Thảo luận Thành viên:Future ahead/Archive04

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Taitamtinh trong đề tài Góp ý

Mời tham gia biểu quyết sửa

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia ý kiến sửa

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:44, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

DNA sửa

Cho xin gỡ lại phiên bản cũ, vì giới thiệu bài thì phải đề tên thuật ngữ rồi mới viết tắt, còn tên viết tắt nằm ở tiêu đề là do tính phổ biến, đa phần các phiên bản wiki khác đều như vậy. Xu hướng chung của các thuật ngữ sinh học hiện nay là không còn cải biến để dễ đọc nữa, tương đối tuân thủ thuật ngữ quốc tế là tiếng Anh, tương tự đối với trường hợp lĩnh vực hóa học, xem thảo luận. Mong bạn xem qua. P.T.Đ (thảo luận) 17:28, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

À, nếu vậy bạn chỉ cần ghi chính xác tên tiếng Việt vào dấu ngoặc và để trong phần phiên âm tiếng Pháp là được. Vì trong bài đã ghi DNA rồi nên tôi đồng ý. Chọn một cái thôi và thống nhất từ đầu đến cuối. Còn cái nào Anh hay Pháp cũng được không quan trọng.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:32, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy sao không đổi lại tên bài thành tên dài. Tôi không hiểu lắm. Thấy cũng ok mà?
DNA ở tiêu đề là do tính phổ biến, ít người biết tên đầy đủ của nó. Còn Axit deoxyribonucleic là tên tiếng Việt hiện nay, còn tên tiếng Pháp phải để vì hiện giờ vẫn còn sử dụng tên viết tắt từ tiếng Pháp, còn phải viết tắt theo tiếng Anh là do xu hướng chung của việc sử dụng thuật ngữ, vì có quá nhiều thuật ngữ phái sinh từ nó nên sử dụng chuẩn quốc tế là hợp lý. Tôi xin giữ lại như ban đầu là hợp lý. P.T.Đ (thảo luận) 17:37, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tên tiếng Việt phải là đê chứ sao lại đe, lê chứ không phải le, vì nó vốn phiên âm từ tiếng Pháp và thời tôi học phổ thông cũng được học như vậy. (đê-ô-xi-ri-bô nu-clê-íc) Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:38, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu nói về phổ biến ở Việt Nam (sách giáo khoa sinh học) thì phải là ADN chứ không phải DNA. Nhưng tôi không coi trọng chuyện đó lắm, miễn là có ghi trong đầu bài là được.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:42, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thuật ngữ hiện thời Axit deoxyribonucleicphiên chuyển từ tiếng Anh chứ không phải phiên âm từ tiếng Pháp nữa. Hai tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học - Nguyên tắc cơ bản và TCVN 5530:2010 Thuật ngữ hóa học - Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học yêu cầu không chuyển d thành đ nữa, dù vẫn đọc như đ trong tiếng Việt. Mọi chuyện là vậy. P.T.Đ (thảo luận) 17:45, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
"Axit deoxyribonucleic" search google ra được hơn 2000 results!Haizzza Big problemFuture ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:07, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chữ é trong tiếng Pháp đọc là ê chứ không phải e đâu. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:47, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Giờ là thuật ngữ phiên chuyển từ Anh rồi, không còn phiên âm từ Pháp nữa. Bạn có thể xem các quy tắc mới ở đây. P.T.Đ (thảo luận) 17:49, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu là phiên âm tiếng Anh thì phải là thế này:/diˌɒk.siˌraɪ.bəʊ.njuːˌkleɪ.ɪk ˈæs.ɪd/ http://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/deoxyribonucleic-acid?fallbackFrom=british-grammar&q=deoxyribonucleic+ Không hiểu.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:55, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đây là phiên chuyển thuật ngữ chứ không phải phiên âm nữa, tức giữ lại tên gốc, trường hợp do quy phạm tiếng Việt nên phải đặt Axit vào đầu, còn từ Acid biến thành Axit là một câu chuyện khác nữa. P.T.Đ (thảo luận) 17:57, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thuật ngữ bây giờ đa số là giữ nguyên hoặc giữ có chọn lọc. Còn việc đọc thì thường tự ngầm hiểu. Không cứng nhắc như những quy tắc cũ nữa để đảm bảo tính quốc tế. P.T.Đ (thảo luận) 17:58, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Một số quy tắc mới: Không dùng dấu thanh và dấu mũ., Phụ âm d không chyển thành đ, dù vẫn đọc như đ trong tiếng Việt. P.T.Đ (thảo luận) 17:50, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy thì tôi xin dời lại phiên bản cũ, đặt thuật ngữ đầu, viết tắt sau, Anh Pháp Việt đầy đủ. Các thuật ngữ hiện giờ đã khác rất nhiều so với trước. P.T.Đ (thảo luận) 17:52, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu mà danh pháp khoa học thì phải dùng tiếng Latinh, đặc biệt trong sinh học.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:57, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tóm lại là ADN hay DNA cũng được không quan trọng. Nhưng mà phiên bản hiện tại trung thành với DNA mà. Sao bạn muốn đổi làm gì nữa? Không hiểu nổi.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:00, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mà DNA đọc là Đê Nờ A hay Đi En Ây? ADN đọc là A Đê Nờ trong cả tiếng Pháp và tiếng Việt nghe thuận miệng hơn.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:03, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi muốn để tên thuật ngữ đầy đủ rồi mới viết tắt, khi đã chỉ ra thuật ngữ trong các tiếng khác. Như các wiki khác như wiki tiếng Anh. Còn danh pháp sinh học mới dùng tiếng Latin, thuật ngữ sinh học đa phần đều là tiếng Anh. P.T.Đ (thảo luận) 18:05, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cách đọc thì tùy bạn, tôi đọc theo tiếng Anh, tôi thấy thuận hơn. P.T.Đ (thảo luận) 18:05, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy thì tôi xin để lại thuật ngữ đầy đủ rồi viết tắt, đúng theo quy cách phổ biến. P.T.Đ (thảo luận) 18:08, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thực sự không hiểu tại sao bạn lại tủn mủn quan tâm cái viết tắt trước hay sau để làm gì nữa. Thông thường người ta thấy tên bài thì người ta sẽ băn khoăn nó là viết tắt của cái gì. Theo đúng trình tự tư duy rồi còn gì nữa?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:12, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vì đây là một bài khoa học, tên đủ phải để trước, viết tắt để sau. Các bài khoa học wiki khác cũng tương tự. 18:15, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Khoa học thì càng phải theo trình tự tư duy chứ. Ai đời lại tư duy ngược bao giờ?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:18, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy thì bạn thử qua bên wiki tiếng Anh đổi ngược lại viết tắt trước rồi đầy đủ sau thử xem sao? Sẽ có nhiều ý kiến góp ý cho bạn hơn. P.T.Đ (thảo luận) 18:21, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn có vẻ sùng bái tiếng Anh quá nhỉ. Tôi ngày nào cũng dùng tiếng Anh trong công việc nghiên cứu khoa học của mình nhưng không sùng bái tiếng Anh đến như vậy. :) Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:28, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Wiki tiếng Hàn đây, có lẽ cũng nên đổi cho phù hợp tư duy: https://ko.wikipedia.org/wiki/DNA. P.T.Đ (thảo luận) 18:24, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tất nhiên rồi, cái gì không hợp thì phải đổi thôi.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:27, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy thì bạn hãy xung phong đổi ở các phiên bản đó trước, vì bạn giỏi hai ngôn ngữ này mà. P.T.Đ (thảo luận) 18:30, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu được các wiki đó chấp nhận thì sẽ có cơ sở tốt hơn cho sửa đổi ở phiên bản Việt hiện tại. P.T.Đ (thảo luận) 18:33, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chẳng liên quan gì nhau cả. Wiki tiếng Việt độc lập với wiki khác mà. Tôi thấy bạn có vẻ yêu thích khoa học thì nên tập suy nghĩ tư duy khoa học, có chủ ý chứ đừng bị thành kiến trói buộc phải chạy theo kẻ khác như vậy.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:35, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Sao lại không liên quan nhỉ, xin cho lý do cụ thể? P.T.Đ (thảo luận) 18:43, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy cần thiết phải để đầy đủ tên gọi trong các nguồn tham khảo, ví dụ sách giáo khoa thì viết thế nào, sách ông tiến sĩ này thì viết thế này, tiêu chuẩn quốc gia A thì viết thế này, tiêu chuẩn B thì viết thế này.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:09, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Giờ thì có mỗi thuật ngữ đó, 1-2 năm nữa SGK sẽ đổi lại theo các tiêu chuẩn trên, đã có thông cáo. Link: http://pbc.moet.gov.vn/?page=1.10&view=1182&spage1=29 P.T.Đ (thảo luận) 18:11, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy thì nên ghi ra là từ năm 2016 ở Việt Nam đổi tên là như vậy vào trong bài. Còn từ khi ra đời thuật ngữ đến 2016 thì dùng thuật ngữ a xit đề ô xi ri bô nu cờ lê ic. Đơn giản vậy thôi. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:15, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chắc phải thêm một mục "tên gọi"! Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:15, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Như thế chỉ phức tạp thêm vấn đề, vì sẽ có hàng nghìn trường hợp tương tự như vậy. Như cũ thì tên tiếng Việt trước, rồi dần giới thiệu tên viết tắt theo các ngôn ngữ Pháp (còn dùng), Anh (quốc tế) là phù hợp. P.T.Đ (thảo luận) 18:17, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thêm mục tên gọi là nâng cao chất lượng bài viết đó vì có thêm nhiều thông tin bổ ích. Hay là bạn lười không muốn viết. :P Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:24, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thêm chưa chắc đã là nâng cao chất lượng, mà có thể chỉ làm phức tạp thêm vấn đề, giữ lại cái cũ không cần thiết. Bây giờ bạn đem cái tên (đê-ô-xi-ri-bô nu-clê-íc axít) học sinh bây giờ lớ ngớ không biết là gì. P.T.Đ (thảo luận) 18:28, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bởi thế nên mới cần mục như vậy. Wikipedia có phải trên giấy đâu mà lo tốn chữ. Nên ghi vào để người ta tra cứu. Bài viết đâu phải chỉ dành cho các em đang học cấp hai, cấp ba hiện nay? Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:32, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy thì sẽ có hàng loạt bài phải đổi lắm đấy, từ a-xít đến axit, từ đ thành d, từ -aza thành -ase, từ -ozơ thành -ose, từ xitôzin thành cytosine. Nhờ bạn thêm vào hàng loạt các bài như vậy cho mọi người cùng hiểu. Thêm và xóa phải có chọn lọc và cô đọng những gì cần thiết. P.T.Đ (thảo luận) 18:38, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
À vì tôi rất bận và không quan tâm đến các bài đó. Nếu như có ai rảnh rỗi thì có thể làm mà, cả bạn nữa nếu bạn thấy hợp lí thì cũng làm được mà. Thôi chào bạn nhé. Tôi phải đi khò khò đây. Have a good night!Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 18:41, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ thử thảo luận với các thành viên khác để có thêm ý kiến về việc có nên mục này vào không, vì vấn đề này bao quát một lượng bài rất lớn nên thay đổi hàng loạt sẽ bị coi là phá hoại. Dù sao thì cũng không sao, vì tôi cũng chỉ muốn những gì có thể là tốt được nhất, có thể do cách nhìn quá khác hay chăng. Cũng chúc bạn ngủ ngon. Tôi ngủ không ngáp khò khò như bạn đâu. Hihi. P.T.Đ (thảo luận) 18:54, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Định lý Bézout sửa

Bài đó sai tên. Tôi xóa và đã có chú thích trong lý do xóa. conbo trả lời 15:58, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

tôi nghĩ tên sai thì chỉ cần nhắc ngta di chuyển đến tên mới là được. Xóa là mất nội dung bài luôn. Mà tên ko chuẩn thôi chứ nó cũng là định lý nhỏ Bezout. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 16:02, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hai bài về định lý Bézout đều đã tồn tại: Định lý BézoutĐịnh lý Bézout về đa thức, vì vậy không thể di chuyển đên tên mới mà chỉ có thể bổ sung vào bài đã có. conbo trả lời 21:32, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn. Tôi sẽ ghi thêm trang định hướng để dễ tìm kiếm.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 07:31, ngày 24 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời


  Xin chào Future ahead, chúc bạn những ngày Tết vui vẻ và một năm mới tốt lành.

Thông điệp này thúc đẩy tình cảm trong cộng đồng và hy vọng nó sẽ giúp bạn thấy ấm áp hơn đôi chút. Hãy lan tỏa tình yêu trên Wiki bằng cách gửi lời Chúc mừng năm mới đến một thành viên khác, một người bạn tốt, hoặc chỉ là một thành viên bất kỳ nào đó mà thôi, dù cho đó có thể là người mà bạn đã từng có bất đồng trong quá khứ.
Wikipedia là dành cho tất cả mọi người! Chúc mừng năm mới và cảm ơn bạn đã dành nhiều công sức viết bài, duy trì và hoàn thiện Wikipedia. Từ: Langtucodoc (thảo luận)

Lan tỏa thông điệp này bằng cách chèn {{thế:Chúc tết 2}} vào trang thảo luận của thành viên khác với một thông điệp thân thiện.

BCB sửa

  Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lê Duy Ứng‎ mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 15:29, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hồ Thanh Đình sửa

Sau khi nghiên cứu các quy định về độ nổi bật và đối chiếu với bên en, tôi nghĩ rằng bài này có thể chưa nhất thiết đưa vào diện xoá do độ nổi bật. Tuy nhiên, bạn nên tiếp tục bổ sung thêm nội dung cho bài viết, đồng thời chuẩn bị lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình vì có thể có thành viên khác đưa ra biểu quyết xoá bất kì lúc nào. Cảm ơn vì những đóng góp của bạn và chúc bạn năm mới bình an. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 03:57, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thank you.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 12:44, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bỏ phiếu chọn bảo quản viên sửa

Theo quy định wikipedia, bạn lưu ý cuộc bỏ phiếu chỉ bắt đầu sau khi ứng viên chấp nhận tham gia trong trường hợp được đề cử. Mọi phiếu trước đó đều vô nghĩa. Vì vậy tôi đã chuyển hai phiếu của bạn sang phần ý kiến và bạn chú ý bỏ phiếu trở lại sau khi ứng viên chấp nhận đề cử. Én bạc (thảo luận) 12:41, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thì ra là vậy. Tôi cứ tưởng mình ghi nhầm chỗ. Thank you.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 12:43, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đổi thể loại sửa

Tôi thấy bạn đang đổi hàng loạt thể loại trong hàng loạt bài liên quan đến thể loại Người từ vùng thành Sinh tại. Các thể loại cũ này đã được kết nối interwiki (để khi dịch máy ra thể loại tự động) và khá ổn định. Bạn nên nêu ra ý kiến của mình và chờ cộng đồng góp ý trước đã nhé. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 05:22, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

À, tôi không đổi thể loại mà chỉ thêm thể loại cho chính xác thôi. Interwiki vẫn giữ nguyên.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 05:24, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017 sửa

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 13:39, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Bài Dòng (thơ) sửa

Chào bạn, thấy bạn gán biển đề nghị xóa bài Dòng (thơ), tôi vào xem thì người viết duy nhất là bạn nên đề nghị này từ bạn có thể được đáp ứng ngay lập tức. Tuy nhiên tôi cũng chưa rõ bài "thử nghiệm" là thế nào, vì nội dung not bad. Việt Hà (thảo luận) 15:47, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài Dòng (thơ) là bạn dịch từ phiên bản tiếng Anh, dịch khá tốt, chỉ cần chuyển thêm các nguồn từ bên WP en sang là có thể xem là hoàn chỉnh. Vì sao bạn lại muốn xóa đi? Xin trả lời sớm vì hiện giờ chỉ có bạn đóng góp lớn cho bài, bạn lại đề nghị xóa thì sẽ được đáp ứng ngay lập tức, nhưng nếu có người đóng góp đáng kể thêm vào thì yêu cầu này của bạn sẽ không thể đáp ứng nữa. Nhưng tôi mong là bạn sẽ cho phép giữ bài. --Langtucodoc (thảo luận) 12:37, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tuần tra lại các trang mới tạo, xem lại bài, và tôi cũng mong bạn sớm phản hồi. Việt Hà (thảo luận) 20:40, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

OK, tôi nhầm. Cảm ơn bạn.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 12:07, ngày 19 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguồn Youtube sửa

Theo tôi ta không nên dẫn nguồn từ Youtube, nó có thể thuộc vào dạng nguồn tự xuất·bản, mà bài viết về người còn sống như Hoài Linh không nên dẫn các nguồn như thế này, ta chỉ nên đem nó xuống phần "Liên·kết ngoài" chứ không nên kẹp vào thẻ ref. Hy·vọng bạn đồng·ý với tôi. - jan Win (tl~đg) 11:44, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

OK, đồng·ý. Tôi phản·đối vì nghĩ là bạn cho rằng nguồn Youtube tôi đưa không đáng tin·cậy, trong khi clip này người biểu·diễn đích·thực là Hoài·Linh 100% không thể làm giả.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 13:27, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vấn đề bản quyền hình ảnh đối với Tập tin:NguyenVanChieu.png sửa

 

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:NguyenVanChieu.png. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyềncấp phép sử dụng. Wikipedia rất xem trọng vấn đề tôn trọng bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian ngắn sắp tới, trừ khi chúng tôi có thể xác nhận rằng nó có một giấy phép chấp nhận được và nguồn gốc để kiểm chứng. Vui lòng bổ sung thông tin này bằng cách sửa trang mô tả tập tin. Bạn có thể tham khảo quy định sử dụng hình ảnh để xem bạn được và không được những tập tin nào lên Wikipedia. Bạn có thể tìm thấy một thẻ quyền phù hợp với tập tin của bạn tại trang về thẻ quyền.

Xin bạn vui lòng kiểm tra lại tất cả các tập tin mà bạn đã tải lên để chắc chắn chúng đã được ghi thông tin đầy đủ. Đây là dánh sách tập tin do bạn tải lên.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn về sự hợp tác của bạn. Phó Nháy (thảo luận) 03:12, ngày 18 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Danh sách chọn lọc sửa

Mời Future ahead cho ý kiến tại trang ứng cử bài Giải Grammy Huyền thoại. Xin cảm ơn! Mintu Martin (thảo luận) 03:34, ngày 24 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa

Tôi có một số trang web thuộc nhà nước hoặc các cơ quan thuộc nhà nước sử dụng tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

  1. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/toan-van-hien-phap-nuoc-chxhcn-viet-nam-201311281149826.htm
  2. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10052994
  3. http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=27c19531-7def-404b-9f95-4a799b6d997c&groupId=32682
  4. http://tcdb.drvn.gov.vn/webdrvn/index.php?q=content/hien-phap-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-ban-hanh-nam-2013

Ngoài ra tôi còn có một bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tức bản hiến pháp mới nhất, bản hiến pháp mà tôi có cũng sử dụng tên gọi này chứ không viết hoa chữ X. - jan Win (tl~M) 08:10, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tại trang [này] ghi chữ X viết hoa, không nhất quán. Hiến pháp là văn bản quan trọng nhất nên cứ theo hiến pháp 2013 là được.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 08:15, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Link 2 ở trên (thuộc trang www.chinhphu.vn) sử dụng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi không nghĩ tên gọi này là không nhất quán, bản HP 2013 mà tôi có không viết hoa chữ X. Rất có thể là link mà bạn mới dẫn đã ghi sai do thật sự có rất nhiều người nhầm lẫn về tên gọi này, dù đó là trang của chính phủ. - jan Win (tl~M) 08:21, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đồng thời link 2 ở trên chính là lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 2013. - jan Win (tl~M) 08:29, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Căn cứ Hiến pháp, văn bản pháp luật có giá trị tối thượng, và bản Hiến pháp mới nhất là 2013, thì chữ x trong Quốc hiệu Việt Nam được viết thường. (bản scan Hiến pháp có tại đây). Thân. Việt Hà (thảo luận) 16:53, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý theo Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, tên nước dịch ra tiếng Anh là "Socialist Republic of Vietnam", chữ S trong từ "Socialist" (tương đương "xã hội chủ nghĩa") được viết hoa.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 07:14, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
  1. Tên tiếng Việt không phụ thuộc vào tên tiếng Anh, không thể áp dụng cách viết hoa của tiếng Anh vào tiếng Việt.
  2. Quy tắc viết hoa của tiếng Anh và tiếng Việt rất khác nhau, cách viết trên là viết theo quy tắc viết hoa của tiếng Anh. Khi gặp danh từ riêng thì tiếng Anh rất hay viết hoa, như Socialist Republic of Vietnam, Paris By Night hay Paris by Night chẳng hạn. - jan Win (tl~M) 07:25, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
hình như tên bài Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Việt Nam) viết sai?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 07:32, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Không sai, viết như vậy là nhằm nổi bật nó là danh từ riêng, ghép từ các phần Viện + Kiểm sát + Nhân dân + Tối cao, viết "Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao" mới sai. - jan Win (tl~M) 07:36, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
[Website chính thức] ghi "Viện kiểm sát nhân dân tối cao". Còn nếu theo lập luận của bạn thì phải viết là "Cộng hòa + Xã hội chủ nghĩa + Việt Nam" Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 07:38, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vậy là tên bài đó (bài VKSNDTC tại Wikipedia) đã đặt tên sai, cảm ơn bạn đã chỉ ra, thật ra "Viện kiểm sát nhân dân" là một từ chứ không phải cụm từ, cũng như các từ (không phải cụm) Ủy ban nhân dân (nếu là cụm từ thì phải là Ủy ban Nhân dân, là sai)... Ở trên kia tôi đã nhầm "VKSNDTC" là một cụm từ. - jan Win (tl~M) 07:49, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quy định về viết hoa] (Trích Thông tư Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Bộ Nội vụ, số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 ) Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 07:54, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vâng, thì những gì tôi nói ở trên cũng giống như link trên (ở trên kia tôi đã nhầm "VKSNDTC" là một cụm từ, tức là được ghép bởi các từ và tôi cũng đã công nhận là tôi sai và đã yêu cầu đổi tên bài tại trang thảo luận của bài). Ở đó có nói "Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức." - jan Win (tl~M) 08:06, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bây giờ theo ý bạn thì có nên viết hoa chữ X? Ở trên kia tôi đã nói là không thể áp dụng cách viết hoa của tiếng Anh vào tiếng Việt, không biết ý bạn thế nào? - jan Win (tl~M) 08:06, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo quy tắc viết hoa thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của cụm từ. Tuy nhiên ở đây Hiến pháp 2013 đã ghi không viết hoa, nên đành phải theo Hiến pháp là không viết hoa.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 08:08, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Có thể tên nước được đưa vào hàng "trường hợp đặc biệt" chăng, như link trên có nhắc đến trường hợp đặc biệt là Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Văn phòng Trung ương Đảng? - jan Win (tl~M) 08:11, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Ở đây có chút hiểu lầm thôi. Thành viên đề nghị xóa gắn biển với lý do: Xóa để có chỗ đổi tên cho cái tên đang sai (X hoa) về chính cái tên mà bạn nói (x không hoa). Tôi bận quá nên khi đó chỉ xóa theo đề nghị, tưởng dọn chỗ cho bạn thành viên kia sẽ đổi tên, nhưng hóa ra việc đó, tới lúc bạn thắc mắc, vẫn chưa được thực hiện. Tôi đã đổi bản X hoa về x thường. Chúc bạn vui.--Trungda (thảo luận) 14:58, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Số Roma sửa

Khóa Quốc hội thường ghi bằng chữ số La Mã thay vì chữ số thường nhé bạn. Bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XIV.-- Trình Thế Vânthảo luận 03:06, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Số Roma giờ không phổ biến nữa, và chỉ nên dùng nếu nhỏ hơn 10. Khóa quốc hội nên ghi số thường, phổ biến hơn, dễ tìm kiếm hơn cho người đọc bình thường. Thấy dạo này nhiều người đặt tên sai tùm lum, ví dụ khóa XVI trong khi nó chưa có.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 03:09, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đề nghị di chuyển về tên cũ sửa

Tôi thấy bạn đã thực hiện một số di chuyển tên bài Quốc hội Việt Nam các khóa từ chữ số La Mã thành chữ số thường. Tên các khóa phải dùng chữ số La Mã (ví dụ cách dùng chính thức). Đề nghị phải thực hiện trả lại tên cũ. Cảm ơn.-- Trình Thế Vânthảo luận 03:10, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

@Thành viên:Future ahead: Quốc hội VN dùng chữ số La Mã cho tên khóa một cách chính thức trong các cuộc họp. Nếu bạn tiếp tục di chuyển Khóa quốc hội từ Số La Mã sang số thường, tôi có thể xem đó là hành động phá hoại và cần BQV can thiệp.-- Trình Thế Vânthảo luận 03:24, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đã báo cáo hành vi mà tôi cho là phá hoại này lên trang Bảo quản viên (Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên). Bạn có quyền vào bào chữa cho chính bạn. Thân chào.-- Trình Thế Vânthảo luận 03:40, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguyễn Văn Bình sửa

Đã đổi! Cảm ơn bạn đã lưu ý. Thái Nhi (thảo luận) 10:45, ngày 4 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa

Đã có bài chính phủ Việt Nam, bài này không cần thiết, xin cho tôi đổi hướng bài này về bài Chính phủ Việt Nam. Thân!ALBERT EINSTEIN 08:11, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài chính phủ Việt Nam là nói về nhiều Chính phủ khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Bài này nói về chính phủ chính thể Cộng hòa XHCN Việt Nam.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 08:12, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Không cần thiết, Wiki khuyến khích đặt tên ngắn gọn dễ hiểu, đấy là lý do mà tên Việt Nam được chọn mà không phải là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuân (thảo luận) 08:37, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
  Đồng ý Đã đổi hướng. Tuanminh01 (thảo luận) 08:44, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ngày tháng sửa

Có quy định về cách trình bày ngày tháng tại Wikipedia:Cẩm nang biên soạn#Ngày giờ. Xuân (thảo luận) 03:48, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Please discuss on this Thảo_luận_Wikipedia:Cẩm_nang_biên_soạn#T.C3.ADnh_b.E1.BA.A5t_h.E1.BB.A3p_l.C3.AD_c.E1.BB.A7a_d.E1.BA.A3i_ng.C3.A0y_th.C3.A1ng Future ahead (Thảo luận · Đóng góp)

Một ngôi sao dành cho bạn! sửa

  Ngôi sao Nguyên bản
tặng bạn ngôi sao vì những đóng góp cho Wikipedia  A l p h a m a  Talk 16:56, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn! sửa

  Ngôi sao Cần mẫn
Những đóng góp của bạn cho loạt bài Quốc hội Việt Nam thật quý giá ! Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:14, ngày 15 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Về tiêu đề các thể loại về Quốc hội sửa

Xin chào, mình nghĩ có lẽ bạn nên sửa tên các thể loại về Quốc hội các khóa từ số 1, 2, 3 thành số la mã I, II, III... như vậy mới đúng bạn à Tiểu Phương (Thảo luận) 08:42, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi không đồng ý, vì người dân bình thường không ai hiểu được XIV là cái gì hết. Cần cho đại chúng, chứ không phải là biển hiệu.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 09:16, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ số La Mã học sinh tiểu học nào cũng học qua rồi chứ. Đại chúng ở đây đương nhiên là những người ít nhất cũng trên trình độ 6/12 chứ nhỉ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:33, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Không ai hiểu được á bạn? Tất cả mọi người ai cũng đọc được số la mã hết, và Quốc hội dùng số la mã cũng là vì dân đọc được thì Quốc hội mới để Tiểu Phương (Thảo luận) 04:11, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn! sửa

  Ngôi sao Cống hiến không ngừng
Cảm ơn bạn đã luôn năng nổ, nhiệt tình tạo mới các bài ĐBQH Việt Nam!  Tân - Vương  13:53, ngày 28 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thể loại Tiến sỹ sửa

Tôi có thấy bạn sửa một số thể loại theo dạng: Tiến sỹ Việt Nam => Tiến sỹ + [Chuyên ngành] + Việt Nam (ví dụ: Tiến sỹ Hóa học Việt Nam). Tôi nghĩ thay vì thể loại "Tiến sỹ Hóa học Việt Nam", chúng ta nên phân thành hai thể loại là "Tiến sỹ Hóa học" và "Tiến sỹ Việt Nam". Tôi thấy như vậy sẽ tốt hơn. Không biết ý bạn sao ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:13, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ý bạn là tiến sĩ là người Việt Nam tốt nghiệp từ các đại học Việt Nam và tiến sĩ tốt nghiệp từ các đại học nước ngoài?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 14:16, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Như mới đây ở bài Nguyễn Văn Thân (chính trị gia), ở lần sửa đổi mới đây, bạn chuyển bài này từ thể loại "Tiến sỹ Việt Nam" sang "Tiến sỹ Khoa học tự nhiên Việt Nam". Tôi nghĩ thay vì bỏ bài này vô một thể loại khá hẹp như vậy, bên cạnh thể loại "Tiến sỹ Việt Nam", ta thêm thể loại "Tiến sỹ Khoa học tự nhiên" vào bài về ông này luôn. Như vậy vừa tiện cho độc giả tìm nhân vật theo quốc tịch (hoặc nơi bảo vệ luận án ?) hoặc theo chuyên môn. Làm như vậy sẽ hạn chế việc phát sinh quá nhiều thể loại mà mỗi thể loại lại không có nhiều bài viết. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:31, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thể loại Tiến sỹ Khoa học tự nhiên Việt Nam là thể loại con của Tiến sĩ Việt Nam mà.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 14:42, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Ah, I see. ^^ Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:43, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chính trị gia, nhà chính trị, chính khách sửa

Chào bạn, trong loạt bài các đại biểu quốc hội, tôi thấy bạn khi đặt tên bài cho các nhân vật trùng tên, bạn có kèm chú thích về nhân vật đó. Trong các chú thích kèm tên đặt trong ngoặc đơn đó, tôi thấy bạn dùng các từ "chính trị gia", "nhà chính trị" và "chính khách" song song nhau. Vì 3 từ này đồng nghĩa, nên tôi đề nghị nếu được thì ta nên dùng một từ thôi, để mang tính đồng bộ. Trong ba từ này, tôi thấy từ "chính khách" là hay nhất, vì nó vừa ngắn gọn, vừa súc tích. Không biết ý bạn thế nào ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:21, ngày 30 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận sửa

Chào bạn, mời bạn vô Wikipedia:Thảo luận#Ghi đầy đủ địa chỉ nơi ở của nhân vật, theo các bạn có nên không và cho biết ý kiến của mình. Cảm ơn bạn. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:02, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
 
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Future ahead. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Đinh La Thăng.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 00:07, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thông báo Cấm sửa

 
Bạn đã bị cấm sửa đổi tạm thời vì vi phạm quy định ba lần hồi sửa. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện đóng góp có ích.
Khi có tranh chấp, đầu tiên bạn nên thử thảo luận về các thay đổi gây tranh cãi để tìm kiếm sự đồng thuận. Nếu nó vẫn chưa hiệu quả, bạn nên thực hiện giải quyết tranh chấp, và trong một vài trường hợp, yêu cầu khóa trang là một giải pháp phù hợp.
Nếu bạn tin rằng lệnh cấm này là không công bằng, bạn có thể xem qua hướng dẫn chống lại quyết định cấm, rồi sau đó thêm văn bản sau vào cuối trang thảo luận của mình: {{bỏ cấm|lý do=Ghi lí do của bạn vào chỗ này ~~~~}}.

Bạn bị cấm 24h vì cố tình vi phạm quy định về 3 lần lùi sửa dù đã liên tục được cảnh báo. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:30, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn nên tự cấm chính bạn thì hơn vì chính bạn vi phạm trước, đừng lợi dụng quyền bảo quản viên như vậy. Môt người mất tích thật lâu rồi từ đâu nhảy phốc ra phá hoại, thọc gậy bánh xe. Quá thất vọng với Hoàng Đạt.Future ahead (thảo luận)
 
Yêu cầu bỏ cấm của thành viên này đã được xem xét bởi một bảo quản viên, và đã bị từ chối. Các bảo quản viên khác cũng có thể xem xét việc cấm này, nhưng không nên đảo ngược quyết định này mà không có lý do thật chính đáng (xem quy định cấm thành viên). Đừng xóa yêu cầu bỏ cấm này trong khi bạn vẫn đang bị cấm.

Future ahead (nhật trình cấmcấm hiện hànhcấm toàn cụcđóng gópđóng góp bị xóanhật trình sai phạmnhật trình mở tài khoảnthay đổi thiết lập cấmbỏ cấmkiểm tra người dùng (nhật trình))


Lý do yêu cầu bỏ cấm:

Thành viên Hoàng Đạt đuối lý khi thảo luận, cố tình vi phạm 3RR, lợi dụng quyền bảo quản viên. Tôi không vi phạm 3RR.

Lý do từ chối:

Đã từ chối ở dưới.

Nếu bạn muốn thực hiện thêm các yêu cầu bỏ cấm, hãy đọc hướng dẫn chống lại quyết định cấm trước, rồi hãy dùng bản mẫu {{bỏ cấm}} một lần nữa. Nếu bạn tạo quá nhiều yêu cầu bỏ cấm mang tính gây hại hoặc thiếu thuyết phục, bạn sẽ bị cấm sửa đổi ở trang này cho đến khi lệnh cấm của bạn hết hạn.

Future ahead (thảo luận) 03:47, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

 
Yêu cầu bỏ cấm của thành viên này đã được xem xét bởi một bảo quản viên, và đã bị từ chối. Các bảo quản viên khác cũng có thể xem xét việc cấm này, nhưng không nên đảo ngược quyết định này mà không có lý do thật chính đáng (xem quy định cấm thành viên). Đừng xóa yêu cầu bỏ cấm này trong khi bạn vẫn đang bị cấm.

Future ahead (nhật trình cấmcấm hiện hànhcấm toàn cụcđóng gópđóng góp bị xóanhật trình sai phạmnhật trình mở tài khoảnthay đổi thiết lập cấmbỏ cấmkiểm tra người dùng (nhật trình))


Lý do yêu cầu bỏ cấm:

Lý do từ chối:

lý do Tôi đã nhắn tin vụ việc lên trang tin cho BQV và đã được ít nhất một BQV trả lời cụ thể là việc hồi sửa của bạn Future ahead là không đúng. Theo tôi bạn này đang cố ý dùng Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểm đang chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. Mặc dù đã được các thành viên khác cho ý kiến nhưng vẫn cố tình vi phạm các quy định về sửa đổi, quy định về treo nhãn bài viết, quy định về đồng thuận. Đáng lý ra như bạn thường nói: đây là wikipedia tiếng Việt chứ không phải là wikipedia dành riêng cho Việt Nam nên việc bạn nhiều lần cố tình hiểu sai các quy định mà không chịu lời giải thích của nhiều thành viên khác là không chấp nhận được. Tôi tạm cấm bạn 24h, bạn có quyền khiếu nại để nhờ một BQV khác giải quyết. Cảm ơn bạn.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:54, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu bạn muốn thực hiện thêm các yêu cầu bỏ cấm, hãy đọc hướng dẫn chống lại quyết định cấm trước, rồi hãy dùng bản mẫu {{bỏ cấm}} một lần nữa. Nếu bạn tạo quá nhiều yêu cầu bỏ cấm mang tính gây hại hoặc thiếu thuyết phục, bạn sẽ bị cấm sửa đổi ở trang này cho đến khi lệnh cấm của bạn hết hạn.

Hoàng Đạt là người liên quan vụ việc, người trực tiếp cấm, thì đương nhiên từ chối bỏ cấm. Thật nực cười. Còn Comment của Alphama không nói tôi sai, mà là ý kiến phải tuân theo quy định. Và hiện tại đúng là tuần theo quy định về độ nổi bật chính khách hiện hành của Wikipedia. Khi một người đương nhiên đủ nổi bật thì không cần phải biểu quyết, hay là quy định Wikipedia không có ý nghĩa gì hết? Nếu vậy thì nên đưa bài ra biểu quyết xóa ngay và luôn và biểu quyết xóa luôn bài quy định độ nổi bật người.Future ahead (thảo luận) 03:59, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nhân tiện cũng xin nhắn bạn luôn,
  1. Bạn hãy xem các sửa đổi của tôi sẽ thấy tôi chưa bao giờ mất tích quá 2 tuần trong suốt 3 năm trở lại đây theo như bạn nói là "mất tích thật lâu rồi".
Còn về thời gian mất tích lâu thì tôi so bạn với tôi nên mới nói vây. Trong khi tôi nai lưng ngày đêm tạo các bài mới liên tục để hoàn thành chuỗi bài về Đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa qua thì bạn mất tích. Sau đó thì nhảy vào liên tục cố tình đặt biển độ nổi bật mà không chịu thảo luận gây ức chế cho ngừoi khác. Tôi nghĩ một bảo quản viên không nên mắc chứng cuồng xóa bài, xua đuổi thành viên kì cựu như vậy (bạn là thành viên mới).Future ahead (thảo luận) 04:17, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
  1. Tại Thảo luận:Đinh La Thăng#Nêu địa chỉ nhà của nhân vật và nêu chưa chính xác, tôi đã nhiều lần đề nghị bạn đưa nguồn cũng như cho rằng việc bạn nêu địa chỉ nhà là chưa chính xác, tuy nhiên dù đã nhiều lần nhắn nhưng vẫn không được bạn trả lời dù là một lời nhắn.
Về bài Đinh La Thăng, bạn hỏi cần nguồn về nơi cư trú, trong khi trong bài đã ghi rõ nguồn là Hội đồng bầu cử và ghi rõ cập nhật tháng 6 năm 2016, nên tôi thấy không cần thiết phải comment gì thêm. Sau đó bạn bổ sung cần thông tin thời điểm hiện tại ở đâu, thì đương nhiên có trời mới biết ông ấy đang ở đâu trên quả đất, có thể ở trong restroom. Sau đó bạn bổ sung thêm là cần thông tin tin tháng 7 năm 2017, thì tôi đã chỉnh sửa lại trong bài cho cụ thể thông tin chính xác, đó chính là cách trả lời gián tiếp.Future ahead (thảo luận) 04:12, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
  1. Bên cạnh đó, tại Wikipedia:Thảo luận#Ghi đầy đủ địa chỉ nơi ở của nhân vật, theo các bạn có nên không, cộng đồng đang bàn về việc nêu địa chỉ cụ thể của nhân vật mà bạn đang làm với sụ đòng thuận cao là không đồng ý. Vì vậy đề nghị bạn tạm ngưng thực hiện các sủa đổi tương tự cho đến khi có sự thống nhất khác.
Thảo luận này nếu mà đúng thì ngày tháng năm sinh của tất cả các nhân vật còn sống trên Wikipedia tiếng Việt và các tiếng khác hiện tại sẽ bị xóa hết vì thuộc vào phạm trù cá nhân, kể cả các nguyên thủ ở đâu cũng bị xóa, như ông Trump ở tòa tháp Trump, thủ tướng anh ở số 10 phố Downing London.Future ahead (thảo luận) 04:12, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 04:04, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Về mặt kĩ thuật, tôi không vi phạm quy định 3 lần hồi sửa "nội dung quy định: không được thực hiện nhiều hơn ba lần hồi sửa một phần hoặc toàn bộ nội dung của một bài Wikipedia trong vòng 24 giờ." Bạn mới chính là người hồi sửa nhiều hơn và thiếu thiện chí xây dựng, tranh chấp phải giải quyết thông qua thảo luận. Bạn nên bỏ cấm thì hơn.Future ahead (thảo luận)
 
Thành viên đang bị cấm này đang yêu cầu xem xét lại hành động cấm:

Future ahead (nhật trình cấmcấm hiện hànhcấm toàn cụcđóng gópđóng góp bị xóanhật trình sai phạmnhật trình mở tài khoảnthay đổi thiết lập cấmbỏ cấmkiểm tra người dùng (nhật trình))


Lý do yêu cầu bỏ cấm:

Tôi không hồi sửa 3 lần trong vòng 24h, không vi phạm quy định. Mọi chuyện xuất phát từ thành viên Hoàng Đạt cố tình lùi sửa 4 lần bài Phạm Sỹ Quý không qua đồng thuận thảo luận.

Ghi chú:

  • Trong một số trường hợp, bạn có thể không bị cấm trực tiếp, hay lệnh cấm của bạn đã hết hạn. Hãy kiểm tra danh sách cấm hiện hành. Nếu không có lệnh cấm nào được liệt kê, bạn có thể đã bị tự động cấm bởi hệ thống chống phá hoại tự động của Wikipedia. Hãy bỏ yêu cầu này và thay vào đó sử dụng {{bỏ cấm-tự động}} để có sự chú ý của các bảo quản viên.
  • Hãy đọc hướng dẫn chống lại quyết định cấm để đảm bảo rằng yêu cầu bỏ cấm trên sẽ giúp đỡ cho trường hợp của bạn. Bạn có thể thay đổi yêu cầu ở bất kỳ thời điểm nào.
Dành cho bảo quản viên:

Nếu bạn từ chối yêu cầu bỏ cấm này, hãy thay bản mẫu này với một mã sau, thay thế {{subst:nhập lý do từ chối ở đây}} với một lý do cụ thể. Để lý do từ chối không thay đổi sẽ dẫn đến việc hiển thị một lý do mặc định, cho lý do tại sao yêu cầu bị từ chối.

{{đã xem xét bỏ cấm |1=Tôi không hồi sửa 3 lần trong vòng 24h, không vi phạm quy định. Mọi chuyện xuất phát từ thành viên Hoàng Đạt cố tình lùi sửa 4 lần bài Phạm Sỹ Quý không qua đồng thuận thảo luận. |từ chối = {{subst:nhập lý do từ chối ở đây}} ~~~~}}

Nếu bạn chấp nhận yêu cầu bỏ cấm trên, thay thế bản mẫu trên với phần ở dưới, thay thế lý do chấp nhận bỏ cấm với lý do của bạn:

{{đã xem xét bỏ cấm |1=Tôi không hồi sửa 3 lần trong vòng 24h, không vi phạm quy định. Mọi chuyện xuất phát từ thành viên Hoàng Đạt cố tình lùi sửa 4 lần bài Phạm Sỹ Quý không qua đồng thuận thảo luận. |chấp nhận = lý do chấp nhận bỏ cấm ~~~~}}

Future ahead (thảo luận) 04:39, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời tham gia Thảo luận sửa

Chào bạn, mời bạn xem Wikipedia:Thảo luận#Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính và cho biết ý kiến của mình. Cảm ơn bạn.
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 05:48, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chào bạn sửa

Vấn đề bài viết Phạm Sỹ Quý chỉ là việc rất nhỏ, cái điều quan trọng hơn là hoàn thiện quy định Độ nổi bật (người) về chính khách cho thật chi tiết cụ thể tỉ mỉ, đó mới là điều cần thiết nhất. Có thể thảo luận quy định Độ nổi bật (người) về chính khách rất lâu sau mới hoàn thiện được, có thể bài Phạm Sỹ Quý sẽ bị xóa sau 7 ngày nữa, nhưng điều đó không quan trọng, sau này quy định kia được hoàn thiện có thể phục hồi bài viết đó lại được nhé nếu thỏa mãn quy định Độ nổi bật (người) về chính khách. Mong bạn hiểu điều đó.
Còn vấn đề về thảo luận sửa đổi bổ sung về Độ nổi bật (người) về chính kháchː Bạn không nên nhất thiết lấy dẫn chứng của quốc gia khác làm gì, cứ làm tại quốc gia mình trước đã, khi nào xong thì tiếp tục làm tiếp các quốc gia khác. Nó không thể nhanh chóng một sớm một chiều mà hoàn chỉnh hết được tổng thể mà cần phải có thời gian bạn à. Mọi dẫn chứng bạn nên theo văn bản quy phạm pháp luật làm chính thống nhé. Hoặc nếu có một văn bản tài liệu nào đó đủ chính thống thì bạn nên đưa vào làm dẫn chứng để các bạn khác thấy những điều bạn góp ý là chuẩn xác, khách quan chứ không phải mang tính cảm nhận của cá nhân. Mong bạn hiểu cho. Có vấn đề gì cần tham khảo thêm thì hãy nhắn tin cho mình. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 05:12, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi trích dẫn Hiến pháp rồi mà bạn không hiểu thôi nên khó nói chuyện. Mọi ý kiến tôi đã viết ra rồi. Bất cứ nhân vật nào do dân bầu lên dù trực tiếp hay gián tiếp ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương/cộng hòa tự trị/bang trở lên đều đủ độ nổi bật.Future ahead (thảo luận) 07:10, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình biết là bạn đã dẫn chứng rồi, nhưng nó không có ghi rõ ràng từ ngữ Đại biểu Quốc hội hay Đại biểu Hội đồng nhân dân là một chức vụ bạn à. Chức vụ theo suy nghĩ của mình hiểu ở đây như sauː
  • Chức vụ gồm có Chức vụ chính trị, Chức vụ chính trị kiêm hành chính, Chức vụ chuyên môn.
  • Chức danh là những chức vụ chưa được bổ nhiệm chính thức.
  • Còn chức vụ là đơn vị mang tính tổ chức - cơ cấu của cơ quan nhà nước được thiết lập trên cơ sở văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Còn Chức vụ chính trị là chức vụ xuất phát từ việc bầu cử mà ra và có gắn liền với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
  • Còn chức vụ chính trị kiêm hành chính đó là những chức vụ được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm có gắn với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
  • Còn chức vụ chuyên môn là những công chức, viên chức hành chính thực hiện theo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm có gắn với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Những vị trí đại diện không gắn với phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì không nên gọi đó là chức vụ được. Tóm lại theo suy nghĩ của mìnhː Một chức vụ, chức danh đúng thực chất là phải đi kèm với phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì mới coi đó là một chức vụ, chức danh được. Đơn cử như trường hợp Đại biểu Quốc hội, HDND đó, quyền lợi trách nhiệm gắn liền với phụ cấp chức vụ thì mới gọi đó là một chức vụ được, chính bởi vì những vị trí đại diện này không có phụ cấp chức vụ thế nên trong tất cả các văn bản pháp luật không có ghi đó là chức vụ rồi. Mình nói đến như thế này, bạn còn không hiểu được nữa thì đành chịu.

Cả một cái nữa đó là Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân đa phần thường kiêm một chức vụ nào đó trong bộ máy chính quyền. Ở địa phương các cá nhân trong bộ máy bắt buộc phải được bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân thì mới được bổ nhiệm các chức vụ chức danh tương xứng. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 07:35, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Không cần phải tìm kiếm thông tin thì cũng biết được logic rằng ai mà được bầu lên thì cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn, và quyền lợi. Bạn không hiểu cái cơ bản đó nên khó nói chuyện thôi. Một chính khách mà được dân bầu lên thì đương nhiên nổi bật rồi, và họ có thể bị phế truất. Họ phải tranh cử mới được. Còn về phụ cấp thì bạn không tìm kiếm chứ trên mạng có đầy. " Đại biểu HĐND cấp xã hệ số 0,3 mức lương cơ sở; đại biểu HĐND huyện hệ số 0,4 mức lương cơ sở; đại biểu HĐND cấp tỉnh hệ số 0,5 mức lương cơ sở; đại biểu HĐND của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được thành lập tương đương với cấp tỉnh hoặc cấp huyện thì được hưởng hoạt động phí tương ứng với cấp đó" (nguồn: [1])Future ahead (thảo luận) 07:41, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu có dẫn chứng như vậy thì quy ra tương đương thôi bạn à. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hệ số 0,5. Như trong bảng mình đề cử chỉ có đến hệ số 1.05. Như vậy Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thấp hơn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rồi. Vậy từ đó mà suy ra không đủ độ nổi bật. Thân ǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 07:51, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Các chức vụ để biết cao hay thấp thì chỉ có dựa vào một mốc đó là phụ cấp chức vụ lãnh đạo thôi bạn à. Các chức vụ nào tương đương về phụ cấp chức vụ lãnh đạo Phó Chủ tịch UBND tỉnh trở lên thì mới đủ nổi bật. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 07:53, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Biểu quyết sửa

Chào bạn. Trân trọng mời bạn tham gia Biểu quyết tạiː Wikipedia:Thảo luận/Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính/biểu quyết. Xin cám ơnǃ
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 07:52, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Góp ý sửa

  • Các chính khách đang hoặc đã từng được dân bầu chọn trực tiếp hay gián tiếp vào một vị trí chính trị trong chính quyền cấp đầu tiên dưới cấp quốc gia trở lên ở cả ba nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp được coi là đủ nổi bật.
  • Thế chả là bao gồm các chức vụ ở Phương án 1, 2 và 3 sao. Bạn đọc kỹ lại xem. Không ghi rõ ra người khác biết gì mà biểu quyết. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 08:50, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Bộ là nhánh Hành pháp thế chả lẽ cấp Bộ lại bé hơn cấp Tỉnh??? Hơn nữa nếu tính cả Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh thì Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh thì lại không tính sao??? Mình chả hiểu bạn nghĩ cái gì nữa đến chịu luôn. Bạn chỉ coi 1 mức ở cấp địa phương là cấp tỉnh thế thì còn nhánh hành pháp ở cơ quan trực thuộc Chính phủ là cấp Bộ thì vứt đi đâu?  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 13:29, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bộ là ở cấp quốc gia thì đương nhiên đủ nổi bật rồi. Cấp tỉnh trở lên mà. Một chức vụ chính trị thì có nhiều đảng viên các đảng phái khác nhau tranh cử (hoặc ở Việt Nam thì người trong ĐCS và ngoài Đảng CS), chỉ khi họ trúng cử một chức vụ trong chính quyền (ví dụ nhánh hành pháp là ủy ban nhân dân tỉnh, nhánh tư pháp là viện kiểm sát nhân dân tỉnh và tòa án nhân dân tỉnh, nhánh lập pháp là hội đồng nhân dân tỉnh) thì họ mới được coi là nổi bật (do một tập thể dân bầu lên). Chứ hoạt động bầu bán chức vụ trong Đảng của họ thì không nổi bật.Future ahead (thảo luận) 14:28, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tài liệu nào mà bạn bảo Bộ là ở cấp Quốc gia. Cấp Quốc gia là cấp Chính phủ bạn nhé, Bộ là cấp dưới cấp Chính phủ một bậc, không phải là cấp Quốc gia nhé bạn. Đến bạn còn hiểu sai như vậy thì mình bó tay rồi. Còn Đảng viên thì mình đồng ý là ở một số các quốc gia khác thực hiện đa đảng và Đảng ở các quốc gia đó thấp hơn hơn các cơ quan khác như là Lập pháp, không giống như tại các quốc gia đơn đảng như Việt Nam. Vì thế mà so sánh cũng chỉ tương đối, điều này mình sẽ nghiên cứu và bổ sung chỉnh sửa sao cho phù hợp sau. Còn việc ví dụ như ở thể chế chính trị của Hoa Kỳ hiện nay, các Bộ trực thuộc cấp Tiểu bang thấp hơn so với cấp Bộ trực thuộc cấp Liên bang (mặc dù cùng tên là Bộ như nhau). Nếu so sánh mức độ cấp Quốc gia so với cấp Quốc gia thì cấp Tiểu bang ở Hoa Kỳ tương đương cấp Tỉnh ở Việt Nam, hay cấp Bộ trực thuộc Tiểu bang tương đương cấp Sở trực thuộc Tỉnh, hay cấp Bộ trực thuộc Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ tương đương cấp Bộ trực thuộc Chính phủ Việt Nam.  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 14:40, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang của thành viên “Future ahead/Archive04”.