Thảo luận Tập tin:Vietnam inflation over the years.jpg

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi TDA

Tôi không hiểu sao số liệu CPI trung bình tháng trong năm của TCTK và [IMF http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2009/01/weodata/weorept.aspx?pr.x=62&pr.y=7&sy=1980&ey=2014&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=582&s=PCPI%2CPCPIPCH%2CPCPIE%2CPCPIEPCH&grp=0&a=] không khớp. Có sự xào xáo số liệu sao?--Trần Anh (thảo luận) 03:07, ngày 15 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không xào xáo, mỗi bên có phương pháp tính khác nhau. Trần Anh bây giừ mới bít à?--222.254.18.88 (thảo luận) 04:19, ngày 15 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nói hay. Vậy theo cậu thì phương pháp của IMF và TCTK khác nhau thế nào? Và bên nào chuẩn quốc tế hơn?--Trần Anh (thảo luận) 04:22, ngày 15 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Muốn viết bài kinh tế thì tự tìm hỉu đi.--222.254.18.88 (thảo luận) 04:40, ngày 15 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Lần này thì hết hay rồi. Số liệu của IMF ghi rõ nguồn lấy từ TCTK (National Statistical Office). Các nguồn ghi rõ lạm phát tính theo CPI trung bình tháng (annual average), giá cả 2000 (base year 2000). Như vậy ko khác nhau về Base year, Frequency và Aggregation method. Chẳng lẽ khác nhau ở cách chọn rổ hàng hóa (basket of goods)? Loại trừ khả năng này vì IMF ko trực tiếp tính CPI. Để chọn được rổ hàng hóa phải khảo sát giá cả từng tháng của hàng nghìn loại hàng hóa trên khắp các thị trường trong nước. Chẳng lẽ IMF lại cử nhân viên đến từng nước để khảo sát giá cả sao? (IMF ko ngu và ko thừa tiền của để mà bị chỉ trích "can thiệp nội bộ" nước khác). Rõ ràng không có chuyện đó vì IMF ghi rõ là số liệu lấy từ TCTK của mỗi nước. Vậy số liệu khác nhau chỉ có thể là do "lỗi đánh máy"? Cần chú ý rằng trên IMF số liệu cập nhật tới năm 2008, trong khi trên web của TCTK thì đến năm 2009.Sao TCTK ko cập nhật năm 2010? Chẳng lẽ TCTK lại thiếu người vậy sao? Khả năng là họ không muốn nhà đầu tư-doanh nghiệp nhìn vào con số năm trước để kỳ vọng lạm phát cho năm sau. Khi người dân đã mất tin tưởng vào cách quản lý của chính phủ thì họ thường kỳ vọng lạm phát cao hơn mức thực tế có thể. Chính kỳ vọng đó đẩy lạm phát thực lên cao. Khi các cơ quan thống kê và ngân hàng trung ương dưới sự điều hành của chính phủ thì khả năng phải xào xáo số liệu để đáp ứng mục tiêu chính trị là rất cao, nhất là ở các nước mà chính quyền quản lý chặt chẽ mọi hoạt động nhà nước như TQ và VN. Ngân hàng Fed độc lập hẳn với chính quyền Mỹ nên ko chịu bị áp lực chính trị. Vào [đây http://research.stlouisfed.org/fred2/graph/?s[1][id]=CPIAUCSL ] xem cách tính của Fed sẽ thấy khác biệt rõ ràng.--Trần Anh (thảo luận) 05:01, ngày 15 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Quay lại tập tin “Vietnam inflation over the years.jpg”.