Thảo luận:Thánh vật ở sông Tô Lịch

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Conbo trong đề tài Một lần nữa, xin xoá

Đề nghị xoá sửa

Đề nghị xóa vì không có ý nghĩa bách khoa. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:35, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi bài này không nên xóa. Đề tài này nói về các chuyện kỳ bí xung quanh trận đồ bát quái tại sông Tô lịch. Tuy nhiên bạn nào hiểu biết nhiều về phong thủy nên viết thêm những lời giải thích về địa lý phong thủy nước ta. Vì sao Cao Biền lại trấn yểm tại đó và nó có ảnh hưởng gì đến Hà nội hoặc cả nước sau khi nhổ các cọc gỗ lên. Trận đồ bát quái đó xây dựng trên lý thuyết gì...
Mời các bạn có hiểu biết về phong thủy viết thêm đề tài này làm từ điển ngày càng phong phú và đa dạng các lĩnh vực hơn. thảo luận quên ký tên này là của 165.228.133.11 (thảo luận • đóng góp).
Tôi cho là bài này có nhiều thông tin không xác thực, báo chí nhiều khi cũng linh tinh trong mấy chuyện này. Giả sử các sự kiện là có thật xin cho biết đã có các nhà khoa học hay người đại diện chính quyền nào thẩm định, xem xét việc này chưa. Nếu thông tin mơ hồ thì chỉ cần viết sơ vào mục tin đồn trong bài sông Tô Lịch. Nguyễn Thanh Quang 10:47, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cụ thể là cần xác thực cái gì nữa?
  • Chuyện thân nhân người ta gặp nạn/chết thì chắc không ai dám bịa ra được. Hơn nữa đã có mấy bác GSTS"phát biểu" về "hiện tượng thân nhân gặp nạn hàng loạt", nên có thể gọi một cách "xác thực gián tiếp".
  • Chuyện đào được xương/cổ vật/cọc lim thì cũng là mấy bác GSTS nhận xét, nghĩa là có thể vin vào đó mà cho là có nguồn kiểm chứng.
  • Chuyện anh kỹ sư nọ bảo "không nên làm", thầy tướng kia bảo "hạn nặng lắm"...khó mà kiểm chứng được thì tôi đã xóa đi hết cả rồi.
Tmct 08:29, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thực sự nếu có những chuyện này chắc tất cả các báo đã ầm ĩ, không chỉ có "Bảo vệ pháp luật". Còn chuyện gán ghép nhân-quả là chuyện quá phổ biến: có thể có đào thấy xương cốt, có thể có người chết, nhưng ghép những việc này với nhau tôi cho là võ đoán và phi lô gích, có thể thực hiện công trình củ chuối rồi đổ cho thần thánh. Nguyễn Thanh Quang 10:46, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với ý kiến bạn Tmct, hiện nay bài viết khá trung lập, chỉ nêu ra các hiện tượng trùng hợp và 1 vài ý kiến của các nhà khoa học chứ bài viết đâu có kết luận gì. Các bạn lưu ý là các chuyện tai nạn đối với công nhân và người thân của họ được đăng trên báo từ lâu rồi. Tôi không nhớ Báo Tiền Phong hay Báo An Ninh Thế Giới nhưng hồi đó chẳng hề nhắc gì đến ông Nguyễn Hùng Cường, (vì ông đâu chưa bị tai nạn gì). Sự kiện này đã mới đây bàn tán trở lại sau khi có loạt bài về tìm mộ của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và chắc ông Nguyễn Hùng Cường quyết định viết bài báo với mục đích kiếm chút nhuận bút hoặc muốn nổi danh hoặc muốn thanh minh cho em gái mình, cái đó tùy các bạn suy xét. Tôi chỉ có kết luận là tính xác thực của những thông tin trên bài này rõ ràng không cần bàn cãi thêm vì các mẩu chuyện riêng của ông Nguyễn Hùng Cường như bán đồ cổ, bạn ông sang Lào... đã đượ loại bỏ. Hoduly 12:05, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)hodulyTrả lời

Nếu ai có khả năng thì giúp viết cụ thể. Tôi đọc xong không biết thánh vật này là vật gì, bao gồm những gì, có ý nghĩa hay nguồn gốc trên góc độ khảo cổ học như thế nào. Trận đồ bát quái là trận đồ như thể nào, có ai có thông tin hay hình vẽ của nó không? Ngoài tất cả các mô tả cụ thể như tôi gợi ý trên, tất cả các chi tiết huyền ảo (tôi không khẳng định là có thực hay không) trong bài hiện nay không có một giá trị bách khoa nào. Sau khi wiki hóa, ta nên tóm lượt nội dung đang có vào một vài câu, để gắn các sụ kiện liên quan này vào bài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:25, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thánh vật sửa

Từ "thánh vật" trong tên bài nghĩa là gì nhỉ? là "vật thần thánh" hay với ý "bị thánh vật" như trong câu rủa: "Cái con giời đánh thánh vật kia!!!! Mày chết bờ chết bụi đi cho tao nhờ!" ? Tmct 11:54, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không hiểu tên bài có ý "các di chỉ tìm được là các vật thiêng thần thánh" hay là "nhiều người đã bị thánh vật vì phạm vào nơi thiêng". Dù cách hiểu nào là đúng thì từ "thánh vật" vẫn có vẻ không được "văn phong bách khoa" cho lắm. Tôi đã phải đánh nghiêng để làm rõ ý nó là một cái tên được người ta đặt. Tmct 12:07, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xem wikt:vật, nghĩa 7. Từ này có vẻ dân dã. Nguyễn Thanh Quang 12:11, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nhưng mà ở [1] có câu: Ngày nay, Hòm bia thánh vẫn còn tồn tại, và không ai dám đến gần thánh vật, sợ Thượng đế nổi trận lôi đình. Tmct 12:40, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhập vào bài Sông Tô Lịch? sửa

Liệu có nên nhập vào bài Sông Tô Lịch không nhỉ? Nói trắng ra thì ta chỉ có các thông tin chắc chắn là một số di vật được tìm thấy ở lòng sông. Còn các sự kiện "kì bí" xung quanh thì mới có một nguồn kể (một tác giả mấy bài báo). Chưa thấy có nguồn độc lập va bình luận của các "chuyên gia". Để làm bài riêng thì liệu wiki có vẻ "chạy theo báo chí" quá không? Tmct 12:01, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nên nhập vào bài Sông Tô Lịch, hơn nữa trong bài có những chi tiết huyền bí, siêu nhiên, chưa được sự kiểm chứng của khoa học thế giới, vì thế nên lập một phần "Các sự kiện được cho là siêu nhiên" trong bài Sông Tô Lịch. --Saigon punkid 16:53, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ sự kiện này đã đủ ầm ĩ để có thể thành một bài riêng. Không nên nhập vào bài sông Tô Lịch.--Sparrow 21:53, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Sông Tô Lịch là sông Tô lịch, đây chỉ là 1 sự kiện liên quan và ầm ĩ trong dư luận vì vậy nên viết thành bài riêng và tạo liên kết ở bài Sông Tô Lịch là đủ.
Từ "Thánh Vật" ở tiêu đề mạng ý nghĩa động từ "bị Thánh vật" hơn là danh từ. Cả cụm từ Thánh vật ở sông Tô Lịch" như là 1 hiện tượng được nhắc đến từ lâu ở Hà Nội (từ năm 2002) vì vậy để nguyên tiêu đề và coi nó như một sự kiện được dư luận nhắc đến nhiều.

203.160.1.48 05:18, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)sodoku Chẳng hiểu làm sao lại có người đưa những thông tin như thế này lên đây nhỉ. Theo như tôi được biết thì sự kiện này được làm ầm ĩ lên chỉ sau khi có những lời kể "tường thuật" của người bị hại trên các mặt báo , và những lời kể này là phần lớn là vô căn cứ và bịa đặt.Theo PGS.TS Đỗ Văn Ninh:ông cường bịa đặt tới 90%,(mặc dù con số PGS.TS Đỗ Văn Ninh đưa ra cũng thật là ước lệ ^_^ .Chẳng qua sự việc được đồn thổi và trở thành món quà buôn chuyện , lợi dụng sự tò mò hiếu kỳ của dân chúng, và chẳng có gì đáng để được ngự một chỗ trên wiki này Eureka 02:19, ngày 30 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một lần nữa, xin xoá sửa

Kết quả biểu quyết: Giữ. Xem Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/2007/07#Sự kiện thánh vật ở sông Tô Lịch.
  • Đây rõ ràng chỉ là một vụ náo loạn của truyền thông (lá cải), không có chứng cứ khoa học, cũng không phải là một truyền thuết đô thị nổi bật để được nêu trên wikipedia, xin hợp nhất với Sông Tô Lịch. Cảm ơn. --Saigon punkid 14:10, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu chuyển bài, sau đó xóa, tôi nghĩ phần thảo luận cần được chuyển sang bài Sông Tô Lịch. Là người khởi xướng xóa bài, nhưng bây giờ thì tôi sẽ cố gắng thuyết phục giữ sự tồn tại nội dung và thảo luận của bài Thánh vật ở sông Tô Lịch vì ý nghĩa giáo dục của nó. Theo tôi, khi đọc bài và thảo luận bài, độc giả sẽ hiểu được quan điểm của Wikipedia đến những hiện tượng tương tự. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:58, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wikipedia không được quyền có ý kiến về một sự kiện, xếp loại nó vào đúng/sai, truyền thuyết/sự thật, khoa học/tin đồn... Một tin đồn, khi có một số lượng lớn người nhắc đến (các nhắc đến này có thể kiểm chứng trên báo, radio, TV...) dù phản khoa học, sẽ được Wikipedia nói đến. Trong bài, các tài liệu sẽ được nêu ra, các ý kiến của người tin và các chứng minh của các nhà khảo cứu là nó phản khoa học phải được đưa ra để người đọc quyết định. Nếu bài này bị xóa thì các bài về UFO, ma, truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, thân thoại Hy Lạp, lời đồn Nông Đức Mạnh là con của Hồ Chí Minh... sẽ cũng bị xóa. Mekong Bluesman 21:28, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã nêu là sự kiện này không quá nổi tiếng, chắc chắn sẽ bị lãng quên trong vòng hai năm nữa. Đây không phải tin đồn, truyền thuyết hay hiện tượng siêu nhiên phổ biến, chỉ là được nhắc đến trong một vài tờ báo có mức độ tin cậy không cao ở Việt Nam thôi. Nếu làm thành bài viết riêng thì có cả trăm sự kiện trên báo Pravda hay ANTG cũng có cùng mức độ nổi bật . Có thể viết bài Danh sách các urban legends ở Việt Nam? Các vụ việc như điện thoại ma hay cảm xạ viên, cháu bé hai tuổi biết đọc cũng tương tự như vậy à. Tôi ủng hộ xac1 nhập vào sông Tô Lịch. --Saigon punkid 05:56, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vì tôi hoàn toàn không biết "tin đồn" này có nổi tiếng hay không nên tôi đã viết "các nhắc đến này có thể kiểm chứng trên báo, radio, TV...". Nếu thật sự đây chỉ là một urban legend thì tôi cũng đề nghị xóa. Mekong Bluesman 08:16, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cho đến thời điểm 08:22, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC), đã có 25.200 hit cho việc tìm kiếm một chuỗi ký tự khá dài "Thánh vật ở sông Tô Lịch" (hơn cả số hit nói về chị Phan Thị Bích Hằng, một nhà ngoại cảm) cho thấy sự kiện này không hẳn là "không quá nổi tiếng". Đó là chưa kể sau khi Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật bị phạt nên một số báo khác không dám đăng tải, nếu không số hit chắc sẽ cao hơn nhiều. Điều đó cho thấy, dù là hoang đường, nhưng nó cũng đã thành một sự kiện đáng ghi nhận. Lưu Ly 08:22, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

wikipedia không phải là web chạy theo thời thế , nên không phải cứ có một tin hot, giật gân là đưa hết lên đây.Tôi không tìm thấy một giá trị nào ở bài viết này.Xin cho biểu quyết Eureka 03:51, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Eureka viết "wikipedia không phải là web chạy theo thời thế...". Eureka có thể giải thích câu đó được không? Tôi thấy Wikipedia còn có mục tin tức, mà tin tức thì chắc là phải "theo thời thế".
Nếu Eureka nghĩ là bài này nên được biểu quyết xóa thì nên mang nó vào Wikipedia:Biểu quyết xoá bài và đưa ra lý do để mọi người có thể bỏ phiếu.
Mekong Bluesman 15:25, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ xóa bài này! Sau khi xôn xao dư luận, nhiều người chuyền tay nhau photo bản báo có cái tên "Thánh vật", nhiều báo lá cải xúm xít vào viết ăn theo thì sau đó một số báo cải chính và hiện nay chuyện này đã "chìm xuồng", ko có giá trị gì hết. Nói thêm một tí: từ ngày đầu tiên khi thấy thiên hạ bắt đầu xôn xao về cái này, tôi vẫn khẳng định rằng nó là một chuyện vớ vẩn. Khương Việt Hà 02:23, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã đưa vào Biểu quyết xoá bài, mời mọi người vào bỏ phiếu! conbo 02:54, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Kết quả biểu quyết: Giữ. Xem Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/2007/07#Sự kiện thánh vật ở sông Tô Lịch.
Quay lại trang “Thánh vật ở sông Tô Lịch”.