Thảo luận:Nguyễn Hoàng

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Ongtuandung555 trong đề tài Nói rõ N. Hoàng.
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Mở đầu cuộc chiến sửa

Ông là người mở đầu cuộc chiến Trịnh - Nguyễn sau này. Tôi không hiểu ý tác giả nói gì ? đó là tội mà là tội lớn vì cuộc nội chiến này khá hao người tốn của, người dân đau khổ vì đổ máu "vô ích". Có phải chỉ một mình ông Chúa này gây ra cuộc nội chiến hay là do cả họ Trịnh nữa.

Bài này không nói về họ Trịnh, mặc dù một cuộc chiến thì phải có ít nhất hai bên tham gia, mà chỉ nói riêng về một nhân vật là Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng là người đã tiến hành công việc mở bờ cõi riêng ở phương Nam, cho nên mặc dù không trực tiếp gây ra cuộc chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh (bắt đầu từ năm 1627 sau khi ông mất 14 năm), nhưng có thể coi là người đã tạo tiền đề cho cuộc chiến này nổ ra. Còn việc phán xét là có tội hay không thì lại không phải là việc mà Wikipedia nêu lên, người đọc sẽ tự xem xét và đánh giá theo quan điểm của chính mình. Một số người (có thể là số đông) cho là có tội không có nghĩa là những người khác còn lại đều cho là như vậy. User:Chương có thể xem thêm Thái độ trung lập để hiểu thêm khía cạnh này. Vương Ngân Hà 11:16, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nguyễn Hoàng làm chúa sửa

Đúng là Nguyễn Hoàng là người mở đầu việc cát cứ của họ Nguyễn ở phía nam, nhưng đương thời ông chỉ có chức Đoan quận công. Ở ngôi chúa là cách gọi của đời sau, đứng về phía các chúa Nguyễn hay nhà Nguyễn mà truy tôn ông, còn trong bài này chỉ có thể nói ông là người "cầm quyền" hay "cai trị" ở Thuận-Quảng mà không có danh hiệu vua chúa gì cả. Vì vậy tôi chỉnh lý đôi chữ trong phần nhận định bài này.--Trungda 03:09, 6 tháng 11 2006 (UTC)

NMột người khách quan: Chúa là cách gọi của dận gian đương thời, không phải của đời sau. Chức "Đoan quận công" chỉ có tính hình thức dưới góc độ triều "Lê-Trịnh". Nói chung "ngôi chúa" chưa bao giờ được gọi chính thức trong sử sách. Tuy nhiên trên thực tế đó là một ngôi vị khác biệt với vai trò của một viên quan trấn thủ. Vì vậy phải được gọi là ở ngôi chúa mới đúng bản chất thực tế. — thảo luận quên ký tên này là của 222.253.81.26 (thảo luận) 04:44, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

 
Ancessit đã xóa thảo luận này của 14.173.192.210 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 16:13, ngày 6 tháng 7 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Tập tin:Kienthuc-lang-truong-co-04 pamu.jpg
Lăng Trường Cơ, nơi chôn cất Nguyễn Hoàng, Làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
 
viethavvh đã xóa thảo luận này của 14.172.85.179 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 16:44, ngày 1 tháng 7 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
 
viethavvh đã xóa thảo luận này của 14.172.85.179 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 07:48, ngày 3 tháng 7 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Tại sao tôi lại giới thiệu về nguồn gốc của Nguyễn Hoàng sửa

Những thành viên kém hiểu biết như TrungDa không biết nguyên do gì mà lại không thích nhà Nguyễn, luôn bưng bít nhà Nguyễn. Đó có phải là chính sách hay không hay vấn đề cá nhân nhưng tôi nói cho mọi người rõ:

  • Giới thiệu về gia thế của Nguyễn Hoàng, cũng không dài lắm, từ đời ông N Đức Trung, Nguyễn Hoằng Dụ,...là để nói lên rằng: Nguyễn Hoàng là người có gia thế cực lớn. Cái gia thế cực lớn ấy, mà tổ tiên ông ấy đều là công thần hạng nhất của 1 vương triều; mới dẫn đến HỆ QUẢ là ông ta vào Thuận Hóa; thì người theo rất đông, thế rất mạnh.

Nếu wiki bài trước, chỉ viết:

Nguyễn Hoàng (sinh tại Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa) là con trai thứ 2 của Nguyễn Kim (1468 - 1545) và Bà Chính thất Nguyễn Thị Mai, con gái của Nguyễn Minh Biện (quê ở làng Phạm Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).Theo phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc.

Nó không sai, nhưng người đọc sẽ không hiểu được logic, logic là tại sao, 1 người như thế nào mà NGƯỜI TA (Nhóm người Thanh Nghệ, có thể cả người miền Bắc nữa như họ ngoại của N Hoàng ) LẠI ĐI THEO VÀO 1 VÙNG ĐẤT XA LẠ, RỪNG THIÊNG NƯỚC ĐỘC như vùng Thuận Hóa ?

À, là tại vì gia thế N Hoàng rất lớn, tổ tiên của ông ta đã ban ơn rất nhiều, nên người ta mới tin theo N Hoàng, đó là 1 phần của lí do đó.

Nó cũng như gia thế của nhà vua Lê Thái Tổ: 3 đời làm quần trưởng 1 phương. Chứ không phải dạng ở rể như gia đình Nguyễn Trãi, 2 cha con đầu hàng. Như Nguyễn Trãi thì làm sao mà khởi nghĩa được ?

Vừa nghèo, vừa hèn, thì ai theo ? 14.173.192.210 (thảo luận) 03:00, ngày 3 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nói rõ N. Hoàng. sửa

N.Hoàng là chúa 1, ko là Quýnh đó nhé. Ongtuandung555 (thảo luận) 14:23, ngày 9 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Nguyễn Hoàng”.