DanGong có vấn đề gì không hay là bạn cố tình không hiểu. Bạn nói "Đưa người dân ra khỏi nước, hoặc cấm công dân mình không được về là những biện pháp khác", mình không hiểu "những biện pháp khác" là biện pháp gì, khác cái gì và nhằm mục đích gì, trong khi tiêu đề bài viết là "Luật quốc tịch Việt Nam" thì làm gì có biện pháp gì liên quan đến quốc tịch Việt Nam? Mình không hề "cấm người khác viết thêm về những vấn đề liên quan của việc tước quốc tịch" mà mình chỉ không đồng ý để bạn đưa những thông tin không liên quan về những người bất đồng chính kiến, làm nhiễu bài viết. Những người này không có nguồn nào nói họ bị tước quốc tịch, còn Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch thì mình đã để lại. Và viết lại câu vân cho gãy gọn, đủ ý, đúng chính tả.

Bạn lại còn ngoan cố chia ra trước 75 và sau 75 mà không hiểu rằng trước 75 hay sau 75, chế độ này hay chế độ kia đều chẳng có quy định nào về quốc tịch Việt Nam hết. Quy định về quốc tịch bắt đầu từ năm 1988. Bạn cũng lì lợm viết lại câu: "...thì bị tước quốc tịch Việt Nam. (Ngày 1/6/2017, Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh thông báo cho ông, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký văn bản tước quốc tịch đối với ông vào hôm 17/5.)" Tại sao hai câu văn lại có dấu ngoặc đơn () để làm gì?! Chưa kể là bạn cố tình xóa đi lí do việc bị tước quốc tịch là do nhân vật này tham gia Việt Tân, đã từng ra tòa. Trong luật Quốc tịch có quy định rõ ràng rằng muốn tước quốc tịch của ai thì đều phải có lí do, mình viết cho rõ thì bạn xóa đi trắng trợn. Có lẽ việc tranh luận với bạn sẽ không đi đến kết quả nào cả. Hoangkid (thảo luận) 09:59, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đặt gạch hóng, chưa hiểu rõ gì về vấn đề này.  A l p h a m a  Talk 11:02, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình đang mong các Bảo quản viên như Alphama vào đây để đọc bài này, không thể để những người như DanGong bạ đâu là viết thêm thông tin bất đồng chính kiến vào được. Mình đã đăng ở bên trang liên hệ bảo quản viên. Ngắn gọn là DanGong muốn nhồi nhét thông tin về những người bất đồng chính kiến (như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày...) vào bài này nhưng mình không đồng ý vì họ không liên quan đến Quốc tịch Việt Nam. DanGong cũng muốn chia thành trước 75 và sau 75 để làm nổi bật Việt Nam cộng hòa, nhưng lại không chịu đọc bài, không hiểu rằng chia như vậy vừa sai, vừa không có nghĩa lý. Việt Nam cộng hòa chỉ là một chính phủ có quản lý quốc tịch Việt Nam trong gần hai chục năm mà thôi, không có quốc tịch Việt Nam cộng hòa.
Xin các bảo quản viên hãy thử đọc mục "Những biện pháp tước quyền công dân khác" xem nó có liên quan gì đến quốc tịch Việt Nam hay không, hay chỉ là những gượng ép cố cho vào ví dụ như "tuy không bị mất quốc tịch nhưng không được về Việt Nam", thật là lố bịch! Ngay cả nếu có việc "tước quyền công dân" thật thì nó cũng không thể nằm trong bài "Luật quốc tịch Việt Nam". Xin mọi người thử nói xem mình lập luận có sai không? Hoangkid (thảo luận) 11:28, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn Hoangkid, đoạn này có phải được bạn viết hay không? "Điều 26 của Luật quốc tịch 2008 quy định những căn cứ để xác định một người đã mất quốc tịch Việt Nam: Được thôi quốc tịch Việt Nam. Bị tước quốc tịch Việt Nam. Bị tước quốc tịch Việt Nam có phải là "tước quyền công dân" hay không? DanGong (thảo luận) 13:25, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Giờ thì mình thực sự thấy DanGong không hiểu tiếng Việt thật chứ không còn nghi ngờ gì nữa. Bị tước quốc tịch Việt Nam đúng là bị tước quyền công dân. Đó là trường hợp Phạm Minh Hoàng. Ngược lại bị tước quyền công dân không phải là bị tước quốc tịch (Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Phan Châu Thành...). Vì vậy những trường hợp này không được đưa vào bài viết này.
Nếu bạn không hiểu tiếng Việt, nhưng thông thạo tiếng Đức thì có thể vào bài này đề đọc xem người ta viết cái gì trong một bài về luật quốc tịch de:Deutsche Staatsangehörigkeit/en:German nationality law. Nếu rõ rồi thì hãy để mình sửa lại cho đúng với những gì bài Luật quốc tịch Việt Nam nên có và không nên có.
Có vẻ hơi gay gắt nhỉ, mong hai bạn bình tĩnh. Tôi cho rằng bài viết về Luật quốc tịch Việt Nam thì nên viết những cái về Luật quốc tịch Việt Nam, cụ thể là Luật quốc tịch Việt Nam hiện hành, so sánh Luật quốc tịch Việt Nam hiện hành với những Luật quốc tịch đã từng ban hành trong quá khứ, so sánh Luật quốc tịch hiện hành ở Việt Nam và Luật quốc tịch hiện hành ở các nước khác trên thế giới.
Các trường hợp bị tước quốc tịch, chiếu theo Luật quốc tịch hiện hành, hoặc Luật quốc tịch cũ của chính thể hiện tại hoặc các chính thể trước cũng có thể được đề cập.
Còn như vấn đề liên quan tới Quốc tịch Việt Nam nhưng không liên quan tới Luật quốc tịch thì nên viết vào bài Quốc tịch Việt Nam (mà hiện tại lại đổi hướng về bài Luật quốc tịch Việt Nam @@).
Không biết tôi nói đúng không nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:12, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Bạn Kẹo dừa đã nói gần như đúng hết rồi. Chỉ có một chi tiết là, ở tất cả các trang tiếng nước ngoài, họ đều gộp Quốc tịch và Luật quốc tịch thành một bài, vì hai khái niệm này là một, trong đó "Luật quốc tịch" bao hàm cả "quốc tịch". Còn lại bài này mình đã viết đúng như những gì bạn liệt kê ở trên. Điều mình đang cố gắng giải thích ở đây là những nhân vật bất đồng chính kiến mà DanGong cố nhồi nhét vào không hề liên quan đến vấn đề quốc tịch. Cứ cho rằng nó là vấn đề "quyền công dân" như DanGong nói thì mời bạn ấy qua trang "quyền công dân" để viết cho phù hợp đề tài. Hoangkid (thảo luận) 02:55, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Thứ hai, là mình đã giải thích đi giải thích lại rằng Việt Nam Cộng Hòa không có quy định về quốc tịch, đồng thời không tồn tại cái quốc tịch Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì không thể chia thành trước 75 và sau 75 nhưng các bạn thấy đấy, DanGong không quan tâm, không cần đọc bài. Thử hỏi làm sao mình không gay gắt. Mình và nhiều bạn của mình đã từng từ bỏ Wikipedia một thời gian dài vì chán ngán việc phải ngồi tranh luận, giải thích với những thành viên cố tình không hiểu, chỉ tìm mọi cách để chia thành trước sau 75, thêm VNCH và bất đồng chính kiến vào bất cứ đâu họ thích. Thời gian của mình rất ít nhưng họ lại nhiều. Nhưng lần này mình thấy mình không sai nên mình không để yên nữa. Hoangkid (thảo luận) 03:03, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

OK, ủng hộ bạn Hoangkid. Bài nên tập trung vào chủ đề chính, không lan man sang các sự kiện và nhân vật có liên kết quá lỏng lẻo với chủ đề của bài, không chừng lại thành một bãi chiến trường để các phe tư tưởng đối lập bơm các nhân vật, trích dẫn, sự kiện bên lề, scandal rơi rớt làm rối loạn nội dung bài viết. 118.68.60.106 (thảo luận) 06:28, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Hoangkid, vấn đề chia tiểu mục trước/sau 75 đối với mình không quan trọng. Bạn có thể bỏ nó đi. Vấn đề tước quốc tịch có ghi trong luật thì rõ ràng là để tước quyền công dân của một người dân, có giỏi hay dở tiếng Việt cũng nhìn thấy. Trường hợp Phạm Minh Hoàng là mất đi quyền cư trú ở Việt Nam. Ngoài ra chính quyền còn có những biện pháp khác nếu không tước được quốc tịch mà không muốn giữ trong tù, là đưa thẳng từ nhà tù ra nước ngoài, hoặc không cho về nước, cũng là lấy đi quyền công dân của người dân. Có thể cho nó là ngoài lề, tuy nhiên có liên quan chứ không phải là đưa vào một cách gượng ép. Vấn đề có chấp nhận hay không còn tùy ý kiến thảo luận xem có hợp lý hay không. DanGong (thảo luận) 07:24, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Kết luận với DanGong sửa

Lần 1 sửa

Bây giờ tôi sẽ phân tích rõ ràng rành mạch từng ý ngắn gọn vì sợ dài quá anh DanGong không đọc, còn anh không hiểu nữa tôi đành chịu:

  • Anh viết "Vấn đề tước quốc tịch có ghi trong luật thì rõ ràng là để tước quyền công dân" rất chính xác, trường hợp Phạm Minh Hoàng tôi đã để lại trong bài ngay từ đầu. Phạm Minh Hoàng không chỉ "mất đi quyền cư trú ở Việt Nam" như anh nói, mà còn mất tất cả các quyền một công dân Việt Nam được hưởng.
  • Anh viết "nếu không tước được quốc tịch mà không muốn giữ trong tù", rõ ràng không hề dính dáng gì đến quốc tịch, anh tự lôi chuyện quốc tịch vào.
  • Anh viết "cũng là lấy đi quyền công dân của người dân", bất kể ai đi tù cũng bị lấy đi quyền công dân anh ạ, không phải chỉ có mấy người bất đồng chính kiến này đâu. Điều 39 Bộ luật hình sự còn quy định được phép tước quyền công dân nếu "bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác". Việc tước quyền công dân không phải là tước quốc tịch. Nếu người Việt Nam nào bị tước quyền công dân cũng được nêu vào bài này thì tôi khẳng định với anh đây sẽ là bài dài nhất trong lịch sử Wikipedia tiếng Việt.
    • Tước quốc tịch là tước quyền công dân
    • Tước (một hoặc nhiều) quyền công dân không phải là tước quốc tịch
  • Cuối cùng xin hỏi: "Anh DanGong đã đọc bài de:Deutsche Staatsangehörigkeit (Luật quốc tịch Đức) mà tôi giới thiệu với anh chưa? Anh có thể giúp mọi người ở đây cùng hiểu xem bên bài đó họ viết những gì không ạ?" (Nhất là đề mục "Verlust der Staatsangehörigkeit")

Hoangkid (thảo luận) 03:36, ngày 30 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài de:Deutsche Staatsangehörigkeit (Quốc tịch Đức) mà bạn Hoangkid giới thiệu thì còn nói tổng quát hơn, rộng hơn. Xin nói sơ qua để ai có khả năng có thể bổ túc bài Luật quốc tịch Việt Nam ; Phần mở đầu: Người có quốc tịch Đức là người thuộc nước Đức có quyền và bổn phận ghi trong quyền công dân, mà là một phần của hiến chương về quyền cơ bản và nhân quyền của Liên Minh châu Âu (đừng lầm với Công ước châu Âu về Nhân quyền có giá trị cho 47 nước châu Âu (có cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan)). Việc này được chứng minh bằng Văn bản quốc tịch. Căn bản luật pháp: Luật quốc tịch mới mà ngoài luật quốc tịch cũ còn thêm một số quy định từ luật người ngoại quốc và luật di dân. Điều 116 trong hiến pháp còn bao gồm cả người Đức theo ranh giới tới 31 tháng 12 1937. Tây Đức trước đó đòi quyền đại diện cho cả nước Đức, xem công dân Đông Đức là công dân của mình...Tự động được quốc tịch Đức: Ai có cha hoặc mẹ là người Đức. Qua việc nhận làm con nuôi. Người Đức theo điều 116 trong hiến pháp. Sinh ra ở trong nước. Gia nhập quốc tịch Đức . Mất quốc tịch Đức: Theo điều 16 hiến pháp Đức thì không được tước quốc tịch Đức. Nhưng lại thêm là việc mất quốc tịch là phải theo luật và nếu ngược với ý muốn của người dân chỉ được xảy ra trong trường hợp anh ta không trở thành người vô quốc gia. Luật mất quốc tịch theo ý muốn người dân gồm có: Xin được rút lại quốc tịch, nếu người dân làm đơn khi xin một quốc tịch khác và được bảo đảm nhận. Từ bỏ quốc tịch, nếu người dân có các quốc tịch khác. Được một người ngọi quốc nhận làm con nuôi. Tuyên bố qua mô hình lựa chọn, không chọn quốc tịch Đức. ...Tước quốc tịch Đức chỉ được: Xin quốc tịch khác mà không xin giữ quốc tịch Đức. Tình nguyện tham gia vào quân đội một nước khác, không thuộc EU, các nước NATO, các nước có hiệp định thương mại tự do châu Âu....Lấy lại quốc tịch đã xin nếu khai man, mua chuộc.... Bài còn dài lắm, ít nhất là dài gấp đôi bài tiếng Việt. Bạn Hoangkid muốn nói gì khi nhắc tới bài này. DanGong (thảo luận) 06:29, ngày 1 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình đã trả lời điểm 4, nay xin thảo luận các điểm còn lại. 1. Đồng ý với bạn. Nay xin hỏi bạn và các bạn khác là Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch là theo điều gì, bạn có thể ghi vào trong bài được không? Bài bạn viết không hề ghi vào trường hợp nào thì được thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch, cho thấy là không nên lo sợ bài quá dài, mà nên xem là nó có quá ngắn và có thiếu xót hay không? 2. và 3. Suy nghĩ lại, bạn Hoangkid nói đúng, xem lại định đưa đoạn thêm vào sang bài quyền công dân Việt Nam, nhưng chưa có, có lẽ chả ai quan tâm, nên không bao giờ có, cho đến khi nó xuất hiện xin để lại ở đây (chính bạn đã viết Tước quốc tịch là tước quyền công dân). Đoạn thêm vào không phải là đi trật lất ngoài đề tài, vì nó xoay quanh các vấn đề tước quốc tịch là việc tước quyền công dân. Các biện pháp tước quyền công dân (như bỏ tù Mẹ Nấm) hoặc cho ra nước ngoài như vụ Cù Huy Hà Vũ... DanGong (thảo luận) 07:01, ngày 1 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lần 2 sửa

Qua phần trả lời của anh DanGong tôi thấy mọi luận điểm tôi đưa ra đều đúng và anh đã thừa nhận giờ tôi trả lời cho rõ hơn 4 điểm mà anh hỏi lại:

  • Điểm 1: Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch theo điều 31 Luật quốc tịch:
Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Ông Phạm Minh Hoàng xin nhập quốc tịch Việt Nam năm 2000 và vì thế có thể bị tước quốc tịch theo như khoản 2 điều 31.
  • Điểm 2,3: Như tôi đã nói, tước quyền công dân bao gồm tất cả những người từ trước đến nay đã đi tù, dù chống chính quyền hay buôn ma túy. Anh không thể chỉ cho những người bất đồng chính kiến vào mà không cho bài vào hàng vạn người khác cũng bị tước quyền tự do cư trú, đi lại do đi tù vì cướp, giết, hiếp. Việc này không liên quan đến quốc tịch của họ.
Vì thế, anh chỉ có thể đưa những trường hợp anh muốn sang bài quyền công dân. Và bài quyền công dân chưa có ai viết hoặc còn sơ sài thì mới cần những người như anh viết. Chứ không phải anh thấy một bài sạch, đẹp có sẵn là anh chỉ việc tiện tay quăng thêm một đống thông tin ngoài lề vào làm lộn xộn để cho có người "quan tâm".
  • Điểm 4: Anh đọc bài tiếng Đức, anh không nhận ra rằng người ta nói vấn đề rất phổ quát, người ta có nêu tên riêng của ai vào không? Chẳng nhẽ người Đức không có ai nổi tiếng bằng Phạm Minh Hoàng à mà sao người ta không cho vào? Tuy nhiên vì đặc thù Wiki tiếng Việt nên tôi để vào làm ví dụ cho người đọc dễ hiểu. Nhưng những trường hợp không liên quan như Cù Huy Hà Vũ tôi kiên quyết không cho vào.
Với lại anh cho hỏi, bên tiếng Đức nó có cái đề mục "Những biện pháp tước quyền công dân khác" không ạ?

Xin hỏi anh đã thông tỏ vấn đề chưa ạ? Việc giải thích một chuyện đơn giản mà anh kéo dài thời gian và giấy mực quá, khiến các bảo quản viên cũng ngại dài không dám đọc! Hoangkid (thảo luận) 02:15, ngày 2 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý với bạn Hoangkid. Qua bài do bạn viết và cách lập luận của bạn Hoangkid khi tranh luận, tôi thấy bạn là người am hiểu về chủ đề này. Nhân đây cũng xin đồng quan điểm và cung cấp thêm thông tin để khẳng định thêm và góp phần làm rõ hơn về những nhận định của bạn, cụ thể là:
    • Công dân Việt Nam phải gắn với quốc tịch Việt Nam. Khoản 1 Điều 17 của Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ: "Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam" (Nguồn). Như vậy nếu một người không có/không còn quốc tịch (bị tước, bị mất, từ bỏ...) thì họ không phải là công dân Việt Nam. Và khi họ không còn là công dân thì những vấn đề khác có thể không cần bàn đến.
    • Quyền công dân và Quốc tịch có qua hệ chặt chẽ nhưng không nên bị lẫn lộn (hoặc cố ý lẫn lộn). Công dân (người đang có quốc tịch) vẫn có thể bị hạn chế một số quyền của họ khi vi phạm pháp luật (chẵng hạn như những người bị kết án tù thì bị hạn chế một phần quyền công dân như quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú..., hay tội phạm có chức vụ sau khi chịu án còn bị áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ trong một thời gian nhất định) nhưng không hề ảnh hưởng gì đến quốc tịch của họ. Do đó vấn đề hạn chế quyền công dân nếu đề cập quá sâu vào bài luật quốc tịch e rằng không phù hợp.
    • Cũng đồng tình với bức xúc bạn về việc "chính trị hóa" chủ đề này của một số thành viên. Mặc dù pháp luật và chính trị có mối quan hệ mật thiết, tuy nhiên trong khuôn khổ bài nay là Luật Quốc tịch Việt Nam (viết về một đạo luật cụ thể đang có hiệu lực tại Việt Nam) thì chỉ nên chọn lọc những vấn đề cơ bản liên quan đến chủ đề này thì hay hơn.
Có thể thấy nội dung bài viết ban đầu của bạn tôi cho là phù hợp và thiết thực. Trong quá trình làm, bạn cũng đã cầu thị để bổ sung thêm (hoặc chấp nhận để bổ sung) các nội dung "khác" theo yêu cầu của "các nhà dân chủ", "bất đồng chính kiến", bạn đã có sự hài hòa và đúng với tinh thần "mở" của Wiki, rất trân trọng, nhưng không vì thế mà "nhân nhượng" trước những biến tướng "chính trị hóa", do đó việc bạn bày tỏ quan điểm chính thức tại trang thảo luận này, tôi đánh giá cao về cách cư xử văn minh này. Nhìn chung, tôi ủng hộ bạn trong bài viết cụ thể này. Cám ơn bạn về bài viết.--Phương Huy (thảo luận) 03:16, ngày 2 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn Phương Huy , nhờ bạn giải thích từ ngữ "chính trị hóa" theo quan điểm của bạn. Luật quốc tịch là một phần quan trọng để có quyền công dân. Bàn về nó dĩ nhiên là một vấn đề chính trị. Bạn chuyên viết về thú vật. Chả hạn bạn viết về tê giác, người nào thêm vào việc sừng tê giác bị mua bán ở Việt Nam, thì đó rõ ràng là một vấn đề chính trị. Như vậy vấn đề không phải là có được đề cập tới chính trị, mà là nó có chính đáng, có phải là nơi thích hợp đề đề cập tới. Dĩ nhiên về nội dung thì có thể bàn thêm, nên viết thế nào để nó được chấp nhận là trung lập, Đó mới là một lối phê bình có tinh thần xây dựng. DanGong (thảo luận)
Quan điểm của tôi thì đơn giản thôi, chính trị luôn là vấn đề phức tạp và khó phân định được đúng hay sau, dễ gây tranh cãi, cho nên tránh được thì tránh, né được thì né, không nhất thiết cứ phải chèn cài các nội dung chính trị này các nội dung không liên quan nhiều đến chính trị (tạm gọi là chính trị hóa). Còn về ví dụ mua bán sừng tê giác ở Việt Nam thì đâu có thấy chính trị gì đâu?, bạn quá "nhạy cảm chính trị" rồi. Tôi chỉ có ý kiến đến đây thôi, không tham gia sâu vào nữa, trân trọng (Phương Huy)

Trả lời lần 2 sửa

"Ông Phạm Minh Hoàng xin nhập quốc tịch Việt Nam năm 2000 và vì thế có thể bị tước quốc tịch theo như khoản 2 điều 31." đoạn này bạn Hoangkid lấy ở đâu ra hay tự suy diễn. Phạm Minh Hoàng có cha mẹ là người Việt Nam, sinh ở Việt Nam. Theo bài viết của luật sư Lê Công Định trên VOA thì "Trên thực tế, anh Phạm Minh Hoàng chưa từng xin nhập tịch Việt Nam theo Điều 19 của Luật quốc tịch, trái lại anh chỉ xin hồi hương và được nhà nước Việt Nam chính thức xác nhận rằng anh vẫn giữ (chứ không phải được nhập) quốc tịch Việt Nam." [1] Vì vậy nhờ bạn cho nguồn để ta nghiên cứu thêm, ai viết bậy nhé. Đây là trường hợp pháp lý của một người đang bị thua thiệt, nên cần sự minh bạch, tránh những tin đồn sai lạc. DanGong (thảo luận) 04:52, ngày 2 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Điều 2,3: Cái tính tạm thời ở wiki tiếng Việt xảy ra nhiều lắm, ngay ở trong bài này. Như bài Quốc tịch Việt Nam vì chưa có nên tạm thời chuyển tới bài này. Chứ bài về Luật quốc tịch Việt Nam không thể bao gồm cả bài quốc tịch Việt Nam được. DanGong (thảo luận)
Tán thành ý kiến bạn DanGong rằng Quốc tịch Việt NamLuật quốc tịch Việt Nam là hai chủ thể khác nhau. Vì hiện tại chưa có bài về Quốc tịch Việt Nam nên tạm thời cho nó đổi hướng về Luật quốc tịch Việt Nam, nhưng trong tương lai, nếu có thể, rất nên viết riêng một bài về Quốc tịch Việt Nam. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:22, ngày 2 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) ơi, bạn cứ tìm kiếm ở tất cả các trang bằng tiếng nước ngoài đi, các bài quốc tịch sẽ chuyển hướng về luật quốc tịch hết bạn ạ. Đơn giản vì quốc tịch là một chủ thể của luật quốc tịch, quốc tịch như thế nào đều do luật quốc tịch qua các thời kì quy định. Hoangkid (thảo luận) 14:56, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) cần gì tìm. Bài Deutsche Staatsangehörigkeit mà bạn Hoangkid nêu ra có nghĩa Quốc tịch Đức. Còn luật quốc tịch nghĩa là Staatsangehörigkeitsrecht chỉ là một phần của bài Quốc tịch Đức. DanGong (thảo luận) 16:08, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Trong Wiki tiếng Anh thì có cả 2 bài Citizenship of the United States thì cũng có nghĩa là quốc tịch Mỹ, chả hạn như câu trong bài "U.S. law permits multiple citizenship." (Luập pháp Mỹ cho phép có nhiều quốc tịch) mặc dù bài nói nhiều về quyền lợi và bổn phận của người công dân. Còn bài United States nationality law thì mới là về luật quốc tịch Mỹ. DanGong (thảo luận) 16:20, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn DanGong đã tìm dùm. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:32, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Còn anh DanGong thì tôi xin phép nói ngắn gọn thế này: anh nên luyện đọc hiểu tiếng Việt trước khi tiếp tục tranh luận thêm anh ạ, anh cứ quanh co tốn thời gian lắm. Còn nếu anh hiểu tiếng Đức, thì xin anh cứ theo như bài tiếng Đức mà viết, không phải hỏi ý kiến tôi làm gì. Mời anh qua đó mở bài Deutsche Staatsbürgerschaft xem nó đổi hướng về đâu. Thế anh nhé! Hoangkid (thảo luận) 15:06, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bằng kiều bị chính thức tước quốc tịch Việt Nam sửa

Theo bạn Hoangkid , thì có được phép đưa việc ca sĩ Bằng kiều bị chính thức tước quốc tịch Việt Nam vào bài không : "Một quyết định gây bão tố được công bố vào tháng 2/2004 khi Cục Nghệ thuật - Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông Tin tước quyền biểu diễn của anh. Ngay sau đó, Bằng Kiều bị tước quyền công dân Việt Nam." [2] Báo Người Lao Động có nêu lý do "Sau khi rời tổ quốc sang Mỹ bằng con đường du lịch - biểu diễn - kết hôn, ca sĩ Thu Phương và Bằng Kiều đã có những phát biểu xuyên tạc, nói xấu chế độ nhân quyền Việt Nam để những thế lực phản động, thù địch lợi dụng vu cáo, chống phá công cuộc xây dựng chế độ CNXH trong nước." [3] DanGong (thảo luận) 06:13, ngày 2 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thưa anh, trong bài anh đưa lên đây chẳng có một câu nào nói Bằng Kiều bị tước quốc tịch anh ạ. Họ viết bị tước quyền công dân nghĩa là bị tước quyền biểu diễn, chẳng có gì khác một người đi tù bị tước quyền công dân tự do đi lại, một lần nữa xin mời anh sang bài quyền công dân để thể hiện hiểu biết ạ. Hoangkid (thảo luận) 14:54, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Hoangkid , chính vì lối viết không rõ ràng làm người đọc hoang mang, có vẻ như họ về nước thời đó chắc được đưa ngay vào tù chứ không chỉ bị cấm biểu diễn. Tước quốc tịch như bạn Hoàng mà không bị giam vào tù là còn đỡ. DanGong (thảo luận) 16:27, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trong bài trên báo Người lao động, có câu:

Trên tinh thần đó, Thu Phương và Bằng Kiều chính thức bị tước bỏ quyền công dân nghệ sĩ Việt Nam!

Bài trên Vietnamnet viết:

Một quyết định gây bão tố được công bố vào tháng 2/2004 khi Cục Nghệ thuật - Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông Tin tước quyền biểu diễn của anh. Ngay sau đó, Bằng Kiều bị tước quyền công dân Việt Nam.

Từ thể hiện hai ý đẳng lập. Trạng ngữ Ngay sau đó thể hiện thứ tự thời gian, cho biết rằng đây không phải là hai việc xảy ra đồng thời. Bạn Hoangkid viết rằng:

Họ viết bị tước quyền công dân nghĩa là bị tước quyền biểu diễn

Từ nghĩa là mang ý giải thích. Nhưng nếu A nghĩa là B, thì sẽ khác hoàn toàn với "...chính thức bị tước bỏ A B." bởi vì nếu "A nghĩa là B" thì chỉ cần viết "...chính thức bị A." là đủ. Hoặc nếu muốn cụ thể hơn, có thể viết "...chính thức bị A. Điều đó có nghĩa là kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy bị B."

Nếu A nghĩa là B, thì cũng sẽ khác hoàn toàn với "...kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy bị A. Ngay sau đó, kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy bị B." Vì với cách diễn đạt có Ngay sau đó, người viết thể hiện A và B là hai sự việc không xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, nếu A nghĩa là B thì hễ A xảy ra, thì B cũng xảy ra. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:05, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Khóa bài 2 ngày sửa

Do bài viết còn tranh chấp, tôi đã khóa bài 2 ngày và lùi về bản trước đó của MNXuân. Các bạn tiếp tục tranh luận tìm đồng thuận nhé. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 03:53, ngày 30 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình không định viết những dòng này, nhưng thấy việc một người cố gắng biến Wikipedia tiếng Việt thành một công cụ tuyên truyên nó khó chịu quá nên mới phải kêu cứu đến bảo quản viên vì gần như không thể tranh luận gì với thành viên DanGong. Các bảo quản viên đi qua rất nhiều, thấy điều gì đúng xin hãy lên tiếng, đừng vì sợ mất lòng một thành viên DanGong mà để phải thỏa hiệp với những cái không đúng. Như vậy thì mình và nhiều người sẽ buồn lắm, không có động lực gì để gắn bó với Wikipedia tiếng Việt được. Xin cảm ơn Hoangkid (thảo luận) 15:01, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ai tuyên truyền ở đây? Ai viết câu này "Ông Phạm Minh Hoàng xin nhập quốc tịch Việt Nam năm 2000 và vì thế có thể bị tước quốc tịch theo như khoản 2 điều 31.", mà cho tới bây giờ vẫn chưa đưa ra nguồn? Trong khi đây là một việc quan trọng liên quan đến quyền lợi một người còn sống. Nếu bạn không có nguồn thì làm ơn đính chính dùm. DanGong (thảo luận) 15:56, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thấy 2 bạn tranh luận kịch liệt, tôi đi qua nhưng ko biết về luật nên ngồi hóng vậy. Tuanminh01 (thảo luận) 16:12, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

  1. ^ “Trường hợp tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng”. VOA.
  2. ^ “Bằng Kiều và cuộc đời biến động”. vietnamnet.vn.
  3. ^ “Tước quyền công dân và nghệ sĩ của Bằng Kiều - Thu Phương!”. nld.com.vn.
Quay lại trang “Luật quốc tịch Việt Nam”.