Thảo luận:Nông Đức Mạnh

Không cần chữ Hán nữa sửa

Thiết nghĩ chúng ta không cần chú thích chữ Hán hay chữ Nôm đối với tên các nhân vật hiện đại nữa. Avia (thảo luận) 04:12, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Saint Petersburg vs. Sankt Peterburg sửa

Tôi đã đổi sửa đổi của Chulinhchi (từ Sankt Peterburg đến Saint Petersburg) trở lại vì Wikipedia tiếng Việt có tiền lệ (precedent) là dùng các danh từ riêng càng gần tiếng gốc càng tốt. Mekong Bluesman 06:47, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhưng từ Saint Petersburg là đúng nhất vì nếu như là 1 người bình thường thì chẳng ai hiểu cái bạn viết là gì. Ta phải dùng theo ngôn ngữ quốc tế

Nếu mà gần phát âm của người Việt thì sao không viết luôn là Xanh Pê téc bua như các cụ nhà ta ở nhà vẫn viết thảo luận quên ký tên này là của Chulinhchi (thảo luận • đóng góp).

Như tôi đã giải thích bên trên, đó là một tiền lệ. Vì có cụm từ "bách khoa toàn thư mở" không có nghĩa là cộng đồng Wikipedia không có các quy luật (rule) và tiền lệ (precedent) mà các thành viên phải theo. Chúng ta có thể thay đổi các chuyện đó qua một thảo luận và bầu cử; không bằng cách ai cũng làm theo cách của mình.
Chulinhchi, đến bây giờ, chắc đã thấy Wikipedia hoàn toàn không dùng cách phiên âm cho các từ có gốc không phải tiếng Việt, ngoại trừ các trường hợp cho các từ đã trở thành tiếng Việt như cà phê, sà phòng...
Saint Petersburg hay Sankt Peterburg cái nào là "đúng" là câu hỏi chúng ta có thể bàn cãi cho đến khi Mặt Trời không còn nhiên liệu nữa vì:
  1. Cả hai đều sai vì chúng ta không dùng ký tự Cyrill để viết tên đó
  2. Saint Petersburg là tên tiếng Anh của thành phố đó, trong khi tên tiếng Đức của nó là Sankt Petersburg, tiếng Tây Ban Nha là San Petersburgo, tiếng Pháp là Saint Péterbourg... Ngay cả trong bài của Wikipedia English cũng có nói về tên chuyển tự (chuyển từ ký tự Cyrill sang ký tự Latin) là Sankt Peterburg
Mekong Bluesman 17:53, ngày 26 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tin đồn sửa

Nếu không có bằng chứng gì về việc NĐM là con HCM, thì tại sao lại phải đưa nội dung đó lên ? Những tin đồn cũng có chỗ đứng trong một cuốn bách khoa thư à ? Quanh một điều gì luôn có vô vàn tin đồn, vậy biết làm sao đưa hết ? Sao không xóa ý không có căn cứ đó đi ? thảo luận quên ký tên này là của 203.210.237.1 (thảo luận • đóng góp).

Nếu tin đồn được phổ biến đến độ một phóng viên phải hỏi như bài đã cho biết thì tôi nghĩ đáng nói. Nguyễn Hữu Dng 04:20, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hô hô, té ra câu hỏi của một phóng viên có ý nghĩa đó là sự thật à ? Tôi thiết nghĩ Wiki là nơi đưa ra những điều thật - đã được xác minh, có bằng chứng và khoa học; chứ không phải là nơi đưa ra những lời đồn thổi. thảo luận quên ký tên này là của 203.210.237.1 (thảo luận • đóng góp).

Tôi nghĩ, ví dụ có ông tổng thống nọ bị có tin đồn là ngoại tình, và phóng viên hỏi. Nếu sau này việc này té ra là không đúng sự thật, nhưng việc này đã làm ông mất tín nhiệm, có nên nhắc đến không? Nguyễn Hữu Dng 05:01, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nội dung trong bài chỉ đề cập đến câu trả lời của NĐM khi được phỏng vấn về 1 tin đồn, còn nội dung tin đồn đó như thế nào, hay tính chất tin đồn ra sao không phải là mục đích chính của câu. Sự thật trong câu này chính là có chuyện phỏng vấn như vậy, và câu trả lời của NĐM có nội dung như vậy. Casablanca1911 05:13, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Wiki ko chỉ trình bày "sự thật" mà cả "sự kiện" nữa. Tin đồn và phỏng vấn là sự kiện trên thực tế. Chẳng lẽ vì sự thật Trái Đất tròn mà không trình bày là đã có người nói nó dẹt sao? Nguyễn Thanh Quang 05:45, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ rằng tin đồn đó giúp người đọc lý giải được vấn đề: Tại sao một người dân tộc thiểu số lại có thể lên làm lãnh đạo một Đảng mà phần đông đều là người Kinh? Huynhxuanba 05:54, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Không nên khẳng định như vậy, bạn mắc lỗi "mớm cung" rồi, cách viết trong bài chỉ nêu ra sự kiện như vậy, không hoàn toàn có ý như bạn. Đấy chỉ là suy luận của riêng bạn. Nguyễn Thanh Quang 06:02, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đó là suy nghĩ chủ quan nhưng hợp logic thôi. Dĩ nhiên không thể đưa suy nghĩ vào bài bách khoa toàn thư rồi. Chỉ có điều sau này các nhà viết sử Việt Nam sẽ viết lại và lý giải mọi vấn đề Huynhxuanba 06:05, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn giải thích thêm về "hợp logic" trong lập luận của bạn. Tôi rất tò mò, vì có thể đó là cách suy luận mới mẻ chăng. --Á Lý Sa (thảo luận) 06:10, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Logic đó là 1. "Không có lửa làm sao có khói", 2. Việc con ông Hồ lên làm Tổng bí thư là chuyện bình thường, 3. Việc một người dân tộc thiểu số lên làm lãnh đạo một dân tộc đa số là chuyện bất bình thường, 4. Câu trả lời của ông Nông không khẳng định cũng không phủ định. Huynhxuanba 06:22, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Các mệnh đề trên không đưa ra được một suy luận logic. Có vậy thôi. Hay là bạn đặt tên là "logic của Huynhxuanba" vậy. --Á Lý Sa (thảo luận) 06:25, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn nhận xét đúng, các mệnh đề trên không đủ khả năng để kết luận rằng ông Mạnh là con ông Hồ. Chỉ có thể biết chắc chắn điều đó có phải là sự thật hay không thì phải nhờ vào khoa xét nghiệm ADN. Huynhxuanba 06:29, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu đây chỉ là một nội dung trả lời phỏng vấn, câu hỏi đặt ra chưa được xác minh tính chính xác, Wiki đưa ra nhằm mục đích tham khảo, vậy ít ra cũng không nên nằm trong mục "Lý lịch". Lý lịch của một con người là những gì đúng đắn, đàng hoàng, không phải là những tin đồn. Tốt nhất là nếu tìm được link nào có bài phỏng vấn này, link tới là xong, ai muốn tham khảo cứ việc đọc ở đó. Còn lại thì tôi kịch liệt phản đối việc đưa một chuyện chưa được xác minh vào mục lý lịch của một người. Hãy đặt mình vào vị trí đó và suy nghĩ. thảo luận quên ký tên này là của 203.210.236.127 (thảo luận • đóng góp).
Tôi cũng thấy vậy , đó là tin đồn nhưng tin đồn này phổ biến ở mức độ nào?
Cần xác định rõ mức độ phổ biến của tin này, trước khi đưa vào.
Bùi Đình Thiêm 11:55, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cần phải chú thích cho tin đồn này. Tìm kiếm trên Google không cho thấy một bài phỏng vấn nào tương tự. Thậm chí câu trả lời của ông Nông Đức Mạnh cũng chỉ có một kết quả tìm kiếm trên Google. Như vây có thể 1 là bài phỏng vấn không có trên mạng vì vậy tin đồn này có thể chỉ là tin đồn miêng không có cơ sở hay văn bản kiểm chứng. 2 là có một cuộc phỏng vấn có nội dung tương đương như vậy nhưng câu trả lời không phải chính xác là như thế. Trích dẫn lời người khác thì cần phải chính xác. Tôi đề nghị bỏ phần tin đồn cho đến khi có người tìm được một văn bản, một trang web,... có nội dung đề cập đến buổi phỏng vấn và câu trả lời của ông Nông Đức Mạnh. Xoai 07:14, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã thêm bài viết về tin đồn và thêm thông tin vào bài. Nguyễn Hữu Dng 10:36, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn DHN chú ý, tin của Time là lần thứ hai ông Mạnh được hỏi về chủ đề nhạy cảm này và đây là cuộc phỏng vấn riêng, không phải họp báo. Phóng viên Kay Johnson hiện vẫn đang làm việc ở Hà Nội. Nguoithudo 10:45, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bác VietLong có bỏ tiêu bản cần dẫn chứng đi, xin bác cho biết nguồn tin của đoạn này: Nông Thị Trưng tên thật là Nông Thị Ngát, chính là cô gái Tày tuổi đôi mươi năm xưa (1941-1942) làm giao liên cho "Già Thu" (bí danh của Hồ Chí Minh lúc đó). Tên Trưng của bà cũng do chính "Già Thu" đặt, có ý muốn bà noi gương Trưng Trắc, Trưng Nhị.. Tôi thấy nó không nằm trong đoạn trích và cũng tách ra khỏi phần nói về tạp chí Thế giới mới. Xoai 11:20, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vài ngày trước tôi có sửa đổi một chút phần tin đồn, bằng cách bỏ đoạn "không giải thích được tại sao tin đồn vẫn tồn tại" (tại sao ông Nông Đức Mạnh lại phải giải thích - và giải thích được - về sự tồn tại của một tin đồn mà chính ông đã phủ nhận?) Nhưng sửa đổi của tôi đã bị Avia hủy bỏ. Vậy tôi mong rằng Avia đưa ra giải thích cho sự cần thiết của đoạn này trong bài.Nguyễn Đỗ

Phần tin đồn và xem thêm sửa

Tôi đã viết gắn gọn lại phần tin đồn trên tinh thần Wikipedia chỉ nên cung cấp thông tin. Những suy diễn và diễn giải khác nhau nên được xuất phát từ chính người đọc. Các thông tin về bà Nông thị Trưng đã được anh Trung chuyển sang bài tương ứng. Phần xem thêm không cần thiết cung cấp các liên kết mà đã có trong bài viết. Vietbio 15:33, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Gọn lại như vậy thì mất nhiều thông tin quá. Có chỗ nào là suy diễn thì chỉ cụ thể ra. Ngoài ra, mặc dù chữ "đồng chí Nông Đức Mạnh" được dùng nhiều, chỉ nên trích nguyên văn khi viết vậy vào Wikipedia. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:54, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi là người nhận thấy sau khi một pièce đã được xem là tin đồn thì nên bỏ nó đi nhưng khi nó được tiếp tục nhắc đến bởi nhiều người thì cái tin đồn đó trở thành sự kiện và, do đó, nên được nói đến. Tôi cũng nhận thấy khi nói về một sự kiện tin đồn thì không cần nói dài.
Sau khi đọc bài này và phỏng vấn của Time Asia thì tôi biết có 2 tin đồn: 1. con của Hồ chí Minh và 2. con của Nông Thị Trưng (và suy diễn là con của Hồ Chí Minh).
Do đó chúng ta giữ 2 phần như của Tttrung nhưng viết chúng ngắn lại.
Tôi thấy phần Xem thêm là không cần thiết.
Mekong Bluesman 17:23, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguyên văn phiên bản TTTrung sửa

Con trai Hồ Chí Minh Có tin đồn Nông Đức Mạnh là con trai của Hồ Chí Minh.

Tháng 4 năm 2001 sau khi ông Nông Đức Mạnh nhậm chức Tổng Bí thư, tại cuộc họp báo sau khi đại hội Đảng bế mạc, một phóng viên Mỹ (của tờ San Jose Mercury News) đã đề nghị ông khẳng định tin đồn nói rằng ông là con của Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư trả lời: "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ."

Sau đó, năm 2002, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên ông dành cho đại diện báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam, phóng viên tờ tuần báo Time đã một lần nữa quay lại chủ đề trên và đề nghị ông khẳng định tin đồn. Ông phủ nhận điều này và không giải thích được tại sao tin đồn vẫn tồn tại. Ông nói rằng ở Việt Nam ai cũng là con cháu của Hồ Chí Minh và mọi người xem ông Hồ Chí Minh như một người cha. Khi phóng viên gặng hỏi về cha mẹ ông thì Nông Đức Mạnh nói cha mình là Nông Văn Lai và mẹ là Hoàng Thị Nhị. [1]

Mẹ Nông Thị Trưng Mặc dù theo lý lịch chính thức của Nông Đức Mạnh, mẹ của ông là Hoàng Thị Nhi, có nguồn tin cho biết mẹ của ông là Nông Thị Trưng.

Tạp chí Thế Giới Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001, có đăng bài Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy, trong đó có ghi chú thích của tạp chí: "bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh".

Nông Thị Trưng, tên thật là Nông Thị Ngát, đã có thời gian làm giao liên cho "Già Thu" (bí danh của Hồ Chí Minh) trong khoảng 8 tháng từ năm 1941 đến năm 1942. Tên Trưng của bà do "Già Thu" đặt, có ý muốn bà noi gương Trưng Trắc, Trưng Nhị. Chồng bà là một cán bộ Việt Minh cùng hoạt động những năm 1930, đã mất năm 1986. Bà có được bốn con trai và một con gái. Bà đã từng làm chánh án Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng và đã mất.

Đề nghị sửa sửa

Có những tin đồn Nông Đức Mạnh là con trai của Hồ Chí Minh, tuy nhiên ông đã phủ nhận điều này [2], [1]. Ngoài ra, một tạp chí Việt Nam đã ghi chú thích bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh [3]

Giải thích sửa

Hồ Chí Minh sửa

  1. Cả 2 cuộc phỏng vấn đều chỉ có 1 câu hỏi và 1 câu trả lời phủ nhận thông tin.
  2. Thông tin của tờ San Jose Mercury News được đưa xuống phần chú thích. Mục đích làm ngắn phần tin đồn.
  3. Phần tuần báo Time, nội dung gốc hoàn toàn có thể truy cập và không có thông tin gì mới được đưa ra. Phần diễn giải không chính thức của người viết đã chọn lọc thông tin theo lăng kính cá nhân có phần áp đặt với người đọc. Thông tin như vậy không có tính trung lập. Do đó, tôi đưa xuống phần chú thích.
  4. Phần tin đồn với 2 cuộc phỏng vấn không có kết quả rõ ràng lại được viết khá dài so với các phần khác thì là không cân đối. Do đó, tôi viết gọn lại như trên.

Vietbio 16:17, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nông Thị Trưng sửa

  1. Toàn bộ thông tin bà Nông Thị Trưng đã được User:Tttrung cắt dán sang bài tương ứng. Nên thông tin hoàn toàn có thể đọc được trên Wikipedia, không cần thiết phải lặp lại y nguyên ở bài này.
  2. Độ tin cậy và nguồn gốc của thông tin đã được đưa xuống phần tham khảo nên thông tin không hề mất đi mà chỉ được viết lại ngắn gọn và dễ theo dõi.

Vietbio 16:17, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xem thêm sửa

  1. Tôi vẫn cho rằng "Phần xem thêm không cần thiết cung cấp các liên kết mà đã có trong bài viết".

Vietbio 16:15, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Suy diễn sửa

Chỉ từ 1 câu trả lời miệng của NĐM đối với phóng viên nước ngoài mà viết là theo lý lịch chính thức của Nông Đức Mạnh, mẹ của ông là Hoàng Thị Nhi là suy diễn không đúng. Ở VN không hề công bố lý lịch chính thức nào có ghi bố mẹ NĐM cả. Do đó tôi mạn phép cắt bỏ đoạn này. --Nguyễn Việt Long 03:27, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tin đồn sửa

Con trai Hồ Chí Minh sửa

Có tin đồn Nông Đức Mạnh là con trai của Hồ Chí Minh.

Tháng 4 năm 2001 sau khi ông Nông Đức Mạnh nhậm chức Tổng Bí thư, tại cuộc họp báo sau khi đại hội Đảng bế mạc, một phóng viên Mỹ (của tờ San Jose Mercury News) đã đề nghị ông khẳng định tin đồn nói rằng ông là con của Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư trả lời: "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ."

Sau đó, năm 2002, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên ông dành cho đại diện báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam, phóng viên tờ tuần báo Time đã một lần nữa quay lại chủ đề trên và đề nghị ông khẳng định tin đồn. Ông phủ nhận điều này và không giải thích được tại sao tin đồn vẫn tồn tại. Ông nói rằng ở Việt Nam ai cũng là con cháu của Hồ Chí Minh và mọi người xem ông Hồ Chí Minh như một người cha. Khi phóng viên gặng hỏi về cha mẹ ông thì Nông Đức Mạnh nói cha mình là Nông Văn Lai và mẹ là Hoàng Thị Nhị[1].

Mẹ Nông Thị Trưng sửa

Mặc dù theo lý lịch chính thức của Nông Đức Mạnh, mẹ của ông là Hoàng Thị Nhi, có nguồn tin cho biết mẹ của ông là Nông Thị Trưng.

Tạp chí Thế Giới Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001, có đăng bài Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy, trong đó có ghi chú thích của tạp chí: "bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh".

Nông Thị Trưng, tên thật là Nông Thị Ngát, đã có thời gian làm giao liên cho "Già Thu" (bí danh của Hồ Chí Minh) trong khoảng 8 tháng từ năm 1941 đến năm 1942. Tên Trưng của bà do "Già Thu" đặt, có ý muốn bà noi gương Trưng Trắc, Trưng Nhị. Chồng bà là một cán bộ Việt Minh cùng hoạt động những năm 1930, đã mất năm 1986. Bà có được bốn con trai và một con gái. Bà đã từng làm chánh án Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng và đã mất.

Tin đồn sửa

Đề nghị và biểu quyết sửa

Đề nghị phục hồi lại phiên bản sửa đổi của tôi. Xin biểu quyết hoặc thảo luận nếu ai đó thấy chưa được thuyết phục. Vietbio 16:15, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không nên đưa lên wiki những thông tin không được kiểm chứng, vì tin thất thiệt sẽ ảnh hưởng đến uy tín Wiki, mong các bạn quản lý Wiki quan tâm và lưu ý cho vì không it người muốn phá hoại trang này (mất uy tín thì chẳng ai muốn tham gia đóng góp viết bài nữa)--Duongdttt 16:29, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tin đồn, ngay trong cái tên của nó, là các tin khó kiểm chứng. Nhưng một tin đồn X có tồn tại hay không là một việc có thể kiểm chứng được. Tin đồn về Nông Đức Mạnh là con của Hồ Chí Minh đã được hỏi bởi 2 phóng viên của 2 báo tương đối tin cẩn được, và hơn nữa trong bài phỏng vấn của Time Asia ngay chính Nông Đức Mạnh cũng công nhận là có tin đồn đó.

Do đó xóa hoàn toàn mục Tin đồn, như Duongdttt vừa làm là đi ngược lại tinh thần của Wikipedia -- đưa ra các dữ kiện, các information và để người đọc tự làm kết luận.

Việc chúng ta nên làm bây giờ là đi đến consensus để viết về mục Tin đồn đó, việc chúng ta nên làm bây giờ không phải là xóa hoàn toàn mục đó đi.

Mekong Bluesman 17:05, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã đưa toàn bộ mục đó sang mục thảo luận (nguyên vẹn) để mọi người có thể đọc nó được mà, không nên đưa phần không chính thức hoặc dở dang vào bài chính. Làm như vậy sẽ tốt hơn. ở Wiki tiếng anh đã có một vụ xảy ra tai tiếng rồi, mình không nên đi theo lối mòn đó là lại lập lại kịch bản--Duongdttt 23:36, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tin đồn này là có thật và khá phổ biến ở VN, đặc biệt phổ biến ở mấy tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tuy nhiên chưa có bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra hay phủ nhận điều này. Do đó, cần nêu thông tin này (dù là tin đồn) một cách ngắn gọn trong bài viết, đồng thời không nên viết thêm vì chúng ta chẳng có gì kiểm chứng cả. Cuộc tranh luận nên dừng ở đây vì nó chẳng đưa chúng ta đi đến đâu cả, chẳng thể giúp chúng ta và người tra cứu biết thêm gì hết. Hơn nữa, đây là chuyện riêng tư của người khác. Stop đi các bạn ơi--An Apple of Newton 02:02, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tin đồn này phổ biến trên toàn Việt Nam, do đó nếu không nhắc tới thì lại là bỏ sót thông tin. Xung quanh các danh nhân vẫn có nhiều giai thoại, chuyện đó là bình thường, mà tin đồn này lại liên quan đến những hai nhà lãnh đạo Việt Nam. Việc này cũng có thể đưa cả vào mục Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nên viết ngắn gọn. Avia (thảo luận) 03:05, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Để như hiện nay là được, đủ ý về tin đồn. Không nên bỏ vì ở đây có nêu các sự kiện thật (phỏng vấn, sách báo). Có nhiều bí mật mà mãi sau này mới được làm sáng tỏ, chẳng hạn ngày mất của HCM từ 3-9 thành 2-9, các đoạn Di chúc sau này mới được chính thức công bố...--Nguyễn Việt Long 04:29, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Điều đáng chú ý là ở VN các thông tin chính trị "nhạy cảm" được "soi" rất kỹ, nếu tạp chí TGM đăng không đúng thì chắc đã bị tịch thu số đó, hay chí ít Tổng biên tập cũng bị cách chức, nhưng điều đó không xảy ra. Vây tại sao NĐM lại nói khác đi và nếu không có gì "bí mật" thì tại sao người ta không công bố tên tuổi bố mẹ NĐM để xóa tan mọi nghi ngờ?--Nguyễn Việt Long 04:39, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không đồng ý với Mekong Bluesman về việc cho đăng tin đồn nhảm về ông Nông Đức Mạnh, nếu muốn thảo luận thì ở trang thảo luận này đã có đủ thông tin rồi. Wikipedia không phải là nơi chứa các thông tin đồn nhảm. Không nên đưa vào trang chính khi chưa thảo luận xong. Tôi chưa thấy có nguồn thông tin nào đáng tin cậy cả, đề nghị quản lý trang rời bỏ Tin đồn nhảm vì bên trang thảo luận đã có rồi--Duongdttt 09:44, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Những sửa đổi của bạn không được vi phạm quyền tác giả của ai và phải dựa trên nguồn gốc kiểm chứng được." Tôi tìm thử tờ Thế giới mới đó, nhưng không thấy ghi như vậy. Có ai thử tìm chưa vậy ? thảo luận quên ký tên này là của 203.210.237.198 (thảo luận • đóng góp).

Consensus? sửa

OK, như vậy là chúng ta đã có consensus rồì, đúng không?

Chúng ta, thật sự, có cần phần Xem thêm không? Trong phần tin đồn đã có các link đến Hồ Chí Minh và Nông Thị Trưng.

Ngoài ra, trong phần giới thiệu có hai câu: "Lý lịch chính thức của ông nói cha mẹ ông là nông dân Tày. Cụ thể, cha ông là Nông Văn Lai và mẹ ông là Hoàng Thị Nhi[1]." Đây có phải là theo lý lịch chính thức của Nông Đức Mạnh không, hay chỉ là theo lời trả lời cho tờ Time Asia?

Mekong Bluesman 05:52, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không có lý lịch chính thức nói cha ông là Nông Văn Lai và mẹ ông là Hoàng Thị Nhi. Đây chỉ là lời nói miệng của Nông Đức Mạnh khi bị gặng hỏi.--Nguyễn Việt Long 11:34, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi vẫn cho rằng chúng ta không cần thiết phải diễn giải lại cuộc phỏng vấn mà nội dung của nó có thể accessible. Việc diễn giải làm thiên lệch nội dung. Đề nghị rút gọn phần tin đồn như sửa đổi của tôi [1] Vietbio 10:06, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Những người làm cách mạng ở Việt Nam chúng tôi là thế. Trước kia họ được cài vào hàng ngũ địch 100% là (địch). Gia đình cũng chẳng biết huống chi là người ngoài, họ phải chịu bao điều "nhục nhã" để đổi lại hòa bình đất nước tôi như ngày nay.Sau rồi hòa bình lặp lại người còn sống, người đã chết thân phận thực sự của họ được mở ra, gia đình & xã hội & nhân dân tôi kính phục họ. Họ hi sinh cả cuộc sống nhất là danh dự của mình để góp phần xây dựng đất nước tôi & tôi nói thêm tin đồn chỉ là tin đồn nếu không chứng minh được nó là sự thật. Nó chỉ là tin đồn của kẻ & bọn & lũ phản động nhằm chia dẽ đất nước tôi(nếu không chứng minh được nó đúng). Tôi nói tại sao cãi lũ bán nước đã bỏ đất nước mình đi sống lưu vong, thì cứ cúi mặt mà sống cuộc đời lưu vong tại sao còn trở về phá hoại hòa bình đất nước tôi.

Tham gia hoạt động cách mạng là làm gì? sửa

Trong bài có câu tham gia hoạt động cách mạng năm 1958

Trong lý lịch các vị thường có xu hướng khuôn sáo ngày tham gia cách mạng, nếu tham gia khi cách mạng còn trong trứng nước, bị bắt, bị tù, cần giữ bí mật thì được, chứ từ sau năm 1954 trở đi mà vẫn câu tham gia hoạt động cách mạng nghe mù mờ quá. Làm gì là tham gia hoạt động cách mạng?

Có người cho rằng Nông Đức Mạnh tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1958 cho tới cuối đời, là nhà cách mạng lão thành vì... là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Không là nhà cách mạng thì là gì? Nghe cũng có lý lắm.

Ông Nguyễn văn X vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vào năm 1978 vậy ông ấy có được ghi là tham gia hoạt động cách mạng vào năm 1978 hay không? Câu trả lời là tuỳ.

Nếu ông X chỉ là cán bộ công nhân viên bình thường thì sẽ không được ghi danh vào Wiki và vấn đề ngày tham gia hoạt động cách mạng không được đặt ra. Nếu ông X làm Bộ trưởng thì cũng vậy, chỉ ghi trong wiki là ngày vào Đoàn hoặc thậm chí chi tiết này còn không được nhắc tới, nhưng nếu năm 2010 ông ta thành Tổng bí thư thì lại khác. Từ đó ông X thành nhà cách mạng và năm 1978 thành năm tham gia cách mạng?

Hay là tính ngày tham gia cách mạng ngay từ lúc gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong? Chẳng phải anh Kim Đồng đùng đùng đoàng đoàng đoàng anh cứ đi và hy sinh đó sao, không tham gia cách mạng thì là gì?

Vậy các vị giám đốc đầu bạc và/hoặc còn đen hiện nay có còn tham gia cách mạng nữa không? Tính ngày, tính tháng kể công thế nào?

Nghilevuong 02:18, 15 tháng 11 2006 (UTC)

"Ngày tham gia cách mạng" là một mục trong lý lịch cán bộ. Hình như đối với người lớn lên dưới chế độ XHCN (từ 1954 ở miền bắc, từ 1975, cả nước) thì ngày đó là ngày vào Đảng CSVN. Còn nói là ngày vào Đoàn TNCS thì tôi không chắc. Avia (thảo luận) 03:36, 15 tháng 11 2006 (UTC)
tham gia hoạt động cách mạng năm 1958, rồi vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 5 tháng 7 năm 1963 câu này chứng tỏ cách hiểu của Avia chưa khớp với bài.
Một số người sống thời kỳ trước 1945 được viết trong wiki là tham gia cách mạng và đều được chấp nhận vì khó mà căn ke thế nào là tham gia cách mạng chỉ cần biết rằng nếu nhà cầm quyền mà biết được thì họ bị mệt cầm canh, nhe thì đuổi học nặng thì mất việc hoặc ở tù, bị quản thúc ở địa phương, cứ lấy tiêu chí đó mà xét thì chỉ cần làm giao liên, nuôi hoặc che dấu cán bộ, là đủ để xem là tham gia hoạt động cách mạng được rồi, đâu cần phải vô đảng mới là tham gia hoạt động cách mạng.
Meomeo 04:42, 15 tháng 11 2006 (UTC)

"Tham gia cách mạng", theo quy định của Nhà nước Việt Nam là việc tham gia vào các tổ chức do Đảng Cộng Sản VN lãnh đạo như Đoàn thanh niên, Công đoàn,...[cần dẫn nguồn]

Cho xin cái nguồn ạ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 23:55, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Người Cộng sản, nhà cách mạng sửa

Nói lan man qua chuyện khác, trong wiki có thể loại Người Cộng sản không rõ ai thì được xếp vào thể loại này? Đảng viên cộng sản thì là người cộng sản, ở Việt Nam hiện có 3 triệu người cộng sản? Họ đều là nhà cách mạng và đều có tham gia hoạt động cách mạng? Meomeo 04:41, 15 tháng 11 2006 (UTC)

Ở VIET NAM,bây giờ cứ vào cơ quan nào do ĐẢNG lãnh đạo là coi như bắt đầu tham gia CÁCH MẠNG oai không ?tính từ ngaỳu đi làm,cho nên xăm soi ngày tham gia của ông MANH làm gì cai quan trọng sao ong ta lên nhanh thế,đích thực con ông HỒ ròi,còn tai ? qua thời gian ông ta tham tổng bí thư thì các ban đã rõ...khỏi bàn 21/4/2010

Bình luận này để làm gì? sửa

Sự xuất hiện của ông trên các phương tiện truyền thông đại chúng dường như lu mờ hẳn so với hai nhân vật miền Nam đang lên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Đây có thể là dấu hiệu về sự ra đi của ông Mạnh trong một ngày gần đây, và sẽ là lần đầu tiên trong 30 năm, ở Việt Nam có một người vừa nắm chức Chủ tịch nước vừa kiêm nhiệm chức Tổng bí thư Đảng, theo mô hình Trung Quốc. Ông Mạnh bị dư luận đánh giá là một nhân vật ba phải, không có chủ kiến rõ rệt, và hầu như không để lại dấu ấn rõ rệt sau 6 năm cầm quyền.

Tôi không hiểu rõ đoạn này muốn nói gì? Dự đoán tương lai chăng???

thảo luận quên ký tên này là của 125.234.75.57 (thảo luận • đóng góp).

Đoạn này do một ai đó vô danh mới thêm vào gần đây mà không có dẫn chứng. Tôi đã thêm {{cần dẫn chứng}} vào đoạn này và nếu không được dẫn chứng rõ ràng đoạn đó sẽ bị xóa. Nguyễn Hữu Dng 06:36, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vì bài này nói về một người đang sống nên cần đoạn không có dẫn chứng cần được comment out. (en:Wikipedia:Biographies_of_living_persons). Tmct 09:50, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
À nhưng mà Dụng đã xóa rồi :) Tmct 09:51, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình chưa được đẹp sửa

Hình ông Mạnh chưa được đẹp lắm,cứ như đang chụp chung với ông Tây nào (có thấy cái lỗ tai ông Bush thì phải). Tổng bí thư mà không có hình riêng, phải cắt ra từ ảnh chụp chung thì hơi coi thường ngành nhiếp ảnh Việt Nam quá. Nếu có e ngại vấn đề bản quyền thì đã quá lo xa, các tác giả chụp ảnh ông Nông Đức Mạnh được đăng lên tự điển sẽ rất vinh dự, tự hào và không dám kiện đâu, cứ lựa thoải mái một cái ảnh cho đẹp vào. Meomeo 12:10, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, chất lượng ảnh tồi quá. Thaisk 23:56, ngày 22 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mục "Tin đồn" sửa

Chỉ có vào mỗi ông NDM là thấy có thêm mục "Tin đồn" thôi. Nếu là một trang web lớn và uy tín thì nên bỏ đoạn đó đi. Chính ông NDM đã xác nhận rồi mà tại sao phải quanh quẩn trong cái vòng đó hoài vậy.

Nếu như ông có là con của ai đi nữa thì cũng chẳng sao cả. Mình có một ý kiến xin đóng góp với mấy anh ở hải ngoại là nên lập ra một quỹ gọi là "Quỹ xác minh ông NDM" và treo giải thưởng cho ai lấy được 1 mẫu da hay tóc của Ông NDM và của Hồ Chí Minh đem đi xét nghiệp ADN là ra thôi.

thảo luận quên ký tên này là của Quangdungtn (thảo luận • đóng góp).

Tôi hiểu Quangdungtn nói gì, nhưng như tôi đã viết tại bên trên...
"Tin đồn, ngay trong cái tên của nó, là các tin khó kiểm chứng. Nhưng một tin đồn X có tồn tại hay không là một việc có thể kiểm chứng được. Tin đồn về Nông Đức Mạnh là con của Hồ Chí Minh đã được hỏi bởi 2 phóng viên của 2 báo tương đối tin cẩn được, và hơn nữa trong bài phỏng vấn của Time Asia ngay chính Nông Đức Mạnh cũng công nhận là có tin đồn đó."
Do đó cái tiểu mục đề "Tin đồn" trong bài này là một loại thông tin có thể kiểm chứng được và đã có nhiều người nhắc đến (vì nếu không có nhiều người nhắc đến thì các phóng viên của hai tờ báo trên đã không hỏi). Khi một sự việc (dù chỉ là một tin đồn hay một thị hiếu tạm thời hay là một cái mode được các người trẻ đi theo) trở thành một thông tin, một tin tức... mà có thể kiểm chứng được thì sự việc đó có thể được mang vào Wikipedia.
Trong Wikipedia có rất nhiều bài về "tin đồn có thể kiểm chứng" như các bài về scandal Yến Vy, về người ngoài Trái Đất, về các thánh trong tín ngưỡng..., chỉ có loại "tin dồn không kiểm chứng" là không mang vào Wikipedia được thôi.
Mekong Bluesman 02:13, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bác Hồ trong một lần gửi thư cho bác sĩ Vũ Đình Tụng (tháng 1/1947), Bác đã khằng định là không có con. Tôi không hiểu sai phải cứ lay hoai về vấn đề này hoài vậy. Chẳng lẽ chính Bác đã khẳng định rồi mà còn không đúng nữa sao!!!

Nếu chính Bác đã khẳng định là không có rồi thế mà những người lên đây nói có thì họ dựa vào điều gì? Có phải là xuyên tạc hay không?

Lê Dũng 14:28, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có chữ nào trong hai chữ "tin đồn" mà Quangdungtn không hiểu? Mekong Bluesman 14:55, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Năm sinh sửa

Năm sinh của ông này sao lung tung quá? Là 1940 hay 1941? --80.47.21.66 11:29, ngày 29 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã thống nhất năm sinh là 1940 dựa theo tiểu sử của ông Nông Đức Mạnh tại Website Đảng Cộng sản Việt Nam.--Bình Giang 12:51, ngày 29 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Công nhận hay phủ nhận sửa

Ngoài chính ông Nông Đức Mạnh ra, tôi chưa thấy bất cứ báo chí, viên chức nào tại Việt Nam nhắc đến tin đồn này, cho nên không thể nói rằng họ "cho rằng tin đồn này cũng như nhiều tin khác, là do phía chống đối với Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra để nhằm bôi nhọ Hồ Chí Minh cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam". Tôi đề nghị xóa câu này nếu không có nguồn dẫn chứng về việc này. Nguyễn Hữu Dng 06:36, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng ý. Tôi cũng chưa nghe thấy câu này bao giờ. Tmct 08:20, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vì không có dẫn chứng và có mục đích dẫn lái người đọc nên sau 1 tuần thì bỏ cái câu đó đi. Mekong Bluesman 15:02, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Câu đề mục sửa

Lạ sửa

Một điều hay hay ở trang wiki này là trong khi Nông Đức Mạnh là người lãnh đạo Đảng CS ở Việt Nam bài viết về ông đáng nhẽ ra cũng phải như các bài viết về những người nổi tiếng khác thì một số người lại cố lái nó đi thành ra theo như Wiki thì phần quan trọng nhất trong cuộc đời, sự nghiệp của ông lại là một mẩu tin đồn.Nực cười.Nguyenthanh155

Tin đồn sau khi được báo, TV, radio, website... nhắc đến nhiều lần thì thành một sự kiện và các sự kiện phổ thông và kiểm chứng được là một trong nhiều đề tài có thể mang vào từ điển bách khoa (thí dụ: UFO, truyện thần thoại, niềm tin Trái Đất phẳng...). Như nhiều sự kiện khác trong đời sống, sự kiện tin đồn về X sẽ tạo ra nhiều lối nhìn khác nhau về nó: có người, vì lý do tài chính, tin là X có thật và có người, vì lý do chính trị, nghĩ là X không có thật ... Đó là các ý kiến của họ và họ có quyền có các ý kiến đó; Wikipedia không được phép có ý kiến là X có thật, hay đúng, hoặc không có thật, hay sai, Wikipedia chỉ được phép viết là "tin đồn về X rất phổ thông (theo các nguồn ABC, DEF và XYZ)". Tin đồn trong bài này là được viết theo phong cách đó, người đọc có quyền tin hay không tin. Mekong Bluesman 10:53, ngày 18 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi cũng có phần đồng ý với bạn Nguyenthanh. Cả cuộc đời và sự nghiệp của một con người, nhất là với những nhân vật nổi tiếng không phải chỉ là một tin đồn là quan trọng. Đã là tin đồn, thì chỉ nên có một vị trí và tỉ lệ tương xứng trong toàn bộ bài viết. Chứ không thể vài viết dài 3 trang thì mục về tin đồn dài 1 trang được. Theo tôi, về Tin đồn trong bài, chỉ nên nói ngắn gọn: "Có tin đồn ông NĐM là con Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng khi trả lời phỏng vấn báo abc, ông NĐM đã phủ nhận điều đó". Tiếp đó dẫn ra một số link đến các thông tin liên quan, không nên ôm đồm quá dễ gây nhiễu và khiến người đọc có cảm giác bị "mớm cung". Vo quoc tuan (thảo luận) 17:15, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Vo quoc tuan muốn nói là phần "Tin đồn" của bài này quá dài, đúng không? Nếu đúng thì Vo quoc tuan đề nghị nên viết như sao? Mekong Bluesman (thảo luận) 20:20, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã nói đề nghị của mình ở bài trước. Đúng là phần tin đồn của bài này dài, so với toàn bộ bài viết, nhất là ở phần mục lục. Thật sự là khi nhìn vào đó, tôi có cảm giác giá trị mà ông Nông Đức Mạnh "đóng góp" trong xã hội là một "cục tin đồn" to tướng. Theo tôi, để hạ uy tín của đối tượng nào đó, việc nói vung lên (không có nghĩa là trình bày sai sự kiện) các tin đồn cũng là một cách hiệu quả. Nó chính là cách mà một đối tượng có thể khai thác ở nhiều góc độ để ra nhiều hình thù khác nhau. Cách này làm người đọc đi lệch khỏi những giá trị đích thực của đối tượng cho dù những thông tin đưa lên là "không sai". Theo thiển nghĩ của tôi, cộng đồng wiki khi xây dựng kho thông tin khách quan cần rất chú ý điểm này. bàn luận không ký tên vừa rồi là của Vo quoc tuan (thảo luận • đóng góp)
Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ mục "Lý lịch" quá ngắn, chúng ta không có nhiều thông tin để đưa vào, nếu có, tôi tin bằng cách giãn đề mục ra sẽ khiến cho bố cục tại "Mục lục" không bị phần Tin đồn quá lấn át như Nguyenthanh155 đã nói. Còn về mục Tin đồn, tôi tin mình có cách để tóm gọn nó lại, tôi không thích kiểu theo báo này, theo báo nọ, trong khi phần thông tin có thể chỉ cần một câu. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:43, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tóm gọn mục Tin đồn sửa

Theo như thảo luận của tôi ở trên, tôi đã thực hiện việc sửa đổi như sau:

  • Phần "con ông", tôi tóm lược để tập trung vào ý chính, không nêu kiểu thời sự một cách chi tiết không cần thiết.
  • Phần "con bà" tôi bỏ phần giới thiệu Nông Thị Ngát vì đã có bài riêng về bà này.
  • Tôi đã gộp chung 2 đề mục, "con ông" và "con bà" lại với nhau vì kích thước đề mục như vậy hợp lý hơn.

Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:51, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi hoan nghênh tóm lược này. NHD (thảo luận) 02:19, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vợ của TNT Nông Đức Mạnh sửa

sao không có thông tin gì về vợ của TBT Nông Đức Mạnh ?

Đây là bài về ông, không phải về vợ ông. Tân (thảo luận) 13:10, ngày 22 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cần đưa vài dòng về vợ ông ấy. Riêng về chi tiết con cụ Hồ, cần phải đưa hết. Nguoibaovenhandan (thảo luận) 15:03, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phục hồi phần tin đồn? sửa

Nhiệm kỳ của Mr Nông sắp hết rồh, đại hội đảng tới là đồng chí này phải rời ghế, nhìn chung Mr Nông vẫn chưa là được nhiều điều gì quá nổi bật lắm, cũng chẵng có câu nói nào gây chấn động. Vì vậy Mr Nông được biết đến thông qua 2 việc: 1 là tổng bí thư (đương nhiên được lên WP) và tin đồn là con của Hồ Chí Minh. Đó là hai điểm nhấn quan trọng nhất đối với đồng chí, Vậy có nên phục hồi lại phần tin đồn này không? (Nhan Lương (thảo luận) 09:53, ngày 10 tháng 8 năm 2010 (UTC))Trả lời

Nhắc lại 1 lần nữa (tôi và 1 số t/v khác có nói với bạn 1 lần):
WP ko phải là 1 diễn đàn, ko nên tự mình nhận định về NDM trong thảo luận bài NDM!
WP mà đã viết về thông tin tiêu cực liên quan tới người còn sống thì cần phải có nguồn đàng hoàng, nguồn có uy tín hay nguồn đáng tin cậy!!! Bạn có nhớ 1 t/v WP tiếng Đức viết sai về người còn sống, bị ông này kiện ko?
Hiện nay bài cũng có ghi nhận về tin đồ ông NDM là con của HCM rồi!

--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:56, ngày 10 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhận xét của Nguyễn Đình Hương sửa

VOA đồng ý đăng bài "Chân dung bên thắng cuộc" nhưng có khuyến cáo này: "Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.". Vì thế, không thể "mượn" sự tin cậy của VOA để "che" cho blog Nguyễn Hưng Quốc được. --Двина-C75MT 05:37, ngày 24 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 3 tháng 8 năm 2022 sửa

Nguyenthienthanh43 (thảo luận) 11:48, ngày 3 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
  Không thực hiện: không rõ bạn muốn thực hiện những thay đổi nào. Hãy đề cập đến những thay đổi cụ thể, chẳng hạn như xin thay đổi "X" thành "Y" và cung cấp nguồn đáng tin cậy phù hợp. Anster (thảo luận) 16:02, ngày 30 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Time Asia
Quay lại trang “Nông Đức Mạnh”.