Thảo luận:Wushu

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Viethavvh

Có ai có trang web của Hiệp hội Wushu Quốc tế hoặc Châu Á không nhỉ? Và ở Việt Nam? Các đợt thi đấu, kết quả? Thành tích của Thuý Hiền và các vận động viên khác? Newone 02:46, ngày 8 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi được biết sơ sơ thì wushu là một môn võ thuật có nguồn gốc từ võ cổ truyền trung quốc đã dược thể thao hóa. Và như vậy trên căn bản, chúng ta cũng không thể khẳng định rằng môn võ này thiên về sử dụng đòn chân hay không. Bên trung quốc có môn phái sử dụng nhiều đòn chân , nhưng cũng có môn phái thiên về sử dụng tay (nam quyền, bắc cước). Cần chú trọng khi giới thiệu "Wushu (武術) là một môn võ nổi tiếng của Trung Quốc, chú trọng đến các kỹ thuật về sử dụng chân"Silviculture 10:49, 20 tháng 10 2006 (UTC)

Wushu ko phải "là một môn võ", lại càng ko phải là môn "sử dụng nhiều đòn chân". Nó là quốc võ của Trung Quốc, giống cái gọi là Võ cổ truyền Việt Nam mà các cụ ở Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam đang muốn bắt chước bằng cách chọn từ một số võ phái mấy bài tiêu biểu đưa ra tập luyện vậy. Wushu hiện nhấn mạnh tính chất thể thao, tổng hợp tinh hoa của nhiều võ phái TQ, ví dụ Nam quyền, Thái Cực Quyền.09:12, ngày 14 tháng 4 năm 2007 (UTC)

Rất đặc biệt là Trung Quốc sử dụng danh từ chung Võ thuật (武術、đọc là Wushu) như một danh từ riêng để chỉ môn võ tổng hợp hiện đại của đất nước mình. Điều đó gây ra sự nhầm lẫn ít nhiều trong các thảo luận của mục từ Võ thuật. Đúng ra Wushu phải được viết bằng Hán văn là Quốc thuật (國術). Có lẽ họ cho rằng, cái gọi là võ thuật, chỉ là của riêng họ chăng? Y như tinh thần Đại Hán ngày xưa, khi cho rằng Trung Quốc nghĩa là đất nước ở trung tâm của đất trời và vũ trụ; Trung Hoa, là mọi tinh hoa của nhân loại quy tụ ở giữa, còn xung quanh chỉ là Man, Di, Nhung, Địch không xứng đáng là những dân tộc, chứ đừng nói là những quốc gia Khương Việt Hà 05:37, ngày 6 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chuyển nội dung liên quan từ bài Hồng quyền sửa

Wushu và Thiếu Lâm Quyền sửa

Bộ môn Wushu này đã được hệ thống hóa lại tại một cơ quan chuyên môn có thẩm quyền mang tính quốc gia là Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung ương Bắc Kinh. Cách làm này của nhà nước Trung Quốc là noi gương theo Hoắc Nguyên Giáp người đã sáng lập ra Tinh Võ Thể dục Hội tại Thượng Hải đầu thế kỷ 20 với tôn chỉ là "học tập võ thuật để làm tráng kiện thân thể, làm khỏe mạnh giống nòi dân tộc, nâng cao thể lực để làm cơ sở rèn luyện trí lực dân tộc, không để ngoại bang phương Tây uy hiếp". Do đó sau này, tại khắp vùng Đông Nam Á, nơi nào có cộng đồng người Hoa là nơi đó có sân vận động của Tinh Võ Thể dục Hội, như ở Việt Nam tại Sài Gòn - quận 5 trên đường Nguyễn Trãi có Sân Tinh Võ Quận 5 của người Hoa.

  • Võ Thuật Trung Hoa và điện ảnh Các diễn viên võ thuật nổi tiếng của Trung Quốc như Lý Liên Kiệt (Jet Li), Triệu Văn Trác, Chân Tử Đan (hay Chung Tử Đơn) chuyên đóng phim về các danh thủ quyền thuật Thiếu Lâm đều xuất thân học từ Viện Nghiên Cứu Võ Thuật Trung Quốc này cả (Lý Liên Kiệt đã đoạt giải hạng nhì toàn quốc bộ môn Wushu năm mười lăm tuổi (năm 1978) tại Bắc Kinh trong kỹ thuật Trường Quyền.)

Kỹ Thuật Đặc Trưng của Wushu sửa

Kỹ Thuật của Wushu về mặt quyền thuật gồm ba loại quyền: Thiếu Lâm Quyền (Shaolin Boxing), Võ Đang Quyền (Wu Tang Boxing), và Thái Cực Quyền (Tai Chi Chuan) của làng Trần Gia CâuHà Nam.

  • Thiếu Lâm Quyền gồm hai dạng bài quyền là bài Trường quyền (Chang Quan) (tập trung các đặc trưng của Thiếu Lâm quyền bắc phái) và bài Nam quyền (Nan Quan) (tập trung các đặc trưng của Thiếu Lâm quyền nam phái mà chủ yếu là kỹ thuật Trường kiều đại mã trong Hồng quyền Hồng Hy Quan);
  • Võ Đang Quyền gồm Bát Quái Chưởng (Bagua Zhang) của phái Võ Đang; và cuối cùng là
  • Thái Cực Quyền Trần Gia Câu Hà Nam gồm Thái Cực Quyền của Trần Vương Đình sáng tác tại làng Trần Gia Câu ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam cách chùa Thiếu Lâm Tung Sơn hai ngày đường đi bộ (khoảng 50-70 km).
Quay lại trang “Wushu”.