Thảo luận:Thái cực quyền

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Silviculture trong đề tài Sửa đổi

Untitled sửa

Liệu đã chính xác khi gọi thái cực quyền là một môn võ cổ truyền của trung quốc, vì tháI cực quyền thực chất cũng chỉ là một hệ thống kỹ chiến thuật khá độc đáo của phái Võ đang, theo tôi được biết thì thái cực quyền chỉ là một bài quyền, có nhiều dị bản. ===>Silviculture 15:23, 22 tháng 10 2006 (UTC)

Ý kiến của em đúng nhưng chưa đủ, Thái Cực Quyền theo như mọi người biết ban đầu là một trong ba bài quyền thuộc môn phái Võ Đang, nhưng cả 3 bài đó sau đã thành 3 phái. Lịch sử sáng lập các môn phái trên thế giới cho thấy có những bài quyền kinh điển hoàn toàn có thể xiển dương để từ đó phát triển thành một môn phái khác (chẳng hạn các bài Mai Hoa Quyền, Ngũ Hình Quyền, Hình Ý Quyền, kể cả Thiếu Lâm cũng bắt đầu từ Thập Bát La Hán Quyền đó chứ). Hệ phái Dương Gia, Trần Gia thái cực đã sử dụng bài Thái Cực Quyền nguyên khởi, chiết chiêu, phát triển nó, tạo ra nhiều cách tập luyện (dưỡng sinh, chiến đấu), nhiều bài binh khí (côn, kiếm, quạt) v.v. Phương Tây nói đến Thái Cực Quyền như là một trong 8 môn phái võ thuật lớn nhất thế giới (Wushu, Thái cực quyền, Taekwondo, Karatedo, Quyền Anh, Aikido, Kendo, Judo) (xin xem từ điển bách khoa điện tử Encarta).

Thái cực quyền có phải chỉ là một bài quyền sửa

Thái cực quyền không phải chỉ là một bài quyền có nhiều dị bản. Thực chất, tất cả các môn võ thuật đều có bài quyền và có thể có nhiều dị bản. Thái cực quyền hướng tới nội công, hóa giải công lực. link4biz 15:45, 22 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi có 1 thắc mắc quanh bài quyền nay mong quý vị giải thích, trước đây, trong ngày giỗ nữ anh hùng Triệu thị Trinh tại đền thờ của bà ở Thanh Hóa, có 1 võ phái biểu diễn võ thuật, và có 1 bài quyền, nó có tên là Thái cực quyền nhưng lối biểu diễn của nó khác lối đi thônmg thường mà tôi hay thấy trong sách báo, tôi không hỏi nhiều vì rất vội, không có thời gian gặp hỏi vị võ sư trình diễn, phải chăng đây là 1 dị bản. (Những bản quyền có dị bản là những bản quyền mà về căn nguyên thì các dị bản là như nhau, nhưng chỉ khác đôi chút về các động tác, các bước di chuyển).--silvi 10:53, ngày 17 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có thể đó là bài Dương gia Thái cực quyền đầy đủ mà ở Hà Nội thi thoảng vẫn thấy các cụ tập, khác với bài Thái cực quyền giản hóa 24 thức. Cũng có thể là bài Thái cực trường sinh đạo do cố trưởng môn Song Tùng phát triển. Lục thử cuốn sách "Thái cực trường sinh đạo" ở nhà nhưng chưa tìm thấy, chỉ nhớ bài này 24 thế, có đặc điểm khác các bài thái cực khác là đánh trên một mặt phẳng, đầu không nhấp nhô theo đòn thế, nền nhạc là bài Thiên thai của Văn Cao. Các động tác ít uyển chuyển hơn bài Thái cực quyền giản hóa của Dương gia. Nếu nhớ không nhầm thì Thái cực trường sinh đạo của Việt Nam có thể coi là Tôn gia thái cực. Nó được UNESCO Hà Nội công nhận là bài tập mang tính dân tộc. Năm 1999, Viện Thể dục Thể thao tổ chức hội thảo về bài tập này và sau đó đưa phong trào lan rộng cả nước. Xem thêm http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=26782&ChannelID=7 Khương Việt Hà 04:01, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phần bị xóa từ bài. sửa

Đoạn dưới đây đã bị xóa từ bài với lý do "chép từ trang web khác" (không biết trang nào). Tôi phục hồi tạm vào đây. Tmct 15:51, 22 tháng 10 2006 (UTC)

TÔI VIẾT THÊM BÀI NÀY DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI YÊU CUỘC SỐNG.

MỘT PHÁT MINH VĨ ĐẠI

Thái cực quyền một phát minh vĩ đại của người Trung quốc. Và cho đến nay đã được hàng triệu người luyện tập trên khắp thế giới. Tại sao môn này lại có sức hấp dẫn như vậy ? các bạn có nên tập thái cực quyền ?

MANG LẠI ĐIỀU GÌ CHO CUỘC SỐNG?

Thái cực quyền mang lại điều gì cho các bạn ? Một ý chí bền bỉ, một tinh thần sản khoái, một sức khỏe tuyệt vời, một vóc dáng tối ưu, một phương thuốc phòng ngừa bệnh tật, một liều thuốc chữa dứt điểm nhiều bệnh mãn tính, một nền tảng đạo đức và triết lý sống, một cách phòng vệ hữu hiệu... rất nhiều. Quan trọng nhất là có thể sống lâu trên trăm tuổi. (Trương Tam Phong 145 tuổi)

LỜI GIẢI THÍCH TẠI SAO ?

Bạn có thể không tin chăng ? nhưng sau đây tôi xin trình bày nguyên nhân, giải thích và kết quả nghiên cứu... bằng ngôn ngữ bình dân mà không đi sâu vào chuyên môn khó hiểu.

Sự sống của chúng ta nhờ vào năng lượng của phản ứng oxy hóa. Trong phản ứng đó cần hai thứ thức ăn và không khí. Nếu không có thức ăn hoặc không khí chúng ta sẽ chết. sự cung cấp cân bằng hai hai thứ này sẽ làm cho con người khỏe mạnh, không bệnh tật.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TẬT

Thường có hai nguyên nhân chính: suy yếu các cơ quan hay vi trùng, siêu vi trùng tấn công.

Trong trường hợp chúng ta ăn nhiều thức ăn mà không cung cấp đủ không khí lượng dinh dưỡng dư thừa sẽ đọng lại trong cơ thể làm chúng ta béo phì, máu nhiễm mỡ, nghẽn mạch, máu tiểu đường, huyết áp, tai biến mạch máu, tim, gan... suy yếu các cơ quan nội tạng. Mặt khác các chất độc hại dư thừa lâu ngày không được giải phóng sẽ dẫn đến biến đổi gien và gây ung thư. Các bệnh này do mất cân bằng dinh dưỡng.

Mặt khác nếu thiếu oxy không đủ máu (mang bạch cầu diệt vi trùng) đến các cơ quan nội tạng sẽ không đủ khả năng kháng bệnh tật.

Bạn sẽ hỏi ai cũng thở sao lại thiếu không khí được ? rất dễ giải thích, cơ quan cung cấp ôxy là phổi, trong khi đó phổi của bạn bị suy yếu theo tuổi tác không còn như lúc trẻ. Hơn nữa người ta chứng minh rằng buồn phổi của con người ở thể xốp và có % thể tích rất lớn so với cơ thể lúc bạn mới sinh ra. Nhưng theo thời gian ít luyện tập, thở sâu làm cho nó thoái hóa bớt đi phần thể tích xốp ít dùng đến. Điều này dẫn đến lượng khí cung cấp không đủ trong một thời gian dài mà ta không biết, hậu quả là bệnh tật như đã nêu ở trên.

Thái cực quyền giúp bạn luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể. Rèn luyện phổi của bạn, đặc biệt là tăng thể xốp tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (người ta còn gọi là hoành cách mô).

THÁI CỰC QUYỀN PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH

Khi bạn tập thái cực quyền giúp bạn tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi của bạn cung cấp đủ lượng oxy các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất. (GIẢM BÉO)

Khi oxy đầy đủ sẽ làm cho tim bơm máu đỏ nhiều dưỡng chất hơn đến các cơ quan nội tạng, giúp chúng hoạt động tốt hơn.

Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu giúp cọ rữa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều huyết cầu trắng đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng được các loại vi trùng vi rút xâm nhập cơ thể. (DIỆT VI TRÙNG VÀ KHÁNG KHUẨN)

Sự lưu thông máu huyết. thông các mạch máu làm giảm các nguy cơ tim mạch tăng cường, đem dinh dưỡng đến nhiều cơ quan, mang sự sống đến cho co thể.

TĂNG CƯỜNG CHỨC CÁC KHU CHỨC NĂNG CỦA NÃO

Khi bạn tập thái cực quyền có nhiều lúc phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có nhưng lúc bạn chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi.

Như bạn biết một khu trong não sẽ điều khiển chức năng hoạt động của cơ thể. Khi một đứa trẻ mới sinh ra chưa biết làm gì cả,chỉ biết quơ chân tay, muốn cầm cái gì cũng khó khăn, ngượng ngạo, qua quá trình luyện tập đi, đứng nằm ngồi, hoạt động cơ bắp, làm việc dần dần sẽ làm rèn luyện được các kỷ năng khéo léo của tay chân. Tất cả các kỷ năng này sẽ mai một khi về già, lớn tuổi hay ít hoạt động chân tay. dẫn đến chân tay luống cuống không điều khiển được. Khi tập thái cực quyền thường xuyên với các động tác rất phức tạp đã được tối ưu hóa về mặt cơ học. Sẽ làm kích thích ổn định tạo một phản xạ có điều kiện sâu sắc trong não, cải thiện đáng kể khu điều khiển hoạt động trong não.

Tập thái cực quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí(chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho giảm tress cân bằng tinh thần...

MỘT NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC

Với các chiêu thức chậm chạp, nhẹ nhàng khoang thai, nhân bản bạn sẽ bỏ lại tất cả những áp lực đời thường, những sự đua tranh, đố kị, nóng nảy, tham lam, hung dữ... trở về với trạng thái sơ khai của con người đó là vô vi, chất phác hòa mình với vũ trụ theo đúng các quy lục phản phục.

Người xưa đã dùng trạng thái vô vi như một đích nhắm cho đạo tu tiên, tu thành tiên. Đây là một thế giới siêu cực lạc giữa đời thường. Làm cho con người sống với nhau tốt hơn.

SẢN PHẨM TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

Một sản phẩm của nền triết học phương đông, sự sáng tạo ra môn thái cực quyền có rất nhiều truyền thuyết gây tranh cãi. Chúng ta không quan tâm đến sự tranh cãi này vì chuyện xảy ra đã lâu không biết thực hư đúng sai thế nào. Ở đây chỉ quan tâm đến cái gốc của vấn đề từ tư tưởng của lão tử với tác phẩm 2000 chữ "lão tử đạo đức kinh". Đây chính là khởi nguồn của môn thái cực quyền, một triết lý sống, một chân lý của cuộc sống. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo các tài liệu về lão tử. Hướng cuộc sống đến với chân lý hạnh phúc của con người.

MÔN VÕ MANG NHIỀU TÍNH NHÂN VĂN

Các môn võ khác người ta thường dùng biểu tượng, bắt chước động tác của những loài động vật hung dữ như hổ, đại bàng, những loài độc vật như rắn... làm cho người tập có thể xuất hiện tính cách nóng nảy hung dữ và sát thủ hơn, còn ngược lại nét chính yếu của thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tưn nhiên mang tính lãng mạng và nhân văn ví dụ như: vân thủ (nghĩa là chiêu thức như mây trắng bay giữa trời xanh), bạch hạc lượng xí (con chim vui hạc múa), ngọc nữ xuyên thoa (thiếu nữ may áo), song phong quán nhĩ (gió thổi qua tai), thất tinh thượng bộ (theo vị trí chòm sao trên trời), chuyển thân bài liên (đóa hoa sen lay động trước gió), như phong tự bế (đóng cửa). Những chiêu thức rất đời thường cuộc sống lãng mạng và nhân văn không hại ai cả tuân theo luật trời đất, nhưng bên trong đó chính là sức mạnh huyền bí của tự nhiên, cũng là môn bí truyền nội công nhắm đến của thái cực quyền. Rất thâm thúy và sâu sắc.

MỘT MIẾNG ĐỂ TỰ VỆ PHÒNG THÂN

Có một điều đơn giản thế này gần như một nguyên tắc cuộc sống: người nhỏ con, người thấp bé, người nhỏ tuổi, con gái yếu đuối, người già cả... là những đối tượng được xem là dễ bị tấn công nhất. Điều này bắt nguồn từ bản năng động vật thấy đối tượng yếu hơn, nắm chắc phần thắng thì mới tấn công.

Môn thái cực quyền cho phép bạn, một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn. Cũng có một nguyên tắc thật hay đó là người hung dữ, tâm ác, có nguy cơ hay tấn công người khác thì lại là loại hoàn toàn không có đủ tố chất để học môn này (có lẽ là lý lẽ của tạo hóa).

Dựa vào nguyên lý cơ học rất căng bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất, lợi dụng lực quán tính... để hóa giải, phòng thủ tấn công... nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết thái cực quyền thì kẻ tấn công càng mạnh sẽ bị ăn đòn phản công càng nặng, thật là thích đáng cho như kẻ dùng đòn nặng với người khác yếu hơn mình.


(bài này còn nữa, tôi sẽ viết tiếp vào dịp sau)

ai muốn trao đổi kiến thức xin liên hệ: changialai@yahoo.com

Tôi đã dùng nội dung này để thêm vào trong bài viết chính.--Silviculture 08:49, ngày 6 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị viết bài sửa

Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái Newone 07:20, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Chuyển nội dung từ bài Hồng quyền sửa

Nguồn Gốc Thái Cực Quyền sửa

Có nhiều tài liệu cho rằng Thái Cực Quyền là của Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) là môn đồ của Thiếu Lâm Tự Tung Sơn Hà Nam sau này sáng lập ra võ phái Võ Đang. Song, theo các tài liệu võ thuật của người Trung Hoa khảo cứu trong cuốn Quốc Kỷ Luận Lược của Từ Triết Đông (đã được dịch giả Trí ChiHồ Hiếu Vũ dịch sang tiếng Việt với tựa đề là Lược Khảo Võ Thuật Trung Hoa do nhà xuất bản Võ Thuật Tùng Thư Sài Gòn xuất bản tại Sài Gòn ngày 10 tháng 12 năm 1973) thì đây là truyền thuyết không đáng tin cậy. Theo tài liệu Thái Cực Quyền Thường Thức Vấn Đáp do tác giả Trương Văn Nguyên (dịch giả Đàm Trung Hòa dịch sang tiếng Việt) thì làng Trần Gia Câu không có liên quan gì đến giả thuyết về Trương Tam Phong cả và Thái Cực Quyền ngày nay chính là Thái Cực Quyền xuất xứ tại làng Trần Gia Câu, Hà Nam (Xem thêm tài liệu Thái Cực Quyền trong mục Tham Khảo phía dưới bài).

Thái Cực Quyền của làng Trần Gia Câu do Trần Vương Đình sáng tạo chính là nguồn gốc của Thái Cực Quyền ngày nay.

Các Dòng phái Thái Cực Quyền ngày nay sửa

Theo tài liệu Thái Cực Quyền Thường Thức Vấn Đáp do tác giả Trương Văn Nguyên thì có bảy nhà như sau:

Thật ra ở Trung Hoa và ngay trong hệ thống quyền thuật Thiếu Lâm không có sự phân biệt Thiếu Lâm QuyềnThiếu Lâm Danh Gia, đây là thuật ngữ do người đời sau thêm bớt mà thành.

Theo thống kê toàn Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung ương Bắc Kinh, tất cả các phái võ có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Tự và ngay cả tại Thiếu Lâm Tự (Tung Sơn Hà Nam) có tất cả trên 500 bài quyền Thiếu Lâm, một con số đồ sộ khổng lồ và không ai có thể học hết được cả đời.

(Phần này là của LeLong, tôi chỉ chuyển sang đây để có thể bổ sung cho bài chính)Lưu Ly 03:27, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bỏ một số đoạn sửa

Tôi bỏ một số đoạn trong phần "Tính nhân văn trong Thái cực quyền": Trong phần lớn các bộ môn võ thuật thường dùng biểu tượng, bắt chước động tác của những loài động vật hung dữ như hổ, đại bàng, long, báo, miêu những loài độc vật như rắn làm cho người tập có thể xuất hiện tính cách nóng nảy, hung dữ và sát thủ hơn; còn ngược lại nét chính yếu của Thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tự nhiên ít nhiều mang đặc tính lãng mạn và nhân văn, và Những chiêu thức rất đời thường cuộc sống lãng mạn và nhân văn không hại ai cả tuân theo luật trời đất do một IP đưa vào từ 17:23, ngày 22 tháng 1 năm 2007, bởi nó sẽ không giải thích được tại sao trong Thái cực quyền có những chiêu như: Trảm thủ (tay chém); Bạch xà thổ tín (Rắn trắng nhả độc); Phục hổ (Hổ nằm phục); Đả hổ thức (Thế đánh hổ) v.v.

Ngoài ra, tôi cũng bỏ một loạt các câu về phương diện tự vệ của Thái cực quyền, như: Có một điều đơn giản thế này gần như một nguyên tắc cuộc sống : người nhỏ con, người thấp bé, người nhỏ tuổi, con gái yếu đuối, người già cả... là những đối tượng được xem là dễ bị tấn công nhất. Điều này bắt nguồn từ bản năng động vật thấy đối tượng yếu hơn, nắm chắc phần thắng thì mới tấn công, Môn thái cực quyền cho phép bạn, một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn. Cũng có một nguyên tắc thật hay đó là người hung dữ, tâm ác, có nguy cơ hay tấn công người khác thì lại là loại hoàn toàn không có đủ tố chất để học môn này (có lẽ là lý lẽ của tạo hóa).. Đó là những câu thiếu trung lập, thiếu kiểm chứng và mang nặng cảm tính, tồn tại trong bài đã quá lâu.

Ngoài ra, tôi cấu trúc lại phần "tác dụng đối vơi sức khỏe" và rời tiêu bản ra khỏi bài để tránh bài bị phá vỡ bố cục. Việt Hà (thảo luận) 15:42, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bảng phả hệ nhân vật Thái Cực quyền sửa

Tôi vừa đưa vào danh sách phả hệ nhân vật Thái Cực quyền đầy đủ nhất hiện nay do tôi tham khảo từ nhiều danh mục phả hệ Thái Cực quyền mà tôi search trên www.google.com, phiền nỗi sau khi tôi biên tập lại thì nó vừa là bảng phả hệ nhưng lại được trình bày theo tên Latin hóa của chữ Hán, do tính cách đặc biệt là nó giống như bảng thuật ngữ tự điển Latin hóa, và đó cũng chính là từ khóa để search tên các nhân vật tìm các video clip hay các bài viết về họ trên www.google.com và www.youtube.com, đặc biệt hơn là các nhân vật Trần gia Thái Cực quyền thì ở Việt Nam không ai biết nguồn gốc rõ ràng và đầy đủ, do vậy tôi đã cố gắng biên soạn và sắp xếp 4 dòng Trần gia Thái Cực quyền mà xuất phát ban đầu là 2 dòng của Trần Nhữ Tín và Trần Sở Nhạc (thậm chí không ai biết 2 nhân vật này) trong khi ở nước ngoài tài liệu tiếng Anh và tiếng Trung thì viết về họ đầy dẫy. Xin các bạn thông cảm cho tính cách đặc biệt của tài liệu không thể khác, còn ai nghĩ sửa đổi tiện hơn thì tôi xin mời, nhưng xin nói trước rằng ở Việt Nam nói về Trần gia Thái Cực quyền thì không ai biết nguồn gốc rõ ràng, do vậy đây là nguồn tham khảo mà tôi mong đừng sửa đổi, ngay cả tên các nhân vật Trần gia TCQ mà không biết thì tên Latin của họ lại càng không có người biết ngọai trừ vài nhân vật (rất ít) hiện nay quá nổi tiếng mà nhiều người biết như Trần Phát Khoa, Trần Chiếu Khuê, Trần Chiếu Phi, còn lại thì chẳng ai biết họ là ai.Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 03:42, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sửa đổi sửa

Nhiều đoạn trong bài có thể tách thành bài riêng, chẳng hạn như mục Nhánh thứ nhất Trần Gia – Tân giá (Xin jia) truyền từ nhánh Trần Sở Nhạc có thể tách thành bài viết Thái cực quyền Trần Gia - Tân Giá.--Silviculture (thảo luận) 05:55, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin Chào Quí vị,

Quí vị có tham khảo bài Thái cực quyền đăng trong Thể Thao của hai tác giả Nguyễn Quí Jacques và Dufresne THomas. Xin quí vị đăng bài đó trong phần tham khảo. Cám ơn Quí vị. Nguyễn Quí.

Đôi điều bàn về Thái Cực Quyền_Viết bởi: Ngô Hồng Việt (Hải Phòng) sửa

Trước hết, xin được chia sẻ và bày tỏ sự cảm phục với những người đã bỏ công tìm tòi, nghiên cứu, cả về lý thuyết lẫn thực hành, giúp cho môn học Thái Cực Quyền ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những vấn đề thuộc về lịch sử, dù còn có những điểm khó khảo chứng, cũng đã mang tới cho người học một cái nhìn sơ lược. Xin được gạt bỏ tiểu tiết, mà đi thẳng vào thực chất, mong những người mới học không bị "khu rừng lý thuyết" làm mê hoặc. Thái Cực Quyền - ngay từ tên gọi, nếu hiểu rõ, cũng có thể theo đó mà xuôi theo dòng chảy của Đại Đạo. Xin được có đôi lời Gợi Mở, mà chưa dám nói thẳng, vị nào hiểu được thì hiểu. Vô Cực - Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng - Bát Quái; Vô Giới - Vô Hữu Giới - Hữu Giới; Vô Vi - Vô Hữu Vi - Hữu Vi; Thái Cực phảng phất giữa Gốc(Đạo) và Ngọn(Vạn Vật) Thái Cực là Đường Nối giữa Gốc(Đạo) và Ngọn(Vạn Vật) Thái Cực là Đường Lối từ Ngọn(Vạn Vật) trở về Gốc(Đạo), từ Gốc(Đạo) diễn hóa thành Ngọn(Vạn Vật) ... Sự khác biệt của Thái Cực Quyền chính thống(họ Trần-tạm gọi thế-tức là dòng chính của võ thuật Thái Cực để từ đó phát sinh các giá thức của họ Dương, Vũ, Ngô, Tôn...tùy theo khả năng của mấy người sáng tác "múa máy" theo, những nhánh tẻ đó không bàn ở đây)so với các môn vận động khác nói chung, bao gồm cả cái học "thời thượng" như YOGA và các dòng phái võ thuật Hữu vi là ở điểm nào? Hiểu được điểm khác biệt giữa chúng là hiểu được Bản Chất của Thái Cực Quyền! Xin lưu ý: Tuyệt đối không cưỡng ép hơi thở, hãy để Tự Nhiên. Tuyệt đối không cưỡng ép động tác, hãy để Tự Nhiên. Tuyệt đối không cưỡng ép tâm ý, hãy để Tự Nhiên. Tự Nhiên nhi Nhiên. Chắc chắn sẽ đạt tới Vô Vi nhi Vi-tức là Đổng Kình. "Đổng Kình hậu dũ luyện dũ tinh-biết Đổng Kình rồi càng luyện càng tinh". Muốn đạt được Đổng Kình, chắc chắn phải Vô Vi nhi Vi. Muốn đạt được Vô Vi nhi Vi, chắc chắn phải thuận theo Tự Nhiên. "Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự Nhiên"! ...


xin hỏi Thái Cực Quyền được đưa vào Việt Nam như thế nào? do ai đưa vào? thông qua sự kiện gì? và hiện tại ở VN loại thái cực quyền nào được nhiều người luyện tập nhất?

Lý thuyết cho rằng môn Thái cực quyền do Trương Tam Phong sáng tạo. Ai cũng biết vị này là một Đạo gia nổi tiếng. Cái chuyện cho rằng vị này là môn đồ Thiếu Lâm, sau đó sáng tạo ra Thái cực quyền nghe rất chi là quen quen. Đọc một số sách của Phật giáo cũng vậy, thường cho rằng chỉ Phật giáo là tối thượng, Đạo gia không so bì được, haizzz! Nói rằng ông tổ của Thái cực quyền đó là môn đồ của Thiếu Lâm, phải chăng chỉ là một chiêu PR?! Vị nào thâm nhập vào vận động của Thái cực quyền chính thống (tôi không muốn gọi là Thái cực quyền họ Trần, vì biết đâu họ Trần cũng chỉ là một trong những "người học" sau) sẽ thâm cảm được dạng vận động rất kỳ lạ riêng có của Thái Cực, mà phải khẳng định một cách chắc chắn rằng, Thiếu Lâm cũng không thể đạt tới dạng vận động đó. Một dạng vận động giống như "Thiên chi đạo, kỳ du trương cung dư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi, hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi!", một dạng vận động mà tự nhiên âm cực sinh dương, dương cực sinh âm, co giãn liên tục, tự sinh ra lực. Dường như Thái cực quyền được phát sinh trong quá trình phát động công tự nhiên vô vi của Đạo gia-môn công phu tối thượng đại thừa. Và về sau, mỗi người tập, tùy thiên tư, lại cải biến dần dần mà hình thành như ngày nay. Đó gọi là trong Vô sinh Hữu, Hữu lại hóa Hữu bất tận... (Viết bởi Ngô Hồng Việt-Hải Phòng)

TUY NHIÊN PHẢI KHẲNG ĐỊNH RẰNG, VỊ NÀO MUỐN HIỂU THÁI CỰC QUYỀN CHÍNH THỐNG, THÌ PHẢI NÊN NGHIÊN CỨU TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN

Tôi thấy có câu hỏi của một quý vị đăng trong phần thảo luận của tôi, xin được chân thành trả lơi rằng: xin thứ lỗi cho tôi vì thú thực tôi không biết Thái cực quyền được truyền vào Việt Nam từ lúc nào, nhân sự kiện gì. Tôi chỉ biết tại Việt Nam hiện nay, số người luyện Dương thức là rất phổ biến, đông đảo người tập, vì hầu hết là toàn người già luyện dưỡng sinh. Hệ thống thi đấu Thái cực quyền trong Wushu về phần Taolu cho người trẻ thì có bài tích hợp các động tác của 5 họ: Trần, Dương, Ngô, Vũ, Tôn - nhưng lấy họ Dương làm nền. Còn về bài của người già thì lấy 24 thức quyền, cũng là giản hóa từ họ Dương. Cho nên có thể nói, bây giờ nghĩ đến Thái cực quyền, là phần đông quần chúng Việt Nam nghĩ đến môn cho người già! Nhiệm vụ của những người yêu thích võ thuật Thái cực quyền chính thống như chúng ta, là phải bắt tay nhau xiển dương dòng gốc võ thuật Thái cực, nghĩa là giá thức họ Trần, để sau này đưa Thái cực Thôi thủ vào hệ thống thi đấu chính thức của thể thao thành tích. Tại sao không?

Quay lại trang “Thái cực quyền”.