Thảo luận Thành viên:ThiênĐế98/Lưu 15

Lưu 10 Lưu 13 Lưu 14 Lưu 15 Lưu 16 Lưu 17 Lưu 20

Xin giúp đỡ

Chào bạn Thiên Đế, tôi là Đenglao,tôi bị bạn Tuấn Minh khóa vĩnh viễn tài khoản vì bạn ấy cho rằng tôi là con rối của ai đó trong khi không phải vậy, kính mong bạn can thiệp và giúp đỡ tôi ạ,cảm ơn ạ!

Tôi đã tìm được lỗi của bộ lọc, này là lỗi xuất phát từ phía biểu thức chính quy, tôi sẽ tiến hành sửa lôi, và gửi lại cho anh trong thời gian sớm nhất có thể. Ngoài ra tôi xin được đề xuất thử nghiệm bộ lọc trong khoảng vài tiếng để track lỗi, và sau đó tăng dần. Mong nhận được ý kiến từ anh. Cám ơn anh nhiều. Phjtieudoc (thảo luận) 17:24, ngày 12 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Phjtieudoc: Tôi đồng ý với đề xuất này, tuy vậy, phiền bạn cung cấp bản cập nhật. ✠ Tân-Vương  19:05, ngày 12 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Xin lỗi vì sự chậm trễ, đây là phiên bản cập nhật: ở đây
P.S: Có vẻ như công cụ CD bị bug ở đâu đó khiến thảo luận của chúng ta bị nhảy lên đây. Xin lỗi vì sự phiền toái. Phjtieudoc (thảo luận) 13:58, ngày 13 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đang thắc mắc tại sao hệ thống báo có tin nhắn nhưng không nhận được. Tôi sẽ update dùng thử trong vòng 1 giờ. ✠ Tân-Vương  05:50, ngày 14 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nhờ vả

Có người thực hiện lùi sửa [1] và mời thảo luận với Thiên Đế. Mời bạn vào Thảo luận:Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho ý kiến. -Trần Thế Trungthảo luận 03:18, ngày 2 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời thẩm định lá phiếu quyết định

Chào bạn. Đây là thư mời tham gia thẩm định vô hiệu lá phiếu, dựa vào quy định mà cộng đồng Wikipedia đã thông qua vào ngày 26 tháng 9 năm 2019. Nay, tôi xin được phép mở quy trình thẩm định này với nội dung sự việc, kiến nghị như sau:

  • Nội dung sự việc:

– Vào lúc 03:50 UTC ngày 5 tháng 8 năm 2020, thành viên Violetbonmua đã bỏ phiếu chống vào Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Cảng Sài Gòn 0–2 Tổng cục Đường sắt (1976) với lý do "tầm nhìn toàn cầu về chủ đề và tính trung lập khó có thể được đảm bảo do thiếu góc nhìn và nhận định từ phía bên kia và bên thứ 3", đồng thời góp ý rằng một đoạn trong bài chưa được bách khoa. Sau đó tôi đã hồi đáp, sửa chữa nội dung được cho là "không bách khoa" này (thành viên không có ý kiến gì thêm), đồng thời viện dẫn các quy định của Tiêu chuẩn bài viết chọn lọc nhằm phản bác luận điểm cho rằng bài viết phải "đáp ứng tầm nhìn toàn cầu về chủ đề" mới đủ tiêu chuẩn. Về ý kiến "thiếu góc nhìn và nhận định từ phía bên kia và bên thứ 3", nhận thấy rằng lập luận mà người bỏ phiếu đưa ra không chính xác, vì tôi đã tiếp cận toàn bộ các nguồn trong khả năng nên tôi khẳng định bài viết không hề có hãng thông tấn hay nhận định theo góc nhìn thứ ba nào khác được xuất bản. Sau đó tôi đã viện dẫn tiêu chí 1d của BVCL (Thái độ trung lập), trong đó ghi rằng: "Thái độ trung lập là một nguyên tắc căn bản của Wikimedia và là một cột trụ của Wikipedia. Tất cả các bài viết và các nội dung bách khoa khác tại Wikipedia phải được viết trên một quan điểm trung lập (QDTL), thể hiện một cách công bằng và không thiên vị tất cả các quan điểm quan trọng đã được xuất bản bởi các nguồn đáng tin cậy.

– Sau khi tôi nêu lập luận, thành viên Violetbonmua đã hồi đáp theo hai ý:

+ Ý 1: Nếu đã có yếu tố chính trị và lịch sử, nhận định quan sát cần phải đa chiều chứ không chỉ nghiêng về từ một phía. Nếu bảo rằng không có thông tin thì khả năng tạo tính trung lập này là không thể cải thiện được. Cũng tương tự như bài Hồ Chí Minh, dù phần lớn nguồn đều là thông tin kiểm chứng được nhưng nếu nó chỉ tập trung từ phía VN thì nó không đủ trung lập (vì mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp của chủ thể với các nguồn này).

+Ý 2: "Sự đoàn kết của hai miền, việc hai đội cùng nắm tay nhau bước ra sân. Đó là ngày của niềm vui và chiến thắng." là lập luận đậm tính tuyên truyền từ 1 phía.

– Tôi đã phản bác lại, cho rằng lập luận thứ nhất là suy diễn, vô căn cứ, tái khẳng định theo thái độ trung lập rằng "Đòi hỏi của bạn chỉ hợp lý khi có nguồn, hay một đơn vị nào đó đã xuất bản nội dung này. Đòi hỏi một nội dung chưa được xuất bản hoặc không tồn tại là một điều vô lý". Tôi cũng dựa vào Thái độ trung lập, cụ thể: "Đôi khi, một khẳng định có xu hướng thiên vị có thể được chỉnh thành một phát biểu trung lập bằng cách quy chiếu (nêu rõ người đưa ra khẳng định ấy) hoặc chứng minh nó" để phản bác lập luận thứ hai, cho rằng câu trích dẫn của tôi là lập luận đậm tính tuyên truyền từ 1 phía. Sau đó, để nhấn mạnh thêm cho luận điểm của mình, tôi viện dẫn Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố để tái phản bác lập luận Nếu bảo rằng không có thông tin thì khả năng tạo tính trung lập này là không thể cải thiện được.

  • Quan điểm và lý do khiếu nại:

Chiếu theo tiêu chí số 2 (Phiếu chứa ý kiến nằm ngoài quy định của Quy định BVCL, các yêu cầu nội dung bất khả kháng), tôi yêu cầu cộng đồng xem xét thẩm định lá phiếu của Violetbonmua dựa vào những lý do như sau:

– Thứ nhất: Thành viên đưa ra phiếu chống không có lý do cụ thể, dùng lý do chung chung (dẫn chứng: "tầm nhìn toàn cầu về chủ đề và tính trung lập khó có thể được đảm bảo do thiếu góc nhìn và nhận định từ phía bên kia và bên thứ 3")

– Thứ hai: Phiếu chống nằm ngoài quy định BVCL (dẫn chứng: "tầm nhìn toàn cầu về chủ đề").

– Thứ ba: Yêu cầu bất khả kháng: Thành viên yêu cầu nguồn, nội dung từ nhiều phía, trong khi những nội dung này hoặc không công khai, chưa công bố hoặc không hề tồn tại.

– Thứ tư: Chiếu theo những nguyên tắc không liên quan, lỗi thời (dẫn chứng: "Cũng tương tự như bài Hồ Chí Minh, dù phần lớn nguồn đều là thông tin kiểm chứng được nhưng nếu nó chỉ tập trung từ phía VN thì nó không đủ trung lập"): Đây là một bài viết về bóng đá, lại đưa chủ thể là một nhân vật lịch sử vào, chưa kể lúc ứng cử bài viết chủ thể này đã là gần 11 năm về trước, từ đó đến nay các quy định đã thay đổi nhiều.

– Thứ năm: Suy diễn vô căn cứ: Thành viên chiếu theo tiêu chí 1d, đưa ra nhận định nó trình bày những quan điểm công bằng không thiên lệch. Không có bất cứ tranh cãi hoặc nhận định mang tính khách quan nào về trận đấu mà mọi đánh giá được nêu chỉ thuần ca ngợi. Khả năng có tồn tại nguồn hay không là điều không thể khẳng định được. Trong khi tiêu chuẩn không công bằng thiên lệch lại dẫn đến Thái độ trung lập và ở đó có nói rõ Quan điểm trung lập đòi hỏi các quan điểm cần được trình bày một cách không thiên vị. Người soạn nào, nguồn tài liệu nào cũng đều có thể có thiên vị—điều quan trọng là ta kết hợp như thế nào để tạo ra một bài viết trung lập.Đôi khi, một khẳng định có xu hướng thiên vị có thể được chỉnh thành một phát biểu trung lập bằng cách quy chiếu (nêu rõ người đưa ra khẳng định ấy) hoặc chứng minh nó.. Đoạn Không có bất cứ tranh cãi hoặc nhận định mang tính khách quan nào về trận đấu mà mọi đánh giá được nêu chỉ thuần ca ngợi. Khả năng có tồn tại nguồn hay không là điều không thể khẳng định được mà thành viên này nêu ra là một sự suy diễn trắng trợn, vô căn cứ.

Bên cạnh những ý đã nêu, tôi nghi ngờ thành viên bỏ phiếu chống với mục đích phá hoại biểu quyết, đưa "lỗi sai" một cách mập mờ, nhỏ giọt, khi đáp ứng yêu cầu lại tiếp tục đưa ra "lỗi sai" khác, với một lý do hoàn toàn khác với lý do ban đầu. Với tất cả các lý do trên đây, tôi đề nghị cộng đồng và những cá nhân có liên quan, có chuyên môn đánh giá cẩn thận, xem xét, thẩm định lá phiếu để đưa ra một quyết định khách quan, công bằng nhất. Xin trân trọng cảm ơn!

Người đề nghị: — ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 08:56, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi xin thu hồi yêu cầu thẩm định lá phiếu. Rất xin lỗi vì sự bất tiện này.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 13:44, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Một chiếc bánh hamburger phô mai cho bạn!

  Tặng bạn chiếc bánh, chúc ngon miệng và làm việc vui vẻ! JohnsonLee01 (thảo luận) 17:35, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn JohnsonLee01, chúc bạn ngày mới tốt lành!. ✠ Tân-Vương  17:46, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Câu hỏi

Chào Thiên Đế. Mặc dù sự việc ở Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Cảng Sài Gòn 0–2 Tổng cục Đường sắt (1976) trên cơ bản là đã giải quyết xong xuôi, nhưng tôi cho rằng đó là một "sự nhượng bộ" hơn là lý lẽ. Sau khi bình tĩnh suy xét và cân nhắc, tôi càng thấy luận điểm của mình được xây dựng trên một cơ sở vững chắc và chính xác. Với tư cách là một bảo quản viên giàu lý lẽ, nắm vững các luật lệ, quy định của Wikipedia tiếng Việt, từng xúc tiến thay đổi nhiều quy định trong cộng đồng. Hơn ai hết, Thiên Đế là người mà tôi tin tưởng để trao gửi những khúc mắc của mình. Câu hỏi này tôi cũng gửi đến Alphama. Hy vọng cả hai thành viên kỳ cựu sẽ cho tôi một lời giải đáp thỏa đáng. Trước hết là giải quyết những thắc mắc của cá nhân, sau là ngăn ngừa những tình huống tương tự có thể xảy ra ở bất kỳ một biểu quyết bài viết chất lượng nào khác, có thể tạo thành tiền lệ không tốt (nếu được chứng minh là sai). Rất mong Thiên Đế không chấp nhặt sự cố chấp này. Tôi đã dùng dẫn chứng, lý lẽ và quy định để phản bác từng luận điểm của người bỏ phiếu chống ở phần biểu quyết, bạn có thể ghé qua để xem toàn bộ nội dung. Phần giải trình hôm qua tôi viết cũng có tóm gọn rõ ràng, nếu hứng thú bạn có thể nghiên cứu thêm. Cảm ơn bạn!

Sau đây là tư liệu mới mà tôi nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi trong suốt hơn 1 ngày qua. Toàn bộ nội dung đều được lấy từ Wikipedia:Thái độ trung lập. Xin phép trích nguyên văn:

Bài viết cần trình bày tất cả các quan điểm quan trọng đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, và nên trình bày tỷ lệ với mức độ nổi trội của mỗi quan điểm. Đây là một đánh giá quan trọng: Trong những bài viết so sánh các quan điểm, các quan điểm thiểu số hơn không nên được miêu tả nhiều bằng hoặc chi tết bằng các quan điểm phổ biến hơn, và các bài này thường không nhắc đến các quan điểm quá thiểu số. Ví dụ, bài về Trái Đất không nhắc đến các ủng hộ thời hiện đại cho khái niệm Trái đất phẳng, một quan điểm của một nhóm rõ ràng là thiểu số.

Ta không nên cố trình bày tranh cãi theo kiểu một quan điểm của thiểu số xứng đáng được chú ý ngang với một quan điểm đa số. Các quan điểm của thiểu số quá nhỏ không nên được nhắc đến, ngoại trừ trong chính các bài dành riêng cho các quan điểm này. Việc nhấn mạnh quá mức một quan điểm không quan trọng lắm, hoặc nói đến một quan điểm quá thiểu số, có thể làm người đọc hiểu nhầm về cuộc tranh cãi. Wikipedia hướng đến việc thể hiện các quan điểm đối lập nhau theo tỷ lệ thuận với mức độ đại diện của chúng trong cộng đồng các chuyên gia trong ngành, hoặc trong các bên liên quan. Điều này không chỉ áp dụng cho nội dung văn bản trong bài mà còn cho các hình ảnh, liên kết ngoài, thể loại, và các nội dung khác nữa.

Khái niệm "nhấn mạnh quá mức" không chỉ áp dụng cho các quan điểm. Cũng như việc nhấn mạnh quá mức một quan điểm là không trung lập, việc nhấn mạnh quá mức đối với các khẳng định có nguồn kiểm chứng được cũng vậy. Một bài viết không nên nhấn mạnh quá mức bất cứ khía cạnh nào của chủ đề. Lưu ý rằng việc nhấn mạnh quá mức có thể được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó có, nhưng không giới hạn ở, mức độ chi tiết, độ dài văn bản, vị trí nổi bật của nơi đặt nội dung, và việc đặt các khẳng định kề nhau.

Các quan điểm thiểu số có thể nhận được sự chú trọng nhiều hơn tại các trang dành riêng cho chúng. Nhưng tại các trang đó, tuy có thể miêu tả quan điểm thiểu số đó một cách chi tiết, nhưng bài viết phải nhắc đến các quan điểm đa số một cách thích hợp tại những điểm có liên quan, và bài viết không được thể hiện cố gắng viết lại nội dung của quan điểm đa số chỉ hoàn toàn từ góc nhìn của quan điểm thiểu số.

Diễn đạt lại lời của Jimbo Wales trong bài viết tại mailing list vào tháng 9 năm 2003: Nếu một quan điểm được đa số ủng hộ, thì ta phải có thể dễ dàng tìm được nguồn dẫn chứng cho nó trong các tài liệu được chấp nhận; Nếu một quan điểm được ủng hộ bởi một thiểu số quan trọng (significant minority), thì ta phải có thể dễ dàng chỉ ra những người nổi tiếng ủng hộ nó; Nếu một quan điểm được ủng hộ với một thiểu số cực nhỏ (hoặc rất hạn chế), thì quan điểm này không nên tồn tại ở Wikipedia, bất kể nó đúng hay sai, bất kể bạn có thể chứng minh nó hay không, có thể chỉ có ngoại lệ là được nói đến trong một bài phụ nào đó. Hãy nhớ rằng khi xác định trọng lượng đúng đắn, ta xét sự phổ biến của một quan điểm tại các nguồn đáng tin cậy, không phải sự phổ biến của nó trong các thành viên Wikipedia.

Nếu bạn có thể chứng minh cái gì đó mà hiện có ít người hoặc không có ai tin, Wikipedia không phải nơi để công bố lần đầu một chứng minh như vậy. Tuy nhiên, một khi một chứng minh đã được báo cáo và thảo luận ở nơi khác, nó có thể được dẫn chiếu đến. Xem: Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố và Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được.

Đây là toàn văn tiểu mục Nhấn mạnh quá mức mà cá nhân tôi cho rằng, là lý lẽ để Violetbonmua vin vào. Hy vọng chúng ta sẽ cùng mổ xẻ nội dung của nó.

  • Ngay trong đoạn đầu tiên, quy định đã được nhấn mạnh bằng một câu in đậm: "Đây là một đánh giá quan trọng: Trong những bài viết so sánh các quan điểm, các quan điểm thiểu số hơn không nên được miêu tả nhiều bằng hoặc chi tết bằng các quan điểm phổ biến hơn, và các bài này thường không nhắc đến các quan điểm quá thiểu số".

  Bình luận: Tất cả các quan điểm trong bài, như đã phân tích kỹ lưỡng từ trước đó, tất cả nội dung liên quan có thể tìm được, kiểm chứng được đều được xuất bản bởi các trang báo lớn, có uy tín ở Việt Nam. Vì vậy, nếu xem các quan điểm này là đa số, thì có nghĩa các quan điểm của "phe cờ vàng" sẽ là thiểu số (tôi tạm gọi phe thiểu số này là "phe cờ vàng"). Như vậy, ý của câu này có phải quá rõ không. Tôi sẽ diễn giải lại theo cách hiểu của mình, không suy diễn: Trong bài viết mà tôi đang ứng cử, các quan điểm của phe cờ vàng không nên được miêu tả nhiều bằng hoặc chi tết bằng các quan điểm của báo chí chính thống Việt Nam, và bài này thường không nhắc đến các quan điểm của "phe cờ vàng".

  • Câu thứ hai nhấn mạnh ý của câu thứ nhất, khẳng định: "Ta không nên cố trình bày tranh cãi theo kiểu một quan điểm của thiểu số xứng đáng được chú ý ngang với một quan điểm đa số. Các quan điểm của thiểu số quá nhỏ không nên được nhắc đến, ngoại trừ trong chính các bài dành riêng cho các quan điểm này. Việc nhấn mạnh quá mức một quan điểm không quan trọng lắm, hoặc nói đến một quan điểm quá thiểu số, có thể làm người đọc hiểu nhầm về cuộc tranh cãi. Wikipedia hướng đến việc thể hiện các quan điểm đối lập nhau theo tỷ lệ thuận với mức độ đại diện của chúng trong cộng đồng các chuyên gia trong ngành, hoặc trong các bên liên quan. Điều này không chỉ áp dụng cho nội dung văn bản trong bài mà còn cho các hình ảnh, liên kết ngoài, thể loại, và các nội dung khác nữa".

  Bình luận: Theo quan điểm của Violetbonmua thì Không có bất cứ tranh cãi hoặc nhận định mang tính khách quan nào về trận đấu mà mọi đánh giá được nêu chỉ thuần ca ngợi. Khả năng có tồn tại nguồn hay không là điều không thể khẳng định được. Tuy nhiên, dựa vào quy định trên, hiểu một cách "không suy diễn" có phải tôi và bạn đều thấy rằng Violetbonmua đang "cố trình bày tranh cãi theo kiểu một quan điểm của thiểu số xứng đáng được chú ý ngang với một quan điểm đa số" hay không? Bên cạnh đó, luận điểm Khả năng có tồn tại nguồn hay không là điều không thể khẳng định được cũng không thuyết phục. Vì "Wikipedia hướng đến việc thể hiện các quan điểm đối lập nhau theo tỷ lệ thuận với mức độ đại diện của chúng trong cộng đồng các chuyên gia trong ngành, hoặc trong các bên liên quan. Điều này không chỉ áp dụng cho nội dung văn bản trong bài mà còn cho các hình ảnh, liên kết ngoài, thể loại, và các nội dung khác nữa". Quy định ghi rất rõ ràng rằng trong trường hợp các quan điểm đối lập nhau (nếu thực sự tồn tại) thì phải xét tới tỷ lệ thuận với mức độ đại diện của chúng trong cộng đồng các chuyên gia trong ngành, hoặc trong các bên liên quan. Trong khi tìm kiếm về các chủ thể này, tôi đã nhiều lần khẳng định không hề tồn tại những nội dung như vậy, hoặc chúng không công khai, hoặc chưa công bố. Việc không tìm ra bất kỳ tài liệu nào thuộc "phe đối lập", "phe cờ vàng" một lần nữa đã khẳng định quan điểm này chỉ là "thiểu số", hay chính xác hơn là "không hề tồn tại". Do đó, tôi có lý do để bảo vệ luận điểm của mình, tin rằng không cần thiết phải đưa quan điểm của phe đối lập (mà trường hợp này là phe cờ vàng) vào, vì nó quá thiểu số. Lấy ví dụ, tôi viết một bài có nội dung Hoa hướng dương, sau khi đã trình bày qua nhiều đề mục, đến đề mục màu sắc, tôi đưa các dẫn chứng của các nhà khoa học ra, trong đó, các nhà khoa học này cho rằng "hoa hướng dương có màu vàng", một bạn khác đến và nói: "Quan điểm đó là chưa đủ, cần phải tìm một quan điểm khác cho rằng 'hoa hướng dương có màu khác' để cân bằng". Sau đó thông qua tìm kiếm, tôi chứng minh rằng "không có quan điểm nào cho rằng hoa hướng dương có màu vàng được xuất bản". Như vậy, chẳng lẽ tôi buộc phải "xóa bỏ tất cả các quan điểm của các nhà khoa học cho rằng hoa hướng dương có màu vàng chỉ vì không tìm ra được quan điểm cho rằng hoa hướng dương có màu khác" hay sao? Vẫn biết đây là một ví dụ hết sức khiên cưỡng, nhưng nếu Violetbonmua đã dẫn bài Hồ Chí Minh – một bài về tiểu sử nhân vật gây tranh cãi bậc nhất Wikipedia ra làm ví dụ so sánh với một bài về bóng đá, thì lý lẽ trên của tôi vẫn có cơ sở. Điều này càng chứng tỏ các quy định của Wikipedia tiếng Việt hoàn toàn đúng với mọi bài viết, bất kể nó thuộc thể loại nào.

  • Câu tiếp theo: Khái niệm "nhấn mạnh quá mức" không chỉ áp dụng cho các quan điểm. Cũng như việc nhấn mạnh quá mức một quan điểm là không trung lập, việc nhấn mạnh quá mức đối với các khẳng định có nguồn kiểm chứng được cũng vậy. Một bài viết không nên nhấn mạnh quá mức bất cứ khía cạnh nào của chủ đề. Lưu ý rằng việc nhấn mạnh quá mức có thể được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó có, nhưng không giới hạn ở, mức độ chi tiết, độ dài văn bản, vị trí nổi bật của nơi đặt nội dung, và việc đặt các khẳng định kề nhau.

  Bình luận: Ở đoạn này khẳng định rằng "việc nhấn mạnh quá mức một quan điểm là không trung lập", nhưng không nêu rõ mức độ, số lượng, diễn giải cụ thể như thế nào là quá mức, cũng không khẳng định rằng "không nên tồn tại hoặc không được phép tồn tại bất kỳ quan điểm nào", không yêu cầu phải lược bỏ tất cả các quan điểm đa số chỉ vì không tồn tại quan điểm thiểu số, như lời Violetbonmua nhận định: Nếu không tìm được nguồn đối trọng cho các đánh giá, bạn hãy bỏ các trích dẫn nhận định chủ quan từ phía chiến thắng để làm nó cân bằng lại. Tuy nhiên, theo quan điểm của Jimbo Wales, sáng lập Wikipedia thì: "Nếu một quan điểm được ủng hộ với một thiểu số cực nhỏ (hoặc rất hạn chế), thì quan điểm này không nên tồn tại ở Wikipedia, bất kể nó đúng hay sai, bất kể bạn có thể chứng minh nó hay không, có thể chỉ có ngoại lệ là được nói đến trong một bài phụ nào đó". Còn theo câu trả lời được nêu ra ở Wikipedia:Thái độ trung lập/Câu thường hỏi#Cân bằng các quan điểm khác nhau, thì: "Quy định thái độ trung lập của Wikipedia chắc chắn không khẳng định, hay ám chỉ, rằng chúng ta phải cho các quan điểm thiểu số có được hiệu lực bình đẳng. Quy định khẳng định rằng, với vai trò người viết từ điển bách khoa, chúng ta không được đứng về bên nào; nhưng điều đó không ngăn chúng ta miêu tả các quan điểm đa số như nó vốn có; không ngăn ta giải thích một cách công bằng các luận cứ mạnh chống lại các lý thuyết giả khoa học; không ngăn ta miêu tả sự phẫn nộ của nhiều người đối với một vài quan điểm gây phẫn nộ nào đó; và vân vân." Tuyên bố tại mục từ Giving "equal validity" can create a false balance cũng nhận định rằng: "Mặc dù điều quan trọng là phải tính đến tất cả các quan điểm quan trọng về bất kỳ chủ đề nào, chính sách của Wikipedia không nêu rõ hoặc ngụ ý rằng mọi quan điểm thiểu số hoặc tuyên bố bất thường cần được trình bày cùng với học bổng chính thống được chấp nhận phổ biến như thể chúng có giá trị như nhau". Đồng quan điểm, BBC Trust's policy on science reporting 2011, thừa nhận: "Khi xem xét 'tính công bằng hợp lý' ... [chúng tôi] cẩn thận khi báo cáo khoa học để phân biệt giữa ý kiến ​​và sự thật. Khi có sự đồng thuận về quan điểm về các vấn đề khoa học, việc đưa ra quan điểm trái ngược mà không xem xét đến 'trọng lượng hợp lý' có thể dẫn đến 'cân bằng sai lệch' , nghĩa là người xem có thể nhận thấy một vấn đề gây tranh cãi hơn thực tế. Điều này không có nghĩa là các nhà khoa học không thể bị chất vấn hay thách thức, mà là những đóng góp của họ phải được xem xét kỹ lưỡng. Bao gồm một quan điểm đối lập có thể là thích hợp, nhưng [chúng ta] phải truyền đạt rõ ràng mức độ đáng tin cậy mà quan điểm đó mang lại."

  • Vậy nếu đã không định nghĩa thế nào là quá mức, Wikipedia quyết định vấn đề này như thế nào. Đây là khẳng định của Wikipedia: "Hãy nhớ rằng khi xác định trọng lượng đúng đắn, ta xét sự phổ biến của một quan điểm tại các nguồn đáng tin cậy, không phải sự phổ biến của nó trong các thành viên Wikipedia".

  Bình luận: Như vậy, kết hợp giữa câu trước đó và câu sau, ta dễ dàng nhận thấy để xét đoán thế nào là quá mức, phải tính đến dung lượng "phổ biến của một quan điểm tại các nguồn đáng tin cậy" (ở đây là phe báo chí chính thống), chứ "không phải sự phổ biến của nó trong các thành viên Wikipedia". Như vậy, việc định lượng thế nào là quá mức không phải theo quan điểm chủ quan của bất kỳ cá nhân nào, mà phụ thuộc vào sự phổ biến của một quan điểm tại các nguồn đáng tin cậy, Thiên Đế thấy có đúng không?

  • Câu cuối đúng theo tinh thần mà tôi đã chỉ ra nhiều lần, nên xin được phép không dẫn lại.

==>Kết luận cá nhân: Mặc dù quy định của Wikipedia có nêu rõ: "nhấn mạnh quá mức một quan điểm là không trung lập", nhưng không nêu rõ thế nào là quá mức. Quy định cũng kèm điều kiện ràng buộc rằng trọng lượng đúng đắn phụ thuộc vào sự phổ biến tại các nguồn đáng tin cậy. Việc Violetbonmua tự đánh giá mức độ "nhấn mạnh quá mức" theo quan điểm cá nhân là không chính xác, là "mang sự suy diễn, áp đặt góc nhìn thiên kiến cá nhân vào quan điểm của người khác" (theo quan điểm của Nacdanh). Bởi lẽ, mức độ đúng đắn của dung lượng không được tính bằng "sự phổ biến của nó trong các thành viên Wikipedia". Ngoài ra, việc không có định nghĩa cụ thể buộc chúng ta phải dựa vào bộ khung quy định của toàn bộ phần tiểu mục, các điều kiện ràng buộc kèm theo để chứng minh (mà tôi đã phân tích kỹ ở phía trên). Các điều kiện phụ này, kết hợp với điều kiện chính mới cho ra quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Các quy định cũng khẳng định nhiều lần rằng "các quan điểm thiểu số, ít người biết tới hoặc không được xuất bản, kiểm chứng thì có thể không nên tồn tại". Cụ thể là quan điểm của "phe cờ vàng" mà tôi không tìm được bất kỳ cơ sở nào để chứng minh cho sự tồn tại của chúng.

Một lần nữa, rất xin lỗi Thiên Đế vì sự bất tiện này. Dựa theo những dữ kiện từ trước và dữ kiện mới nhất, tôi càng có lòng tin cho rằng quan điểm của tôi là chính xác theo quy định hiện hành của Wikipedia tiếng Việt. Tôi hy vọng với tư duy khách quan, kinh nghiệm nhiều năm trong các biểu quyết dạng này, Thiên Đế có thể giải thích cho tôi hiểu những khúc mắc của mình. Hãy xem đây là một câu hỏi hết sức chân thành của tôi hơn là dạng tố cáo cứng nhắc hay thứ gì đó đại loại thế. Tôi tin rằng với sự hiểu biết của mình về các quy định, Thiên Đế sẽ cho tôi biết được liệu mình "đúng" hay "sai". Chuyện của tôi coi như đã kết thúc rồi, nên tôi hy vọng câu trả lời của Thiên Đế có thể trở thành một quy định mềm, một dạng tiền lệ pháp cho tất cả các biểu quyết bài viết sau này. Chúc Thiên Đế nhiều niềm vui và sức khỏe. Cẩn chào!  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 04:02, ngày 6 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Sau khi xem các trích dẫn quy định bạn đưa ra tại đây, tôi lấy tư cách cá nhân mà đưa ra nhận định sau đây: nếu người viết bài không thể nào tìm kiếm ra nguồn/ các dạng thông tin để làm cân xứng bài viết theo yêu cầu của người bỏ phiếu, ý kiến đó được xem là bất khả kháng, thuộc một trong các quy định nền của Vô hiệu lá phiếu. Quy định này được thiết lập nhằm tạo "trật tự mới" trong việc bỏ phiếu biểu quyết và giúp kiểm soát việc hủy phiếu của thành viên vắng mặt cách hợp lý và hợp quy. Do quy định về đồng thuận các hạng mục đòi hỏi 100%, nhiều đòi hỏi vô lý, nặng tính "thù oán" và có khi thiếu tính nghiêm túc vô tình gây ảnh hưởng đến sự thành bại của biểu quyết. Tôi hy vọng thời gian tới sẽ có thời gian trình biểu quyết nâng cấp quy định nền này thành khung quy định chi tiết và bài bản để áp dụng dài lâu và thực sự khúc chiết và chuẩn xác trong câu từ.
Về bài viết của bạn, nếu không thể tìm ra các nguồn bài viết khác của các bên để bài thêm đa chiều, thì với hệ thống quy định trên, cá nhân tôi cho rằng việc bài viết chỉ có các nguồn/ đa phần là nguồn từ một phía là có thể chấp nhận được, do độ phổ biến của nguồn ý kiến đối lập không thể tìm kiếm ra. Tuy vậy, do là một bài viết thể thao mang tính chất lịch sử, câu từ trong bài cần cẩn trọng trong sử dụng, tránh tạo cảm giác cho người đọc về thiên kiến người viết. Cách tốt nhất là bạn "tự lược" các chi tiết khen ngợi quá đà của phía đó, việc này tôi đã từng gặp trong khi viết bài Phaolô Nguyễn Văn Bình, một nhân vật đầy tranh cãi công-tội. Cách tốt nhất để có một bài viết trung dung khi nguồn một chiều là tránh đi sâu vào chi tiết của nguồn, chỉ lấy các sự kiện, nội dung chính và lược bỏ các tính từ mang nặng tính thiên kiến. Một cách khác là nhờ các thành viên khác hoặc thành viên am hiểu phía đối lập đọc và đánh giá bài viết. Chính các thành viên am hiểu này sẽ chỉ ra cho bạn những câu từ nào làm họ không vừa lòng, họ cho là thiếu trung lập và cả những câu từ dịch thuật chưa chuẩn xác về nội dung. Câu trả lời này của tôi, tôi không hy vọng sẽ trở thành tiền lệ hay bất cứ dạng quy định mền, vì sự tôn trọng thẩm quyền của cộng đồng, các quy tắc và quy định cần có sự kêu gọi bàn thảo, chú ý và biểu quyết của mọi người mới mang tính hợp quy và bền vững. Tính chất cộng đồng cũng là một trong những tính chất cơ bản của dự án bách khoa toàn thư mở này.
Tái bút: Vấn đề những đòi hỏi không thể khắc phục do không có nguồn thông tin, tôi đã từng gặp khi ứng cử bài viết chọn lọc đầu tiên của mình: Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Nhìn lại biểu quyết sau vài năm "công tác" tại dự án, tôi nhận thấy sự chân thành trong hồi đáp, sự "bao dung", thân thiện trong câu từ sẽ giúp hóa giải nhiều tình huống căng thẳng và đưa các bên đến thỏa hiệp, qua đó cũng góp phần giúp bài viết đạt được chất lượng tốt nhất. Như bạn đã chia sẻ, tôi cũng mong muốn sớm được lắng nghe quan điểm của BQV Alphama.
Mến chào bạn,
 ✠ Tân-Vương  23:53, ngày 6 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thân gửi Thiên Đế

Chào Thiên Đế! Xin lỗi đến hôm nay mới hồi âm cho bạn được. Lý do chính là tôi muốn chờ ý kiến của Alphama rồi mới hồi đáp sau. Hy vọng Thiên Đế không thấy phiền.

Tôi trân trọng những ý kiến, nhận định, những diễn giải có cơ sở và có căn cứ, nền tảng rõ ràng. Đó chính là lý do tôi gửi những dòng mà tôi viết mấy hôm trước đến Thiên Đế. Tình cờ lướt qua Wikipedia:Biểu quyết chọn hành chính viên/Tuanminh01 và đọc được những giãi bày hết sức chi tiết, chứng cứ xác đáng rõ ràng như vậy. Bản thân tôi càng thầm cảm phục Thiên Đế hơn. Bất cứ lý lẽ nào cũng cần phải được trình bày khách quan dựa trên những dẫn chứng có cơ sở. Tôi thiết nghĩ những lý lẽ tôi viết cho Alphama và bạn cũng thuộc dạng này, mặc dù nó chưa được chỉn chu và còn nặng sự bất mãn, nhưng đều dựa vào những căn cứ mà tôi cho là xác đáng, những lý lẽ làm nên nền tảng, những quy định tạo ra hiệu lực pháp lý. Có chăng, tôi đã đưa ra những lý lẽ ấy quá sai không gian, phạm vi và thời điểm. Nó nên được viết ở chính yêu cầu vô hiệu lá phiếu mà tôi đã từ bỏ quyền sử dụng.

Dù sao mọi chuyện cũng không thể vãn hồi được nữa. Việc đã qua chắc phải cho nó qua. Nhưng tôi vẫn e sợ một luận điểm tương tự sẽ xuất hiện lại, không chỉ một, hai, ba mà thậm chí hàng chục, hàng trăm lần. Một luận điểm chưa thuyết phục được cá nhân người viết bằng lý lẽ thì liệu có phải là một luận điểm xác đáng hay chưa? Một luận điểm chỉ dựa vào góc nhìn cảm tính mà không xét đến quy định hay lý lẽ thì có xứng để ta đặt niềm tin vào đó hay không? Một luận điểm mà gây nên sự bất bình nơi một cá nhân liệu có đảm bảo sẽ không gây ra cùng sự bất bình như vậy nếu nó được lặp lại? Có lẽ, rất lâu nữa tôi mới tìm được câu trả lời. Và tôi tin với kinh nghiệm lâu năm ở các biểu quyết bài viết chất lượng, Thiên Đế đã có riêng câu trả lời cho mình. Cũng như tôi, cũng có riêng cho tâm hồn mình một lời đáp, vượt trên cả sức nặng của sự đòi hỏi phải trả lời mà tôi mong muốn từ những người khác.

Như Thiên Đế từng nhận định, "Tính chất cộng đồng cũng là một trong những tính chất cơ bản của dự án bách khoa toàn thư mở này". Tôi trân trọng ý kiến đó. Nhưng nếu đã có quy định, việc gì phải đi đến đồng thuận. Có những dạng đồng thuận thật kỳ lạ khi một bên cố gắng diễn giải bằng tất cả lý lẽ của mình, vin vào những dẫn chứng xác đáng nhất anh ta có, nhưng bên kia chỉ im lặng lắc đầu, bỏ ngoài tai và nhắm mắt làm ngơ. Tôi không thể hiểu nổi lại tồn một dạng đồng thuận như thế, khi chỉ có một bên chịu nhân nhượng để đi đến đồng thuận, còn bên kia ung dung với thành quả "chiến thắng" của mình. Nhưng nghĩ xa hơn, tôi cho rằng kiểu đồng thuận như vậy có thể đã xuất hiện nhiều lần tại dự án này, và cũng là tiền lệ xuất hiện nhiều lần trong cuộc sống thực. Đôi khi phải đánh đổi lý lẽ để lấy sự yên bình, để nhận lại một chút gì đó mà mình đáng hưởng. Suy cho cùng, lý lẽ thuộc về bên cứng rắn và chiếm thế thương phong hơn. Cứ xem như một bài học nhỏ mà tôi có dịp học được tại nền tảng ảo này vậy.

Một chút tâm sự nhỏ. Khi đọc những bài mà Thiên Đế dẫn ra ở trên. Tôi chợt phát hiện ra Thiên Đế xưa kia, đôi chút xốc nổi, trẻ con và tràn đầy nhiệt huyết (xin lỗi nếu có xúc phạm gì), nhưng có cảm giác như bản thân tìm thấy hiện tại của mình trong bóng hình dĩ vãng đó. Nhìn lại giờ này, một Thiên Đế chững chạc hơn nhiều, một Thiên Đế khác hẳn khiến tôi cảm thấy sao mình nhỏ bé quá. Tôi nghĩ Thiên Đế đã chọn cách uốn mình theo cộng đồng này, hòa tan vào dòng chảy một chiều của một xã hội ảo để có cơ hội xoay chuyển nó theo cách tốt đẹp hơn. Tôi hy vọng những điểm sáng le lói nơi đây sẽ không bao giờ vụt tắt: một Nacdanh thẳng thắn, tràn đầy lý lẽ và không cả nể; một Thiên Đế với khát khao thay đổi, vực dậy cộng đồng với ngọn lửa cháy bỏng của tuổi trẻ.

P/s: Tôi tình cờ lướt qua Dự án Công giáo mà Thiên Đế cố công gầy dựng và tìm được một bản hướng dẫn rất chi tiết về cách tạo dựng một bài viết chất lượng. Rất thú vị.
Với tất cả lòng kính trọng,
Nguyenhai314 01:51, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Files used with a permission

Hi! I'm moving files to Commons and I have noticed that some files like Tập tin:Giam muc Huynh Van Hai Khai mac Nam Thanh 2.png are used with a permission. I wonder if it is possible to move the files to Commons.

I do not speak Vietnamese but I can see that you and Thành viên:DHN and minhhuy have talked about OTRS before.

If the files are not ready for Commons now perhaps you or someone else have contact with them?

We (we means someone else than me) could ask them if they could change the license on Flickr. Or perhaps we have or could ask them if they would give a general permission for all files on https://www.flickr.com/people/86378424@N05/?

For now I will skip files like that. --MGA73 (thảo luận) 14:48, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời nhận xét

Wikipedia:Đề nghị giáng sao bài viết chọn lọc/Frank Lampard

  Mời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết bài viết tốt của bài "Lawrence Sabatini" tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết bài viết tốt khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.

Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng, "Bài viết tốt" là dành cho tất cả mọi người! Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái!

 

  Mời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết bài viết tốt của bài "Đập Tabqa" tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết bài viết tốt khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.

Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng, "Bài viết tốt" là dành cho tất cả mọi người! Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái!

  —Thân mời Thiên Đế tham gia nhận xét tại các trang biểu quyết trên, mấy bq đó ít người để ý quá (chắc là do lượng đề cử quá lớn).  Jimmy Blues  08:19, ngày 19 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhờ

Khi nào có thời gian nhờ bạn ghé qua và thẩm định Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:36, ngày 22 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xin ý kiến

  Thăm dò ý kiến
Xin chào bạn ! Huân chương Wikipedia là huân chương cao quý nhất mà Đấng Tối Cao cùng toàn thể thành viên Wikipedia kính tặng cho người có đóng góp sâu rộng, có tầm ảnh hưởng lớn và có sự tín nhiệm cao. Thành viên Tuanminh01 hiện đang được xét duyệt để được trao tặng huân chương. Xin mời bạn cho   Đồng ý hoặc   Phản đối.

ĐẤNG TỐI CAO TOÀN VŨ TRỤ (Trò chuyện với Ngài) 11:04, ngày 29 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hỏi

Chào bạn, bạn đã từng tải lên tập tin nào (ảnh chân dung) lên Wiki mà nó là của người khác chưa? Hongkytran (thảo luận) 05:30, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chào bạn, tôi đã từng tải nhiều tập tin chân dung do người khác chụp/ của người khác. Rắc rối ở đây là tôi phải đi xin bản quyền rất tốn thời gian thư từ qua lại, cũng như khó nhất là giải thích các thẻ bản quyền cho họ, yêu cầu họ viết đúng câu từ để không làm lệch đi ý nghĩa cho phép; gửi thư đi OTRS xác nhận,.... ✠ Tân-Vương  17:15, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vậy thì quá tốt luôn! Bạn có thể giúp mình việc này được không? Hongkytran (thảo luận) 18:54, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Phiền bạn trình bày, nếu có khả năng giúp được bạn đến đâu, tôi sẽ hỗ trợ bạn đến đó. Nếu quá đi sâu về nội dung bản quyền, tôi e rằng mình chưa đủ kiến thức để hỗ trợ, nhưng sẽ nhờ các thành viên khác giàu kinh nghiệm mảng này hỗ trợ bạn. ✠ Tân-Vương  18:56, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Được rồi! Mình đang rất muốn sử dụng một bức ảnh của Đông Nhi trong bài báo này và tải lên Wiki nhưng vì mình không biết mấy về vấn đề bản quyền và không có tài ăn nói nên vẫn chưa dám up lên. Rất mong bạn có thể giúp đỡ! Hongkytran (thảo luận) 19:20, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vậy thì bạn cần làm theo trình tự sau: Bước 1: Tìm cho ra thông tin hộp mail của tác giả ảnh Như Hoàn. Bước 2: Đặt vấn đề thông qua việc giới thiệu bạn là ai, Wikipedia có mục đích gì và phi vụ lợi, tầm quan trọng của ảnh đối với bài viết và đối với người đọc, mức độ ghi công và giới thiệu một số thẻ quyền, tôi ưu tiên dùng: Ghi công tác giả, có quyền sử dụng với mọi mục đích tức là tác giả đồng ý cho tất cả mọi người sử dụng ảnh với mọi mục đích, với yêu cầu phải ghi nhận tác giả ảnh là Như Hoàn. Bước 3: Chờ đợi phản hồi và trao đổi các điểm còn khúc mắc. Bước 4: Nếu đạt đồng thuận thì tải ảnh với chú thích theo cam kết với người chụp. Toàn bộ quy trình này nhanh thì vài ngày, chậm thì vài tháng. Tuy nhiên, với chủ ảnh cá nhân tôi thiết nghĩ không vấn đề gì, khi ảnh chụp tại không gian công cộng và có tác giả duy nhất. Phiền anh DHN nếu có gì chưa chính xác (ảnh chụp tại công cộng), xin hỗ trợ chỉ dẫn thêm, xin cảm tạ anh. ✠ Tân-Vương  19:34, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Là sao vậy bạn! Mình vẫn chưa lắm! Bạn hãy nói rõ đi! Hongkytran (thảo luận) 23:26, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bạn muốn lấy ảnh nào thì cần đính kèm ảnh đó vào thư, trước hết cần làm theo các bước đã dẫn phía trên. Để tôi làm gọn lại quy trình cho bạn xem: chọn hình --> tìm thông tin người giữ bản quyền --> liên lạc (văn bản) xin bản quyền --> giải thích cho người giữ bản quyền (nếu có) --> nhận được thư cho bản quyền đúng quy định --> gửi thư này đến OTRS --> tải hình và gắn thẻ OTRS lên hình. ✠ Tân-Vương  01:12, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mình hiểu rồi. Chỉ còn một điều mình vẫn còn cảm thấy vướng mắt. Mình không biết phải trình bày thư xin bản quyền như thế nào? Hầu như chưa bao giờ mình viết thư kiểu này! Bạn là người có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Bạn có thể đưa ra dàn ý cơ bản được không! Dựa vào dàn ý đó mình sẽ viết dễ dàng hơn! Hongkytran (thảo luận) 11:57, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi thường hay viết thư theo mô-típ, nhìn chung tương đối giống như sau:
Kính chào Anh/Chị ....., (Chức vụ của họ) (nơi công tác của họ).
Kính thưa Anh/Chị, tôi xin tự giới thiệu, tôi là (tên cá nhân, nếu có thể, cả tên nick trên Wikipedia), một tình nguyện viên đang viết các bài viết về chủ đề ( ...). Wikipedia là một trang bách khoa toàn thư mở, miễn phí phục vụ mọi bạn đọc có nhu cầu truy vấn thông tin. Hôm nay, tôi viết thư này nhằm xin anh/chị hỗ trợ cho bài viết .... tôi đang viết, thông qua việc xác nhận bản quyền ảnh (đã đính kèm). Nếu được sự chấp thuận của anh/chị, bài viết sẽ trở nên phong phú và đạt được mục đích giới thiệu (nhân vật trong bài viết, là nội dung ảnh) đến với công chúng hơn, vì lượng truy cập Wikipedia rất lớn.
Vì lý do bản quyền trên Wikipedia tương đối khắt khe, nên tôi thảo thư này, nếu được cho phép, xin anh chị xác nhận hình ảnh tôi đã đính kèm trên là hoàn toàn tự do, được sử dụng với mọi mục đích và bắt buộc ghi công tác giả (tên tác giả). Sự cho phép của anh/chị sẽ làm bài viết trở nên sinh động hơn và có giá trị hơn. Mong anh/chị thương giúp đỡ trả lời qua thư, vì tôi phải gửi thư phản hồi của anh/ chị làm bằng chứng về sự ưng thuận bản quyền và để ghi công anh/chị khi đăng tải tác phẩm.
Kính chào Anh/chị. Mong sớm nhận được thư hồi âm từ anh/chị,
Chúc anh/chị (...),
Xin kính chào Anh/chị
(Viết tên họ của bạn)

 ✠ Tân-Vương  15:20, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vậy là đủ rồi! Mình chỉ cần dàn ý này từ lâu rồi! Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã tận tình giúp đỡ mình! Mình cảm động lắm! Việc tìm tải khoản gmail của Như Hoàn có lẽ sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian nên bạn có thể hỗ trợ cùng mình "truy tìm" tài khoản gmail của người này được chứ? Hongkytran (thảo luận) 04:25, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Việc này bạn thử liên lạc trước báo Eva hỏi về bài đăng này, xin thông tin Như Hoàn. Lưu ý là tác giả Như Hoàn có thể là phóng viên/ biên tập viên báo Khám Phá (phần chú thích dưới bài báo), bạn cũng có thể phải hỏi báo này thông qua mail. Vì thông tin của tác giả không công khai như các trang web mảng Công giáo, nên việc bạn phải thực hiện mảng này sẽ kéo dài thêm thời gian. Xin bạn lưu ý cho là việc tác giả có cho quyền sử dụng hay không là quyền của họ, có thể họ sẽ không chấp nhận đề nghị của bạn, bạn cần suy tính kỹ trước khi khởi sự một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức. Chúc bạn thành công! P.S:Trong thời gian có thể, tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm thông tin về Như Hoàn, tuy vậy khả năng rất thấp, vì trừ báo Thanh Niên, chưa thấy báo nào đăng thông tin cá nhân tác giả, ít là theo quan sát cá nhân tôi. ✠ Tân-Vương  04:35, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều! Mong là suôn sẻ! Hongkytran (thảo luận) 09:19, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

bạn ơi cho mình hỏi .. làm sao mình sửa đổi trang cá nhân của mình hả bạn ? Yukosara (thảo luận) 17:16, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Câu hỏi từ Nammoadidaphat9999 (ngày 3 tháng 9 năm 2020)

Con rối của thành viên bị cấm mà bị cấm vô hạn à? --Nammoadidaphat9999 (thảo luận) ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:05, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ê

Tại sao Hoàng Sa lại thuộc qlý của Tàu Cồng, của Việt Nam. ko rep là tôi sửa tiếp đó Tung Của Aư phân (thảo luận) 03:12, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Gửi bạn thông báo được nhiều thành viên quản lý Wikipedia tiếng Việt đồng thuận, phiền bạn xem tại trang thảo luận bài Quần đảo Hoàng Sa. Các luận điểm có các chú thích nhỏ dẫn đến các bài báo từ các báo chính thống, mong bạn dành thời gian tìm đọc.

Mến chúc bạn một ngày tốt lành. ✠ Tân-Vương  03:16, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thế thì trong bài cũng nên viết rằng Trung Quốc quản lý trái phép và ko đc quốc tế chấp nhận chứ. Mong bạn phản hồi sớm. Cảm ơn bạn.Tung Của Aư phân (thảo luận) 03:26, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chào bạn, rất xin lỗi đã chậm phản hồi câu hỏi rất hay của bạn. Nội dung chính cho câu trả lời có thể tóm tắt được là "tính trung lập của Wikipedia". Khi Việt Nam tuyên bố việc mình có chủ quyền hợp pháp, thì dĩ nhiên tuyên bố các quốc gia còn lại (nếu có quản lý) là bất hợp pháp; ngược lại, Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền hợp pháp, thì họ tuyên bố các quốc gia còn lại (Việt Nam, nếu có quản lý một số đảo) là bất hợp pháp. Tính trung lập của Wikipedia, về lý tưởng là khi bạn đọc Wikipedia tiếng Trung hay tiếng Việt, thì nội dung bài viết như nhau, không thiên lệch về quan điểm của quốc gia mà đa số công dân sử dụng ngôn ngữ đó; các quan điểm của các bên, về lý thuyết, phản ánh đúng và vừa phải, súc tích các tuyên bố của các bên. Dĩ nhiên, trong thực tế thì lý thuyết này khó đạt được, nhưng được các thành viên Wikipedia ráng gìn giữ đến mức tối đa, khi viết đến các vấn đề rất dễ gây tranh cãi. Hy vọng giải quyết được phần nào khúc mắc của bạn.  ✠ Tân-Vương  03:43, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ồ cảm ơn bạn, nếu có ai hỏi chắc mình sẽ trả lời như bạn. Giờ mình muốn đổi cái tên này đi vì tục tĩu thì phải làm như nào? Một lần nữa cảm ơn bạn nhiều. Tung Của Aư phân (thảo luận) 01:08, ngày 5 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Xin lỗi đã xen ngang cuộc thảo luận của hai bạn. Nhưng cá nhân tôi thấy cách xử lý của Thiên Đế xứng đáng là một bảo quản viên chân chính, như lời một thành viên nào đó đã từng nói rằng thái độ đó "làm tan chảy mọi thái độ phá hoại". Mến phục!  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 01:15, ngày 5 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

BQ

Vì bạn là người đã mở lại BQ, bạn nên có trách nhiệm gửi thông báo cho những người đã tham gia ký tên lại để tính thời gian cho đúng. Nếu không thì khi đếm phiếu rất khó ăn nói. ~ Violet (talk) ~ 11:15, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vâng, cảm ơn BQV Violetbonmua đã có lời nhắc nhở. Tôi đang dự định soạn thảo thư cáo lỗi gửi đến tất cả các thành viên phải ký tên lại, trình bày vắn tắt, mong họ thông cảm mà hỗ trợ việc ký lại đầy phiền phức này. Nhìn lại sự việc đêm qua, tôi cũng có cùng thắc mắc về việc Buiquangtu bày tỏ không mưốn tiếp tục biểu quyết, làm sự việc diễn biến phức tạp chưa từng có. ✠ Tân-Vương  13:49, ngày 4 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chào bạn, hình như bạn gửi sót thông báo cho Minh Huy về vụ chữ ký. ~ Violet (talk) ~ 02:57, ngày 5 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Violetbonmua đã có lời nhắn, tôi sẽ gửi thư đến Minh Huy ngay. ✠ Tân-Vương  17:33, ngày 6 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời bạn biểu quyết bài viết tốt

  Mời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết bài viết tốt của bài "Naem" tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết bài viết tốt khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.

Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng, "Bài viết tốt" là dành cho tất cả mọi người! Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái!

 

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:43, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chào Thiên Đế

Một số tập tin về các giám mục do bạn tải lên lấy từ trang Conggiao.info, và sử dụng bằng chứng cấp phép là hình chụp email c:File:Conggiao.info.png. Tôi có một chút e ngại về việc sử dụng hình chụp này như bằng chứng cấp phép, đặc biệt là tôi không rõ quan điểm của commons về việc này, nên tạm thời tôi không chuyển các tập tin sử dụng hình chụp email này như bằng chứng cấp phép sang commons (vì tại viwiki thì các hình này không bị đề nghị xóa, nếu chuyển sang commons thì tôi nghĩ là có nguy cơ, xin hỏi thêm Violetbonmua, A). Không biết quan điểm của bạn thế nào? B nhắn gửi 17:52, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Các hình này nếu chuyển sang Commons sẽ bị đưa vào thể loại chờ xóa, trừ khi nó được gắn thẻ OTRS. Tôi tin là ThiênĐế98 hiểu rõ quy trình này. Các hình này hiện nay không được sử dụng, nếu thấy không có khả năng sử dụng nữa bạn có thể xóa bớt để giảm quy trình phức tạp chứng thực thẻ quyền cho những hình này. ~ Violet (talk) ~ 17:58, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Các hình hiện nay gần như không sử dụng, bạn có thể dán biển xóa nhanh ngay lập tức, các ảnh cũ đã bị thay trong đầu năm nay (do quá trình ráo riết xin bản quyền các giáo phận) còn sót lại cũng có thể đưa ra xóa nhanh. Các ảnh đang sử dụng, phiền bạn nhắn giúp một tin nhắn vào trang ảnh này, tôi sẽ tìm/ cắt các ảnh từ các nơi cho phép, đính vào bài nhân vật và xóa ngay các ảnh này sau khi quá trình hoàn tất, cảm ơn bạn đã quan tâm và có lời nhắn. ✠ Tân-Vương  18:03, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cảm ơn vì đã hiểu, nếu bạn đã nói vậy thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tôi sẽ xóa các hình không sử dụng với lý do người tải yêu cầu xóa. Còn nếu gặp hình đang sử dụng có nghi vấn gì không rõ sẽ báo lại bạn sau. ~ Violet (talk) ~ 18:18, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bản thân tôi cũng nhiều lần, nhiều lúc duyệt các tấm ảnh do mình tải lên, nhưng quá nhiều, khi dọn xong các nhóm ảnh này thì sau đó đi xin bản quyền lại tạo nhóm ảnh cần xóa khác. Vô cùng biết ơn các bạn đã bỏ thời gian giúp tôi giải quyết đống lộn xộn này. ✠ Tân-Vương  18:35, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Có chuyện này tôi thấy khá buồn cười, chia sẻ với các bạn: cái hình ở trang Jean Liévin Joseph Sion Khâm có một dấu cách ở cuối. Bot sửa hay xóa dấu cách đi, làm Thiên Đế phải lùi lại nhiều lần trong 5 năm trở lại đây  :) . Tái bút: DHN đã đổi tên tập tin. B nhắn gửi 18:48, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt

Chào bạn, lúc làm quy định bạn có nhớ:

  1. Một thành viên bị cấm có thời hạn thì lá phiếu biểu quyết của anh ta trước bị cấm có coi là hợp lệ?
  2. Sau khi hết cấm bao nhiêu lâu (thời gian) thì mới có quyền bỏ phiếu các biểu quyết?

Cảm ơn bạn.  A l p h a m a   Talk  05:12, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì cứ như tiền lệ mà làm nên không ghi vào quy định:
  1. Thành viên bị cấm thì lá phiếu anh ta vẫn có hiệu lực nếu bỏ trước đó, chúng ta có cả tiền lệ lá phiếu hợp quy ngay cả khi thành viên bị cấm vô hạn. Tôi không muốn nhắc đến trường hợp này vì cho rằng đây là vụ việc không hay và thành viên đã trở lại hoạt động tích cực cho dự án.
  2. Không quy định về việc này, sau khi hết cấm, ngay lập tức thành viên có quyền bỏ phiếu. Tôi không nắm rõ lắm, nhưng theo [2] thì tù nhân còn có quyền bỏ phiếu. Vậy, tôi thấy không có lý do gì cấm thành viên bỏ phiếu khi tham gia biểu quyết một khi hạn cấm đã hết. Tuy vậy, có thể ràng buộc một số điểm liên quan đến tránh tình trạng "trêu đùa hệ thống" hoặc trong các BQ có mức độ nghiêm túc cao như bầu và bãi các thành viên giữ công cụ.
    Trên đây là ý kiến của tôi, vô cùng cảm ơn bác Al đã đến tận trang thảo luận để thu thập thêm ý kiến. Chúc bác một ngày tốt lành, ✠ Tân-Vương  15:33, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vận động hành lang

Chào Thiên Đế! Lúc lướt qua biểu quyết chọn điều phối viên Buiquangtu, tôi phát hiện thành viên Buiquangtu vận động hành lang, vận động bỏ phiếu cho mình và đã có nhắc nhở nhưng thành viên bỏ ngoài tai. Do đó đành phải viện dẫn chương V, điều 23, khoản 10 của Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt để chứng minh. Vận động để người khác bỏ phiếu là hành vi nguy hiểm, tiền lệ nhiều thành viên đã bị cấm. Mong bạn xem xét hành vi mà theo tôi là khá nghiêm trọng này để có hướng giải quyết phù hợp. "Nếu bạn bỏ phiếu cho mình giữ công cụ điều phối viên, có thể việc xử lý kho ảnh sẽ được tiến hành nhanh hơn..." là một câu nói vận động bỏ phiếu trắng trợn ngay tại biểu quyết. Cảm ơn đã lắng nghe. Chúc Thiên Đế một ngày tốt lành!  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  00:17, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, tôi đang theo dõi thay đổi gần đây nên thấy có ý này. Do có liên quan đến tôi nên mạn phép có đôi lời. Trước hết, thứ tự thời gian là bạn nhắc nhở và viện dẫn cùng lúc, không có khoảng cách. Thứ hai, tôi không bỏ ngoài tai, tôi đã hồi đáp bạn, và tôi cho rằng câu nói của tôi tại biểu quyết không phải là một lời vận động hành lang (cũng có thể tôi nhầm lẫn, chuyện này thì sẵn sàng thảo luận, nhưng tạm thời tôi cho là vậy). Xin lỗi đã chen vào các bạn. Thân. B nhắn gửi 00:28, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
BQV Alphama đã nhắc nhở trên biểu quyết. Vậy tôi cho là tôi đã nhầm lẫn. Xin lỗi đã phiền hai bạn. B nhắn gửi 00:54, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thỉnh cầu tạm khóa bài viết

Chào bạn, dù bạn không phải là thành viên chuyên viết về màn Anime và Manga, nhưng bạn có thể giúp mình việc này được không.

Hôm nay mình để tin nhắn này để nhờ bạn xem xét về bài viết Digimon Adventure.

Trong hơn 1 tuần bài viết này đã có trường hợp thêm nội dung làm bóp méo thông tin cho bộ anime này, nội dung được thêm vào đó không hề có nguồn kiểm chứng và có ý xuyên tạc về Digimon nói chung, tình trạng này đã xảy ra đến hôm nay là lần thứ tư rồi và có nguy cơ xảy ra bút chiến. Vậy nên, mình xin bạn xem xét và cho tạm khóa bài Digimon Adventure một thời gian (nếu bạn thấy cần thiết) để tránh tình trạng bút chiến có thể xảy ra do phá hoại. Chuỗi bài viết này là do mình thực hiện là chính nên vấn đề này làm mình lo lắng suốt cả thời gian vừa qua

Xin cảm ơn và chúc bạn một ngày vui vẻ. Xin Chúa luôn đồng hành cùng với bạn. -サンクサン タカト (thảo luận) 16:55, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chào bạn HikariTenshi, sau khi xem xét tình hình cụ thể, tôi đã quyết định tạm khóa 1 tuần ở mức khóa IP, mức khóa thấp nhất cho bài viết trên. Tuy vậy, để tránh những việc lặp đi lặp lại cho bài viết sau thời gian khóa, tôi đề nghị bạn thử trò chuyện với IP trên về đoạn thông tin IP này thêm vào và xin dẫn chứng, vì tôi không cho rằng phá hoại đơn giản được lặp đi lặp lại kéo dài khá lâu trên một bài viết. Mặc định Wikipedia cho rằng mọi đóng góp của IP đều xuất phát từ thiện ý, việc tìm hiểu nguồn cơn sự việc, nguồn gốc thông tin trên tôi thiết nghĩ là cần thiết và giúp hóa giải được bút chiến dựa trên tiền lệ, quy định và cả lý lẽ khi tranh luận. Chúc bạn một ngày tốt lành, cảm ơn bạn đã để lại lời nhắn. ✠ Tân-Vương  18:55, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Giáo phận Công giáo tại Việt Nam

Chào Thiên Đế, trong lúc tuần tra thay đổi gần đây tôi phát hiện có thành viên sửa đổi, tăng số giáo phận từ 24 lên 27, trong khi ghi chú mã nguồn có nêu rõ số 27 đã bao gồm các tổng giáo phận. Tôi đã lùi sửa 3 lần và e là sẽ vi phạm 3RR nếu lùi sửa đến lần thứ tư. Do đó, đành phải nhờ Thiên Đế kiểm tra hộ sửa đổi của thành viên này vì bạn am hiểu chủ thể bài viết. Trân trọng cảm ơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  05:51, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã bỏ thời gian giúp đỡ. Tôi đã ghi chú cho rõ ràng hơn trong bài và cả chú thích để các người dùng, người đọc đang nhầm lẫn các khái niệm được thêm phần hiểu biết và bài viết không còn bị chỉnh sai số liệu cách vô ý như vậy. Chúc bạn ngày mới tốt lành! ✠ Tân-Vương  15:20, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

MIG29 lại phá hoại

Con rối chính trị MIG29 lại tiếp tục phá hoại ở bài Chiến tranh Xô-Đức dưới tên tài khoản Nguyenquocda. Cụ thể tài khoản này đã xóa đi một đoạn lớn có nguồn ở phần "Hỗ trợ cho Liên Xô", hành vi tương tự với một tài khoản rối khác đã bị cấm của MIG29Vn đó là Mangketnoi45. https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chi%E1%BA%BFn_tranh_X%C3%B4-%C4%90%E1%BB%A9c&diff=61372287&oldid=61371445 https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chi%E1%BA%BFn_tranh_X%C3%B4-%C4%90%E1%BB%A9c&diff=63857371&oldid=63822349

Bạn Thiên đế đã từng có kinh nghiệm xử lý con rối này, nhờ bạn có biện pháp xử lý mạnh tay. Trước mắt là khôi phục lại phần nội dung đã bị xóa, và nếu có đủ bằng chứng cho thấy Nguyenquocda là MIG29 thì dứt khoát phải cấm vĩnh viễn thành viên này, anh ta đã phá hoại quá nhiều bài viết chính trị trên wiki.

Dưới đây là phần nội dung đã bị tài khoản Nguyenquocda xóa một cách vô cớ, nhờ bạn đưa chúng về đúng vị trí trong bài viết:

  • Trong toàn bộ cuộc chiến, Alexander Pokryshkin (một trong những phi công chiến đấu xuất sắc nhất của không quân Liên Xô) đã có tổng cộng 65 lần bắn hạ máy bay địch, 47 lần trong số đó là khi ông sử dụng máy bay Bell P-39 Airacobras do Mỹ cung cấp cho Liên Xô thông qua Lend-Lease [5]
  • Joseph Stalin tại hội nghị Tehran đã công nhận: "Nếu không có nền công nghiệp sản xuất của Mỹ, phe Đồng minh có lẽ sẽ không bao giờ thắng được cuộc chiến này"[6][7]
  • Nguyên soái Liên Xô Georgi Konstantinovich Zhukov trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 1963 rằng: "...chúng ta không thể phủ nhận được rằng người Mỹ đã cung cấp cho chúng tôi những thứ thiết yếu [thông qua Lend-Lease] mà nếu không có nguồn viện trợ này chúng tôi đã không thể trang bị cho quân đội để dự trữ hoặc thậm chí không thể tiếp tục cuộc chiến tranh... Chúng tôi không có thuốc nổ và thuốc súng... Người Mỹ thực sự đã cứu chúng tôi bằng thuốc súng và thuốc nổ của họ. Chưa kể vô số những tấm thép mà họ đã gửi cho chúng tôi! Làm sao chúng tôi có thể sản xuất được xe tăng vào thời điểm đó nếu không có thép của người Mỹ? Ngày nay bọn họ cứ làm như chúng tôi có thể tự sản xuất được tất cả những thứ đó vậy. Không có xe vận tải của Mỹ, chúng tôi sẽ không có gì để lắp đặt những khẩu pháo của chúng tôi" [8]
  • Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev về sau viết trong cuốn hồi ký của ông: "Stalin đã nói thẳng thừng rằng nếu Hoa Kỳ không giúp đỡ chúng ta [Liên Xô], chúng ta sẽ không thể giành được chiến thắng. Nếu chúng ta phải một mình chiến đấu với Đức Quốc xã, chúng ta đã không thể chống đỡ nổi sức mạnh của quân Đức, và chúng ta chắc chắn sẽ thua cuộc chiến tranh [...] Khi tôi lắng nghe những nhận xét này của ông ấy, tôi đã hoàn toàn đồng ý với ông ấy, và đến ngày hôm nay tôi thậm chí còn đồng ý hơn thế nữa."[9]. Theo nhà sử học Nga Boris Vadimovich Sokolov, người đã từng có 30 năm sống dưới thời Xô viết, Lend-Lease đã đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết định trong chiến thắng của Hồng quân: "Tóm lại, có thể rút ra kết luận: rằng nếu không có những chuyến hàng của phương Tây theo chương trình viện trợ Lend-Lease, Liên bang Xô viết không những không thể chiến thắng cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, họ thậm chí còn không thể chống lại quân xâm lược Đức, họ không thể sản xuất đủ vũ khí và trang thiết bị quân sự hoặc cung cấp đủ nhiên liệu và đạn dược cho binh lính. Giới lãnh đạo Xô viết đã nhận thức rõ được sự phụ thuộc vào Lend-Lease.[10]"
Nguyễn Hồng Nhung 1996 (thảo luận) 12:53, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC).Trả lời

Thư mời tham gia một số biểu quyết ở Wikipedia tiếng Việt

 
Mốc 1.25 triệu bài của Wikipdia tiếng Việt

Năm 2020, nhân dịp mọi người có thời gian rảnh rỗi hơn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, xin phép mời bạn tham gia một số biểu quyết. Dẫu biết rằng có thể bạn không thích tham gia biểu quyết, tuy nhiên hiện nay dự án chúng ta có nhiều biến chuyển, tôi hi vọng lắng nghe được ý kiến của bạn để giúp dự án ngày càng phát triển hơn. Một số biểu quyết bạn có thể tham gia:

  1. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Buiquangtu
  2. Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết
  3. Wikipedia:Biểu quyết/Phương án đối với quản trị viên có hai ba sửa đổi mỗi năm
  4. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Nothing I Can't

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 00:54, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xin vui lòng kiểm tra email của bạn

Xin chào ThiênĐế98/Lưu 15: Xin vui lòng kiểm tra email của bạn! Chủ đề: "The Community Insights survey is coming!" Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng gửi email tới surveys@wikimedia.org.

(English: Please check your email and spam! Subject is "The Community Insights survey is coming!" If you have questions, email surveys@wikimedia.org.)

Sorry for the inconvenience, you can read my explanation here.

MediaWiki message delivery (thảo luận) 18:30, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nếu quy định xử lý tài khoản rối đã áp dụng phương pháp đối chiếu sửa đổi của rối trước đó để nhận dạng, thì tôi thấy cần xử lý luôn thành viên Nguyễn Hồng Nhung 1996, khi mà thành viên này đã khôi phục lại y hệt những sửa đổi của 1 tài khoản rối đã bị cấm là Lord Sauron 131 (xem ở đây [3], đây [4] và đây [5])14.228.115.172 (thảo luận) 13:25, ngày 27 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

14.228.115.172: Tôi xóa đi sửa đổi của các tài khoản rối Xathanhpho, Nguyenquocda thôi, tôi không xóa thì đằng nào BQV Nguyenhai314 cũng sẽ xóa. IP này có lẽ là của MIG29 đây chăng?Nguyễn Hồng Nhung 1996 (thảo luận) 13:45, ngày 27 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ủy ban review sửa đổi

Mời bạn thảo luận về việc thành lập Ủy ban review sửa đổi.Sangkienwiki (thảo luận) 09:31, ngày 29 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Karma

Hi bạn, gần đây tôi có xem bài về Karma, tức là nghiệp "Karma", dạng như hại người thì sẽ bị quả báo. Tôi có đọc 1 đoạn của Thiên chúa:

Tôi không rõ Thiên chúa có khái niệm tương tự không? Và quan điểm của Thiên Chúa về vấn đề này. Xin lỗi đây là chỉ hứng thú cá nhân.  A l p h a m a  Talk 18:38, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi thiết nghĩ là không, theo kinh nghiệm và kiến thức cá nhân. Theo tôi được biết, các dạng thức gây hại sẽ gây hại đến sự sống đời sau, theo quan niệm, ít nhất của Công giáo và không ảnh hưởng đến sự sống trần thế. Tuy vậy, có quan niệm thông dụng về sự quan tâm/săn sóc/hỗ trợ nhiều hơn của Thiên Chúa đối với các tín hữu tin tưởng và thực hành giáo lý (nói nôm na là giữ đạo và sống đạo tốt) và đặc biệt là các tín hữu quay đầu từ ác thành lành. ✠ Tân-Vương  19:01, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ý bạn là nó sẽ ảnh hưởng kiếp sau đó hả chứ không phải kiếp này đúng không? Vậy nếu không giữ đạo thì có bị trừng phạt gì không?  A l p h a m a  Talk 19:05, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ xin điểm qua ít quan điểm Công giáo: Theo link [6] thì đương sự mắc vạ tuyệt thông tiền kết, tức không được lãnh nhận các Bí tích của Công giáo trước giải vạ. Còn theo Kinh Thánh Matthew thì Chúa phán: Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, ở trên trời. Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, ở trên trời., câu này thường trích để răn đe những người có dự tính rời bỏ đạo, với ý nhắc chính Thiên Chúa sẽ chối bỏ người ấy khi phán xét sau khi người đó qua đời. Về giữ đạo không tốt (phạm vào các tội trọng đã quy định, thì về cơ bản, trước khi đương sự nhận Bí tích Hòa Giải, không nhận được Bí tích Thánh Thể[ và khi đột ngột qua đời, đến thẳng Hỏa ngục. ✠ Tân-Vương  21:01, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
À ý tôi hỏi là ý sau của bạn, tức là không tuân thủ quy định của Đạo thì có bị trừng phạt gì không, bạn đã trả lời tức là xuống Địa ngục nếu đột ngột qua Đời. Còn bên Phật giáo thì sẽ bị trả giá bất cứ lúc nào trong kiếp hiện tại hoặc kiếp sau, có thể là instant karma hoặc afterlife karma.  A l p h a m a  Talk 03:31, ngày 2 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Alphama Nếu nói rõ hơn chút thì tín hữu nếu không tuân thủ thì mắc các tội trọng hoặc tội nhẹ. Mắc tội trọng, định nghĩa nôm na là "cắt đứt sự hiệp thông với Thiên Chúa" và do đó, sẽ đi thẳng vào Hỏa ngục nếu chưa kịp "hòa giải" thông qua Bí tích Hòa Giải và bị cấm tham gia Bí tích Thánh Thể. Các tội nhẹ làm tổn thương mối tương quan, làm giảm sự yêu mến và gắn bó [7]. Quan niệm Công giáo, người chết sẽ đền bù tội lỗi trần gian qua giai đoạn trung gian là Luyện ngục, nếu không đi thẳng vào Hỏa ngục vì trọng tội. ✠ Tân-Vương  16:47, ngày 2 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nếu tôi là dân Công giáo tôi sẽ luôn ghi nhớ lời Chúa rằng phải yêu thương người khác cả khi đó là kẻ thù, không bao giờ trở thành ưng khuyển của kẻ xấu đi hại người để khi chết không xuống Hỏa ngục. Ai không vâng lời Chúa, không sợ Hỏa ngục, luôn muốn hại người thì quả báo nhãn tiền trên trần gian chứ không cần đợi chết đi mới thấy hậu quả. Không cần phải Chủ nhật nào cũng phải đi nhà thờ mới là ngoan đạo. Ghi nhớ và vâng lời Chúa mới là ngoan đạo, khi chết sẽ lên Thiên đường. Làm trái lời Chúa chắc chắc xuống Địa ngục. Tôi hiểu về đạo Công giáo như thế đúng không các bạn? Sangkienwiki (thảo luận) 15:41, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đóng biểu quyết

Bạn Thiên Đế đóng biểu quyết đi, cái bất tín nhiệm bảo quản viên Tuanminh01 ấy, kết thúc rồi. B.T.D (talk) 07:48, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã có lời nhắn, tôi sẽ kiểm tra lại các lá phiếu và đóng lại. ✠ Tân-Vương  17:21, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Một tách cà phê cho bạn!

  Chào ThiênĐế98! Lâu lắm rồi tôi chưa gặp bạn, dạo này khoẻ chứ? Tặng bạn ly cà phê nè, chúc ngon miệng! JohnsonLee01 (thảo luận) 15:00, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn JohnsonLee01, chúc bạn ngày mới tốt lành! ✠ Tân-Vương  15:02, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

8 tháng 10, 2020

Chào Thiên Đế,

Rất xin lỗi vì đường đột làm phiền Thiên Đế ngay lúc này, nhưng tôi quan sát thấy một vấn đề rất đáng quan tâm, hơn cả những vụ lùm xùm giữa các thành viên mấy ngày vừa qua. Mạn phép đi thẳng vào nội dung chính.

Trong lúc theo dõi tiến trình hoạt động của tài khoản rối Rapper Wowy (StorKnows) tại bài Việt Nam, tôi phát hiện thành viên có tên Canhthuy9 cùng tham gia sửa đổi. Dựa vào trực giác ban đầu, tôi cho rằng đây là một tài khoản khác của StorKnows, nhưng khi tham khảo kĩ lưỡng các sửa đổi, tôi nhận thấy tài khoản Canhthuy9 này có nhiều điểm tương đồng với nhóm rối Nguyenquocda, Xathanhpho vừa bị cấm không lâu. Cụ thể, tài khoản vừa đăng ký đã lao vào sửa đổi ở một loạt bài viết chính trị có tranh chấp trong nhiều năm qua, mà hầu hết các bài này đều có bàn tay của nhóm tài khoản Nguyenquocda-Xathanhpho nhúng chàm trước đó. Tất nhiên nhóm tài khoản này không dại gì khôi phục lại các sửa đổi đã bị hồi sửa hoặc ẩn đi theo quy định mà chỉ thêm nội dung mới vào các bài chưa bị hồi sửa, nhưng việc thêm nội dung không có nguồn vẫn là đặc trưng nổi bật: bài Lenin, Nam Phương Hoàng hậu hoặc dùng nguồn yếu kém đưa vào bài: Nhà Nguyễn.

Tôi xin phép không đưa ra kết luận khi chưa có kết quả kiểm định, nhưng thiết nghĩ việc kiểm định cũng không có nhiều ý nghĩa. Khi đăng những dòng này lên một không gian công khai như thế này, tôi cho rằng tài khoản kia rất có thể đã chuẩn bị một phương án dự phòng khác (như anh ta có thể từng làm trong suốt một thời gian dài). Một hành động nhanh chóng có lẽ sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất sự tổn hại mà nhóm người này gây ra cho dự án, nhưng để chắc chắn về lâu dài, tiếp tục theo dõi sát sao tài khoản này cũng là một giải pháp khả dĩ, nhưng rất có thể phải đánh đổi bằng một sự tổn hại lớn hơn.

Trên đây là một vài quan điểm xét từ góc nhìn cá nhân của tôi, hướng giải quyết ra sao có lẽ Thiên Đế là người hiểu rõ. Tình cờ tôi cũng xem qua biểu quyết này và rất khâm phục sự tính toán của bạn trong việc xây dựng các quy định, đặc biệt là điều 1, phần 2 (Trong 50 sửa đổi đầu tiên, lao vào các điểm nóng tranh chấp, các bài viết đang có tình trạng bút chiến). Đáng tiếc nó không được thông qua.

Mong Thiên Đế không phiền vì những lời đường đột của tôi. Mến chúc Thiên Đế một ngày tốt lành!

Trân trọng,

-- ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  14:49, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nguyenhai314 Tạm thời chúng ta cần đặt các bản mẫu "cần dẫn nguồn" vào các đoạn không nguồn, cho tài khoản này có khả năng thêm nguồn để chứng minh. Sau 7 ngày-14 ngày, chúng ta di dời đoạn không nguồn trên ra khỏi bài. Để ngăn chặn trước các sự phản đối không chỉ từ thành viên mà còn các thành viên trung dung khác, cần thông báo cẩn thận cho tài khoản đã chèn thông tin biết. Tôi thiết nghĩ cần dành thời gian quan sát thêm các hoạt động của thành viên (có thể là) mới này để giảm khả năng thiệt hại. Có lúc tôi chọn im lặng trong thời gian ngắn để tìm bằng chứng login, log out, nội dung mạo nguồn,... Tôi đang có dự tính tiếp tục nâng cấp Quy định chống rối với mức khóa "cứng hơn", thời gian "dài hơn" và kể cả thi hành "cấm chỉ" (một cách chính thức), "danh sách bài cần duyệt". Tuy vậy, các nghiên cứu sâu này cần có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng lần biểu quyết này sẽ thông qua hoàn toàn (không giống biểu quyết trước) và sẽ là tiền đề và có đủ khả năng "kiềm chế" đàn rối một thời gian đủ lâu để các bào quản viên "đi làm chuyện khác". Bên lề, các diễn biến gần đây về việc sử dụng tài khoản phụ hàng loạt để "giải stress" làm tôi vô cùng lo lắng... Đôi lời gửi đến bạn, mến chào bạn. ✠ Tân-Vương  15:04, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

DINGDOONG

Sao gọi là văn khố, phải gọi là Thánh chỉ mới đúng, không phải bệ hạ đang là Hoàng đế sao?  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 15:51, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đông Minh Tôi dùng từ "văn khố" theo từ thông dụng của giới Công giáo, ví dụ khi tôi hỏi thăm xin tài liệu, vài Tòa giám mục phải đi mở "văn khố" của họ để tìm giúp tài liệu :D. "Thông cáo" này đâu "phán" bảo gì đâu mà gọi là "thánh chỉ". So confused, lol. ✠ Tân-Vương  15:55, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời
  1. ^ Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại
  2. ^ https://vnexpress.net/hoang-sa-45-nam-mot-noi-buon-3870985.html
  3. ^ 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông
  4. ^ Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?
  5. ^ Saltzman, B. Chance; Searle, Thomas R. (2001). Introduction to the United States Air Force. Airpower Research Institute, Air University Press. p. 114. ISBN 978-1-4289-2621-9.
  6. ^ Parker, Dana T. Building Victory: Aircraft Manufacturing in the Los Angeles Area in World War II, p. 8, Cypress, CA, 2013. ISBN 978-0-9897906-0-4
  7. ^ "One War Won." Time Magazine, ngày 13 tháng 12 năm 1943.
  8. ^ Lend-Lease: How American supplies aided the USSR in its darkest hour
  9. ^ Khrushchev, Nikita (2005). Memoirs of Nikita Khrushchev: Commissar, 1918-1945, Volume 1. Sergei Khrushchev. Pennsylvania State Univ Pr. tr. 675–676. ISBN 978-0271058535.
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Weeks 2004, p. 9
Quay lại trang của thành viên “ThiênĐế98/Lưu 15”.