Thảo luận:Ngụy biện con bạc

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi P.T.Đ trong đề tài Cách dịch tên chủ thể không ổn

Cách dịch tên chủ thể không ổn sửa

Giữa bao nhiêu là lựa chọn để dịch tên chủ thể, vì sao chủ thể lại được đặt tên là "Ngụy biện con bạc"? Cả "ngụy biện" và "con bạc" đều không ổn. Dịch tên kiểu này cho thấy cách dịch máy móc, thấy tiếng nước ngoài thế nào thì bê nguyên, không sàng lọc sang tiếng nước ta.  Võ-tòng  04:00, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Lacessori
Tôi lần đầu biết đến khái niệm Gambler's fallacy qua một bản dịch sử dụng từ Ngụy biện của tay cá cược. Khi dịch, tôi cũng định dùng tên này thay cho tên hiện tại, nhưng vì cụm này quá dài và dễ làm rối cấu trúc câu nên tôi đã chọn Ngụy biện con bạc.
Vì muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tôi đã biên tập rất kỹ, không chỉ với bài này (tỷ lệ dịch máy 76%), mà còn với tất cả các bài khác tôi đã dịch, như Hiệu ứng chân lý ảo tưởng (75%), Hiệu ứng mỏ neo (thiên kiến nhận thức) (78%) và Daniel Kahneman (77%). Nếu bạn cho rằng cách dịch của tôi là máy móc, xin vui lòng chỉ ra những đoạn có lỗi. Tôi sẽ sửa lại ngay.
Về tên bài, liệu bạn có thể đưa ra một cái tên khác phù hợp hơn (ngoài những tên chính thức đã có) để chúng ta cùng thảo luận không?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:10, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mấy cái này tốt hơn hết là không nên tự dịch theo kiểu word-to-word mà nên dựa trên tài liệu tiếng Việt đã được xuất bản. Không biết bạn NguoiDungKhongDinhDanh có sẵn sách vở, tài liệu tiếng Việt không?  Băng Tỏa  14:08, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa
Nhiều khái niệm tâm lý học hiện chưa có thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt nên tôi chỉ có thể dịch tượng trưng thôi.
Nếu giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh, sẽ có ngày tôi phải bỏ qua cả đề mục.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:12, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh Vậy thì cái tên này của bạn là tự xuất bản? Việc tự xuất bản những cái tên chuyên ngành này đã từng được thảo luận và dẫn đến việc xóa hàng loạt các bài chủ đề toán học rồi. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:15, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412: Không có bài toán học nào bị xóa cả. Chúng chỉ được đổi tên lại thành tiếng Anh vì chưa có tên tiếng Việt tương đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:56, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412:
Theo P.T.Đ:
"Nguồn để sao thì wiki ghi vậy, không "tái chế". Trừ khi không có nguồn thì có thể châm chước cho tạm dịch. Trong một bài báo trên Tuổi Trẻ, Cameron Shingleton gọi Cynicism là Chủ nghĩa chó cắn. P.T.Đ (thảo luận) 10:27, ngày 28 tháng 5 năm 2021 (UTC)"Trả lời
Nếu không thể dùng tên tự xuất bản, một số bài dịch khác của tôi cũng có thể cần phải đổi tên qua thảo luận và đồng thuận. Tôi cũng sẽ không thể dịch thêm bất kỳ bài nào về tâm lý học cho đến khi ngành tâm lý của Việt Nam đủ phát triển để dịch các thuật ngữ này, hay nói cách khác là không bao giờ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 07:26, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Đổi tên bài thành "ngụy biện Monte Carlo" là xong. Các bạn vẫn đang nhầm lẫn về 2 trường hợp khác nhau.
    Trường hợp 1: tiếng Việt chưa có thuật ngữ này, và thuật ngữ này không được hình thành từ những chữ "thông dụng" = không tạm dịch được và bắt buộc phải dùng tạm thuật ngữ tiếng Anh. Ví dụ: Pyrrolysine, SelenocysteinePentation (mấy chữ này không có nghĩa thông dụng).
    Trường hợp 2: tiếng Việt chưa có thuật ngữ này, nhưng thuật ngữ này được ghép từ những từ ngữ "thông dụng" thì có thể "tạm dịch". Ví dụ "Gambler's fallacy", chữ gambler và fallacy đều là 2 chữ "thông dụng" và có nghĩa bình thường như cách mà mọi người vẫn xài hàng ngày trong xã hội tiếng Anh. Chả lẽ giữ nguyên tên bài là "gambler's fallacy"? Chả lẽ từ gì cũng giữ tiếng Anh hết mà không dịch ra tiếng Việt do tài liệu tiếng Việt còn nghèo nàn? Vậy bài tiếng Việt mà toàn chữ tiếng Anh không thì còn gì là tiếng Việt? Thuật ngữ mà có nguồn gốc từ các từ thông dụng theo tôi hoàn toàn có thể "tạm dịch" được. Đó là cách chúng ta vẫn làm từ năm 2003. Thậm chí tôi còn biết có trường hợp. Thành viên Wikipedia "tạm dịch" trước. Sau này, từ "tạm dịch" đó cũng được các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam áp dụng thành tên chính thức của thuật ngữ đó. Các nhà nghiên cứu khoa học VN vẫn dùng Wikipedia làm nguồn tham khảo đáng tin cậy đấy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:19, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Một số thuật ngữ có thể dùng Hán Việt nếu những yếu tố Hán Việt đó thông dụng trong tiếng Việt. Như tôi đã dịch gerontoplast thành Lão lạp. Từ Hán Việt cũng là một thành phần quan trọng, chiếm 60-70% vốn từ tiếng Việt. P.T.Đ (thảo luận) 16:11, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •   Ý kiến Máy móc? Dịch vậy là hợp lý rồi. Tiếng Việt có kho tàng tư liệu tương đương tiếng Anh đâu mà sao điều gì cũng bắt buộc có nguồn? Nếu không có nguồn thì cách giải quyết như Nguyentrongphu là ổn. Tạm dịch thì tốt nhất càng sát nghĩa càng tốt, không được dịch phóng tác vì vi phạm quy định, nhưng cũng không quá word-by-word gây tối nghĩa. P.T.Đ (thảo luận) 16:03, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Ngụy biện con bạc”.