Thảo luận Thành viên:Nguyenmy2302/Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm/nháp

Đi kèm với sự phát triển của tư tưởng dân chủ tại Việt Nam là nhiều phong trào lớn được lập ra bởi những cá nhân yêu nước nhằm tìm cách nâng cao dân trí người dân và đấu tranh chống Pháp, đáng kể gồm Phong trào Đông Du, Phong trào Minh Tân, v.v.. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh được xem là những nhân vật tiên phong, tiêu biểu cho hai trường phái cách mạng dân chủ khác nhau giai đoạn này: Phan Bội Châu chủ trương đấu tranh bạo động, thành lập phong trào Đông Du cùng Việt Nam Quang Phục hội để giành độc lập bằng vũ lực từ tay Pháp, trong khi Phan Châu Trinh theo chủ trương chống Pháp bất bạo động bằng việc nâng cao dân trí và xây dựng một thể chế dân chủ pháp trị thông qua Phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục.[1][2] Năm 1919, bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", với tên ký đại diện "Nguyễn Ái Quốc", do một nhóm tác giả "Hội Người Việt yêu nước tại Paris"[3] (hay còn gọi là nhóm Ngũ Long[a]) chấp bút, đã được gửi đến Hội nghị Hòa bình Versailles. Tuy không nhận được sự chú ý lớn tại thời điểm công bố nhưng văn bản vẫn đóng vai trò như là yêu sách đòi tự do dân chủ đầu tiên của người Việt gửi đến chính phủ Pháp và đồng minh sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[1] Giai đoạn sau, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu những bước tiến đáng kể của cách mạng dân chủ, mà tiêu biểu là Phong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939).[8]

  1. ^ Đây là một nhóm những nhà yêu nước Việt Nam, được cho là hoạt động tích cực tại Pháp khoảng từ 1919 đến 1923 nhằm vận động đấu tranh bằng ngòi bút cho người Việt trong nước.[1] Được xem là tiền thân của Đệ Tứ Cộng sản tại Việt Nam, nhóm bao gồm 5 thành viên là Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành (thư ký[4][1]) và Nguyễn An Ninh.[5][6][7]
  1. ^ a b c d Thụy Khuê (5 tháng 9 năm 2010). “Phần XV: Phan Khôi - Chương 1a : Những phong trào chống Pháp đầu thế kỷ XX”. RFI. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ Trương Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm & Lê Mậu Hãn 2005, tr. 598-649.
  3. ^ “Nguyễn Ái Quốc qua hồ sơ lưu trữ của mật vụ Pháp (Phần đầu)”. Nhân Dân. 13 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  4. ^ Duiker 2000, tr. 57-58.
  5. ^ Nguyễn Sơn (11 tháng 8 năm 2013). “Nguyễn An Ninh - tiếng chuông thức tỉnh muôn người”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ Hoàng Tùng (tháng 2 năm 2002). “Mấy quan điểm của Bác Hồ về công tác báo chí”. Báo chí và Tuyên truyền. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023 – qua Đảng Cộng sản Việt Nam.
  7. ^ Vĩnh Khánh (1 tháng 12 năm 2023). “Những con rồng của "Ngũ long An Nam" ở Pháp đầu thế kỷ XX (kỳ III)”. Tạp chí điện tử Sông Lam. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ Trương Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm & Lê Mậu Hãn 2005, tr. 789-800.
Quay lại trang của thành viên “Nguyenmy2302/Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm/nháp”.